Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9

Thứ Tư, ngày 08/06/2022 - 09:13
5 / 5 của 1 đánh giá
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem : Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9

Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9 được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Nuôi lợn là một ngành nông nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Nó cung cấp một số lượng đạm rất lớn cho bữa ăn của con người. Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua chuyên mục Tại sao của TamTheThangLong nhé.

Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng?

Lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng vì ba lý do chính:

  • Đây là vùng trọng điểm lương thực nên nguồn phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi lợn như ngô, sắn, lúa… lớn.
  • Ở đây có địa hình đồng bằng, khí hậu phù hợp, nguồn nước dồi dào. Đó đều là điều kiện để hình thành các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn bởi vì dân cư tập trung đông đúc, mật độ dân cư cao nhất cả nước. Đặc biệt là thị trường Hà Nội.

Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng?

Nêu vai trò của ngành chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

Bên trên bạn đã được tìm hiểu lý do vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng. Sau đây là những vai trò của ngành chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng mà TamTheThangLong tổng hợp được.

Vai trò của ngành chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng:

Xem thêm : Nhận xét về phạm vi ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi – Lịch sử lớp 11

  • Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu.
  • Việc chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất có thể tận dụng được lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí.
  • Chăn nuôi lợn tạo nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt và cải tạo đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp.
  • Ngoài ra, nó còn là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện thắp sáng cho các trang tại nhờ sử dụng khí biogas.

Nêu vai trò của ngành chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi liên quan thường gặp?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng, cùng TamTheThangLong trả lời những câu hỏi liên quan thường gặp nhé.

Bài tập 1 trang 33 SGK Địa lí 9

Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

Trả lời

Tham khảo thêm : Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – Lịch sử 11

Nhận xét sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta:

  • Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
  • Ngoài ra, lúa nước còn được trồng ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số cánh đồng vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Giải thích sự phân bố:

  • Điều kiện tự nhiên:
    • Địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, dễ hình thành các vùng thâm canh quy mô lớn; + Đất phù sa màu mỡ;
    • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ổn định;
    • Nguồn nước dồi dào.
  • Điều kiện kinh tế – xã hội:
    • Ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học trong nông nghiệp;
    • Dân cư đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong canh tác, thâm canh lúa nước;
    • Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Bài tập 1 trang 33 SGK Địa lí 9

Câu hỏi thảo luận trang 32 SGK Địa lí 9

Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?

Trả lời

Tham khảo thêm : Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – Lịch sử 11

Một số loại cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ đó là sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, dứa…

Nam Bộ trồng lại trồng nhiều cây ăn quả có giá trị tại vì:

  • Ở đây có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm thích hợp trồng cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới.
  • Đất xám phù sa cổ, đất bazan phân bố trên các vùng đất rộng lớn ở Đông Nam Bộ, hay đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả lớn.
  • Nguồn nước dồi dào từ sông ngòi, kênh rạch, nước ngầm, ven các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành các khu miệt vườn trù phú, nhiều loại quả đặc sản.
  • Người dân Nam Bộ có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây ăn quả.

Câu hỏi thảo luận trang 31 SGK Địa lí 9

Hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.

Trả lời

Tham khảo thêm : Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – Lịch sử 11

Sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm:

  • Lạc: ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
  • Mía: đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Dâu tằm: Tây Nguyên.
  • Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm:

  • Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
  • Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Điều: Đông Nam Bộ, là Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Dừa: đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Câu hỏi thảo luận trang 29 SGK Địa lí 9

Hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002.

Trả lời:

Thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980- 2002 đó là đều tăng về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người. Cụ thể:

  • Diện tích lúa có sự gia tăng từ 5600 nghìn ha (1980) lên 7504 nghìn ha (2002).
  • Năng suất lúa cả năm tăng liên tục và tăng mạnh từ 20,8 tạ/ha (1980) lên 45,9 tạ/ha (2002)
  • Sản lượng lúa cả năm tăng từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002).
  • Sản lượng lúa bình quân bình quân đầu người tăng từ 217 kg (1980) lên 432 kg (2002).

Câu hỏi thảo luận trang 28 SGK Địa lí 9

Hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?

Trả lời

Tham khảo thêm : Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – Lịch sử 11

Tỉ trọng cây lương thực có giảm. Cụ thể giảm từ 67,1% (1990) xuống còn 60,8% (2002), giảm 6,3%.

Tỉ trọng cây công nghiệp tăng. Cụ thể tăng từ 13,5% (1990) lên 22,7% (2002), tăng 9,2%.

Sự thay đổi này nói lên được cơ cấu ngành trồng trọt nước ta đang có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng cây lương thực; đẩy mạnh cây công nghiệp.

Đặc biệt là tăng tỉ trọng các loại cây công nghiệp lâu năm nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời qua đó phá thế độc canh trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường.

Câu hỏi thảo luận trang 28 SGK Địa lí 9

Vừa rồi TamTheThangLong đã mang đến những thông tin để trả lời cho câu hỏi vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Xem thêm:

  • Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh chủ đề vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng đừng ngại comment trao đổi phía dưới nhé.

Trên đây là bài viết Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9 được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân giảm sút nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1929-1939?
Nguyên nhân giảm sút nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1929-1939?
Nguyên nhân giảm sút nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1929-1939 là tại sao? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!