Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – Lịch sử 11

Chủ Nhật, ngày 05/06/2022 - 17:15
5 / 5 của 1 đánh giá
Trong bài viết này, TamTheThangLong sẽ đưa ra nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và hướng dẫn trả lời các câu hỏi liên quan trong SGK Lịch sử 11.

Bạn đang xem : Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – Lịch sử 11

Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – Lịch sử 11 được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nằm trong chương trình Lịch sử 11. Cùng TamTheThangLong nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và trả lời các câu hỏi liên quan trong SGK Lịch sử 11 nhé!

Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Cuộc khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn là một cuộc quật khởi của nông dân Trung Quốc. Đây là cuộc nổi dậy với quy mô khá lớn của nông dân Trung Quốc nhằm chống lại sự áp bức của bọn đế quốc.

Cuộc khởi nghĩa của nông dân Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra giữa lúc phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc lên cao. Song trong xã hội Trung Quốc lúc này, giai cấp tư sản vừa mới ra đời, vì thế chưa đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh lớn lao của nhân dân.

Cuộc đấu tranh đã bị bọn đế quốc và phong kiến cấu kết với nhau dìm trong biển máu. Thêm vào đó, tổ chức lãnh đạo Nghĩa Hòa Đoàn chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, vì thế cuộc đấu tranh không đi đến thắng lợi là điều tất yếu.

Xem thêm : Nhận xét về phạm vi ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi – Lịch sử lớp 11

Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Ý nghĩa phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Tuy cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn đã thất bại song ý nghĩa lịch sử của nó mang lại cho nhân dân Trung Quốc vô cùng lớn lao:

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn mang tính chất phong trào yêu nước, chống đế quốc xâm lược và đã giáng những đòn mạnh mẽ vào nền thống trị của bọn đế quốc.

Tham khảo thêm : Mối quan hệ giữa sự chuyển biến kinh tế và sự chuyển biến xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Nông dân Trung Quốc là lực lượng chủ chốt trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn. Tuy thất bại nhưng nông dân Trung Quốc đã có được bài học kinh nghiệm xương máu và có thể phát huy sức mạnh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc sau này.

Ý nghĩa phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Trả lời câu hỏi SGK bài 3 lịch sử 11

Bài 3 trang 7 tập bản đồ Lịch sử 11

Quan sát lược đồ hình 8 trong SGK, em hãy:

  • Điền vào chỗ chấm (…) trên lược đồ dưới đây tên Bắc Kinh, Vũ Xương, Nam Kinh, Thượng Hải.
  • Dùng các màu khác nhau để tô vào lược đồ phạm vi cách mạng lan rộng và nơi chính quyền nhà Thanh còn tồn tại.
  • Nêu nhận xét của em về phạm vi ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

Bài 3 trang 7 tập bản đồ Lịch sử 11

Nhận xét: Cách mạng Tân Hợi có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, bùng nổ ở Vũ Xương sau đó lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

Bài 4 trang 7 tập bản đồ Lịch sử 11

Hãy điền thời gian phù hợp với sự kiện lịch sử ở bảng sau:

  • Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập
  • Chính quyền Mãn Thanh ra sức lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
  • Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ.
  • Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh.
  • Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức Đại tổng thống lâm thời

Bài 4 trang 7 tập bản đồ Lịch sử 11

Trả lời:

  • 8-1905: Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.
  • 9-5-1911: Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
  • 10-10-1911: Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ.
  • 29-12-1911: Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh.
  • 2-1912: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức Đại tổng thống lâm thời.

Câu hỏi liên quan

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu?

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay còn được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, bùng nổ tại Sơn Đông – Trung Quốc vào năm 1899. Sau đó, phong trào nhanh chóng lan rộng sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu?

Tại sao phong trào Nghĩa Hòa Đoàn thất bại?

Mặc dù phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra với quy mô khá lớn nhưng tồn tại một số nguyên nhân dưới đây dẫn đến thất bại:

  • Tổ chức thiếu sự lãnh đạo thống nhất cũng như đường lối chiến lược để đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi.
  • Thiếu vũ khí và chênh lệch lực lượng quá lớn giữa nông dân Trung Quốc và bọn đế quốc.

Tại sao phong trào Nghĩa Hòa Đoàn thất bại?

Mục đích phong trào Nghĩa Hòa Đoàn là gì?

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn mục tiêu chính là chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc, các đại sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh.

Xem thêm:

  • Nhận xét về phạm vi ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi – Lịch sử lớp 11
  • Mối quan hệ giữa sự chuyển biến kinh tế và sự chuyển biến xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Từ bài viết trên, bạn đã có thể nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn rồi phải không nào? Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về bài giảng phong trào Nghĩa Hòa Đoàn trong chương trình Lịch sử 11. Cùng đón xem những chủ đề tiếp theo của TamTheThangLong nhé!

Trên đây là bài viết Nhận xét về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn – Lịch sử 11 được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!