Nguyên nhân gây trầm cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Chủ Nhật, ngày 10/04/2022 - 15:30
5 / 5 của 1 đánh giá
Hiện nay bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến. Mức độ trầm cảm ở mỗi người cũng khác nhau. Vậy nguyên nhân gây trầm cảm là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của TamTheThangLong nhé!

Bạn đang xem : Nguyên nhân gây trầm cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Nguyên nhân gây trầm cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Trầm cảm là một bệnh lí vô cùng phức tạp. Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh trầm cảm. Vậy nguyên nhân trầm cảm là gì? Trầm cảm có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu về bệnh này nhé!

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là trạng thái cảm xúc thể hiện sự thất vọng, buồn phiền, chán nản của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Ngày nay, khi áp lực và nhu cầu của cuộc sống ngày càng gia tăng thì con người dễ trở nên trầm cảm.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học, đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Trầm cảm đang dần trở thành một trong những vấn nạn toàn cầu, đáng được quan tâm.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm diễn ra trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh lí khó kiểm soát và nguy cơ cho nhiều bệnh khác. Bệnh trầm cảm xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành. Phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều hơn so với đàn ông.

Xem thêm : Nguyên nhân gây béo phì là gì? 2 tư thế ngủ giảm mỡ bụng hiệu quả

Các loại bệnh trầm cảm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những loại bệnh trầm cảm thường gặp:

Rối loạn trầm cảm chính

Rối loạn trầm cảm chính còn được gọi là trầm cảm lâm sàng. Đây là dạng rối loạn phổ biến nhất. Rối loạn trầm cảm chính là trạng thái người bệnh mất hứng thú với các hoạt động, ngay cả những hoạt động mình thích.

Các triệu chứng của loại trầm cảm này bao gồm mất ngủ, khó tập trung, mất năng lượng, có ý nghĩ tự tử hoặc có hành vi tự tử. Rối loạn trầm cảm chính thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc. Đối với một số người bị trầm cảm nặng còn có thể điều trị bằng liệu pháp chống tĩnh điện.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

Rối loạn trầm cảm dai dẳng thường kéo dài ít nhất hai năm. Người bị bệnh này vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi và không vui.

Tham khảo thêm : Nguyên nhân gây hôi miệng? Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Biểu hiện của rối loạn trầm cảm dai dẳng là mất ngủ, không có động lực sống, chán nản thường xuyên mà không khắc phục được. Nếu mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng, bạn sẽ khó có cảm giác lạc quan. Mặc dù rối loạn trầm cảm dai dẳng không nghiêm trọng nhưng nếu bạn chủ quan thì bệnh có thể trở nên nặng.

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là hưng cảm. Đây là một dạng của bệnh trầm cảm nhưng có diễn biến phức tạp. Những người mắc rối loạn lưỡng cực sẽ trải qua thời kỳ năng lượng cao bất thường.

Biểu hiện của hưng cảm trông không giống như các triệu chứng trầm cảm khác. Trạng thái hưng cảm thường biểu hiện quá mức những cảm xúc vui vẻ, hào hứng.

Hưng cảm có thể mang lại cảm giác tuyệt vời nhưng nó không kéo dài. Bởi nó có thể dẫn đến hành vi tự hủy hoại và thường đi kèm với một giai đoạn trầm cảm khác.

Các loại bệnh trầm cảm

Rối loạn điều chỉnh

Rối loạn điều chỉnh là khi đối mặt với những áp lực của cuộc sống người bệnh không có khả năng tự điều chỉnh tâm trạng và hành vi của mình. Các rối loạn gây ra các triệu chứng của bệnh trầm cảm, lo âu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ căng thẳng của một vấn đề mà người bệnh có những triệu chứng kéo dài khác nhau. Triệu chứng của bệnh thường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống xã hội.

Trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình có những biểu hiện như nhạy cảm với những lời chỉ trích, thèm ăn, thường xuyên có cảm giác nặng nề ở tay và chân. Đây là một trầm cảm được điều trị bằng cách đặc biệt và phức tạp hơn các loại trầm cảm khác.

Rối loạn phiền muộn tiền kinh nguyệt

Loại trầm cảm này bắt đầu ngay khi rụng trứng và kết thúc sau khi bắt đầu có kinh nguyệt. Biểu hiện của rối loạn phiền muộn tiền kinh nguyệt như sau:

  • Thay đổi cảm xúc như dễ cáu, nóng giận,…
  • Căng tức ngực, sưng, phù nề
  • Lo âu, căng thẳng.
  • Tâm trạng trầm uất, mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở từng mức độ khác nhau sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Vì thế, bạn cần nhận biết sớm để kịp thời cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Nhận biết bệnh trầm cảm càng sớm và điều trị kịp thời sẽ tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Sau đây là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm:

  • Luôn trong trạng thái chán nản, mệt mỏi, mơ hồ.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, giấc ngủ.
  • Cảm thấy mình vô dụng.
  • Mất hứng thú với những người hay những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho bạn.
  • Dễ bị kích động hay nổi nóng.
  • Dành quá nhiều thời gian trên Internet.
  • Gặp khó khăn trong tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch.
  • Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình.
  • Những triệu chứng về thể chất liên tục không đáp ứng điều trị như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau cổ, đau lưng mãn tính.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc; hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường có sự thay đổi đột ngột về nội tiết, thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp,… Những thay đổi này dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm và bất ổn về cảm xúc.

Các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh đó là:

  • Thay đổi khẩu vị.
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Tâm trạng buồn bã.
  • Giảm hứng thú hoạt động.
  • Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh

Ngoài ra, người mẹ thường hay có suy nghĩ tự tử, bị rối loạn tâm thần và luôn có cảm giác bị hại. Thậm chí, có những bà mẹ còn nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, làm hại đến tính mạng của bé.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở học sinh/ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở học sinh/ở tuổi dậy thì thường bắt nguồn từ áp lực về điểm số, lối sống không lành mạnh, ăn uống không điều độ. Hiện nay, tình trạng trầm cảm ở lứa tuổi này ngày càng gia tăng gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số dấu hiệu sau đây:

  • Buồn vô cớ.
  • Mất dần hứng thú với các hoạt động, sống thu mình.
  • Cảm thấy bi quan, nhìn mọi việc ở góc độ tiêu cực, nghĩ đến cái chết.
  • Khó tập trung, hay quên.
  • Chống đối, nổi loạn.
  • Nhạy cảm với những lời phê bình.
  • Dành quá nhiều thời gian chơi game, nhập tâm vào game, thế giới ảo.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở học sinh/ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân trầm cảm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm như sau:

Nguyên nhân nội sinh

Có nhiều giả thuyết cho rằng nội sinh là do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng.

Trầm cảm do nguyên nhân nội sinh thường tiến triển nặng; bệnh nhân dễ bị hoang tưởng và có ý tưởng, hành vi tự sát. Trầm cảm do nguyên nhân này rất khó điều trị dứt điểm và tỷ lệ tái phát cao.

Sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý là nguyên nhân gây trầm cảm phổ biến nhất. Nó bắt nguồn từ những áp lực của cuộc sống như công việc, gia đình, con cái.

Bên cạnh đó, những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của,… dẫn đến sốc tâm lý, lâu ngày sẽ thành bệnh trầm cảm.

Sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện

Để giảm cảm giác buồn chán, nhiều người tìm đến rượu hoặc sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên, cảm giác sảng khoái chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng hậu quả khó lường. Nó khiến tâm trạng càng buồn rầu, chán nản và dần dần hình thành bệnh rối loạn trầm cảm.

Các chất kích thích tác động đến hệ thần kinh trung ương gây ức chế dẫn đến trạng thái trầm cảm với những biểu hiện như uể oải, mệt mỏi, buồn bã và chán nản.

Sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện

Hậu quả của bệnh trầm cảm

Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Bệnh trầm cảm khiến người bệnh tự tách biệt với mọi người xung quanh, giảm hiệu suất lao động và học tập.

Trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi có các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, rối loạn tuyến giáp,… Bên cạnh đó, trầm cảm còn làm gia tăng tỷ lệ lạm dụng rượu và các chất kích thích, gia tăng các tệ nạn xã hội, làm tăng gánh nặng cho xã hội.

Hậu quả của bệnh trầm cảm

Ngoài tác động về mặt tinh thần, trầm cảm còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, suy giảm miễn dịch, đau đầu, mất ngủ thậm chí là giảm ham muốn tình dục.

Bệnh trầm cảm không những gây tổn hại cho chính người bệnh mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Chính vì vậy, bệnh trầm cảm hiện nay đang rất được quan tâm, nghiên cứu.

Cách chữa bệnh trầm cảm

Trầm cảm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân tự sát là rất cao. Nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm thì cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám và chữa trị.

Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh khí sắc theo đúng cơ chế bệnh. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc khác nhau đem lại hiệu quả khỏi bệnh cao, ít tái phát.

Cách chữa bệnh trầm cảm

Bên cạnh việc dùng thuốc, trầm cảm còn được chữa trị bằng các phương pháp như phương pháp tâm lí, phương pháp vật lý trị liệu.

Ngoài ra, ta còn có thể chữa bệnh trầm cảm bằng những phương pháp đơn giản như sau:

  • Ăn uống lành mạnh.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Hoạt động thể chất.
  • Suy nghĩ tích cực.
  • Sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị trầm cảm.

Câu hỏi thường gặp về bệnh trầm cảm

Trầm cảm theo mùa là gì?

Trầm cảm theo mùa có tên quốc tế là Seasonal Affective Disorder – SAD. Đây là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, thường xảy ra vào mùa đông và mùa thu.

Nguyên nhân gây trầm cảm theo mùa được xác định là do sự thay đổi ánh sáng khác biệt giữa các mùa. Khi thay đổi mùa trong năm, con người cũng sẽ trải sự chuyển đổi về đồng hồ sinh học, thay đổi thời gian biểu hàng ngày.

Trầm cảm theo mùa là gì?

Liệu pháp ánh sáng là một lựa chọn hiệu quả để chữa bệnh trầm cảm theo mùa. Nên cho người bệnh tiếp xúc với ánh sáng từ 30 – 90 phút mỗi ngày vào mùa đông.

Biểu hiện trầm cảm ở đàn ông là gì?

Trầm cảm ở đàn ông có tỷ lệ thấp hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu đàn ông mắc bệnh này thì hậu quả thật khó lường. Biểu hiện trầm cảm ở đàn ông cũng giống như ở phụ nữ. Nhưng ở đàn ông thường sẽ xuất hiện một số triệu chứng ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ như sau:

  • Tránh tiếp xúc gia đình, xã hội.
  • Làm việc, học tập thất thường, không nghỉ ngơi hợp lý.
  • Cảm thấy khó khăn trong việc hoàn thành trách nhiệm công việc hoặc gia đình.
  • Sử dụng các thức uống có cồn.
  • Có xu hướng cờ bạc, quan hệ tình dục không an toàn, tự tử,…

Biểu hiện trầm cảm ở đàn ông là gì?

Bệnh trầm cảm có chữa khỏi không?

Bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của người bệnh. Chính vì thế, khi nhận thấy bản thân hay người thân có những bất ổn tâm lý với những triệu chứng của trầm cảm thì hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Về phương pháp điều trị, bệnh trầm có thể điều trị đa dạng tùy thuộc vào nhiều mức độ bệnh khác nhau. Chúng ta có thể dùng thuốc uống hỗ trợ rối loạn trầm cảm, phương pháp trị liệu tâm lý, phương pháp vật lý trị liệu, yoga,…

Với bài viết này, hy vọng mọi người biết được nguyên nhân trầm cảm cũng như những dấu hiệu của bệnh để có thể can thiệp sớm. Hãy luôn có thái độ sống tích cực nhé! Cập nhật TamTheThangLong hàng ngày để biết được nhiều thông tin hơn nhé!

Trên đây là bài viết Nguyên nhân gây trầm cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!