- 1. Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng
- 2. Cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long
- 3. Vì sao đồng bằng sông Cửu Long không đắp đê chống lũ như đồng bằng sông Hồng?
- 4. Câu hỏi khác trong bài 34 SGK Địa lí 8
- 4.1 Em hãy cho biết vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm như vậy? Tìm trên bản đồ một số sông lớn ở Trung Bộ nước ta
- 4.2 Em hãy cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có chung tên là gì, chia làm mấy nhánh, tên của các nhánh đó, đổ nước ra biển bằng những cửa nào?
- 4.3 Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long?
- 4.4 Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?
Bạn đang xem : Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Lũ lụt thường xuyên xảy ra ở các vùng đồng bằng Sông Hồng và Cửu Long. Vậy cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và Cửu Long có những cách nào? Và cùng TamTheThangLong giải đáp các câu hỏi trong sgk địa lớp 8 bài 34 luôn nhé!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng
Cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:
- Từ xa xưa nhân dân trong vùng đã nhận ra tầm quan trọng của hệ thống đề điều ở đồng bằng sông Hồng nên đã đắp đê chống lũ.
- Tích cực trồng rừng ở thượng nguồn hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Đắp đập, làm hồ chứa nước phát triển thuỷ điện.
- Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.
- Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.
Cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long
Cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.
- Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.
- Làm nhà nổi, làng nổi.
- Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.
Xem thêm : Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao đồng bằng sông Cửu Long không đắp đê chống lũ như đồng bằng sông Hồng?
Đồng bằng sông Cửu Long không đắp đê chống lũ như đồng bằng sông Hồng vì:
Khi nhìn vào địa hình của vùng núi các sông đi qua ở đồng bằng sông Hồng cao nên nước về thì sẽ về với cường độ mạnh gây lũ lụt và các thiệt hại khác do đó phải đắp đê chống lũ.
Còn ở Nam Bộ địa hình núi các sông đi qua tương đối ít dốc hơn vùng đồng bằng sông Hồng nên khi nước về sẽ về từ từ. Dẫn đến phù sa sẽ được bù đắp nhiều hơn, nhờ nước ngọt thao chua rửa mặn.
Hơn nữa đồng bằng sông Cửu Long hằng năm đều được một lượng lớn tôm cá khi lũ về nên người Nam Bộ mới thực hiện biện pháp để sống chung với lũ.
Tham khảo thêm : Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Câu hỏi khác trong bài 34 SGK Địa lí 8
Em hãy cho biết vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm như vậy? Tìm trên bản đồ một số sông lớn ở Trung Bộ nước ta
Sông ngòi Trung Bộ có những đặc điểm như vậy vì:
- Lãnh thổ Trung Bộ kéo dài, hẹp ngang, đồi núi ăn ra sát biển nên sông ngòi ở đây thường ngắn và dốc.
- Địa hình phía Tây là núi, phía Đông là đồng bằng nhỏ hẹp lại có các cồn cát ven biển; khi có mưa và bão lớn, nước từ trên núi đổ xuống đồng bằng, bị các cồn cát ven biển chặn lại, không thoát nước kịp khiến lũ các sông lên rất nhanh và đột ngột.
- Mùa mưa lệch hẳn về thu đông, nên mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm (tháng 9 – 12).
Một số sông lớn ở Trung Bộ: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng).
Em hãy cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có chung tên là gì, chia làm mấy nhánh, tên của các nhánh đó, đổ nước ra biển bằng những cửa nào?
Đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có chung tên là sông Cửu Long.
Sông Cửu Long được chia làm 2 nhánh:
- Sông Tiền.
- Sông Hậu.
Có 9 cửa sông: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc, Trần Đề.
Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long?
Thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long:
Thuận lợi:
- Nguồn nước ngọt quan trọng để thau chua, rửa mặn đất cho phần lớn diện tích đất nhiễm phèn nhiễm mặn ở đồng bằng.
- Bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng (hằng năm đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục mở rộng về phía biển hàng chục mét).
- Mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có cho vùng.
- Du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn.
- Phát triển giao thông trên kênh rạch.
Khó khăn:
- Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài.
- Phá hoại nhà cửa, vườn dược, mùa màng.
- Gây ra dịch bệnh do ô nhiễm môi trường.
- Gây thiệt hại về người và của.
Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?
Các thành phố lớn nằm trên bờ những dòng sông:
- Hà Nội: nằm trên bờ sông Hồng.
- Tp. Hồ Chí Minh: nằm trên bờ sông Sài Gòn.
- Đà Nẵng: nằm trên bờ sông Hàn.
- Cần Thơ: nằm trên bờ sông Hậu Giang.
Xem thêm:
- Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
- Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại chiếm tỉ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Qua bài viết trên, TamTheThangLong cung cấp các cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và cũng như đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời giúp các bạn giải đáp các câu hỏi trong sgk địa lớp 8 bài 34 cụ thể và dễ hiểu nhất. Các bạn cảm thấy hay thì hãy theo dõi các bài tiếp theo của TamTheThangLong nhé!
Trên đây là bài viết Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.