- 1. Nội dung lý thuyết bài hạt và các bộ phận của hạt
- 1.1 Các bộ phận của hạt là gì?
- 1.2 Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
- 2. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to chắc mẩy không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
- 3. Một số câu hỏi liên quan khác
- 3.1 Câu 3 Trang 109 SGK Sinh học 6
- 3.2 Câu 4 Trang 109 SGK Sinh học 6
Bạn đang xem : Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to chắc mẩy không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to chắc mẩy không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Nội dung lý thuyết bài hạt và các bộ phận của hạt Sinh học lớp 6. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to chắc mẩy không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh? Cùng TamTheThangLong giải đáp nhé!
Nội dung lý thuyết bài hạt và các bộ phận của hạt
Các bộ phận của hạt là gì?
- Một hạt thông thường có 3 bộ phận chính gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Vỏ hạt.
- Phôi của hạt bao gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm (với những hạt không có phôi nhũ).
- Hạt được phân loại dựa vào số lá mầm nên có 2 loại cơ bản là hạt có một lá mầm và hạt có hai lá mầm.
- Ví dụ:
- Hạt một lá mầm là phần phôi có một lá mầm như cây ngô, lúa,…
- Hạt một lá mầm là phôi có hai lá mầm như hạt cây cam, mít, đỗ đen, cây bưởi,…
Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
Điểm giống nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là:
- Hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm đều có vỏ bao bọc giúp bảo vệ hạt và phôi.
- Phôi đều có chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.
Điểm khác nhau giữa hạt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là:
- Phôi của hạt cây hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt một lá mầm thì có 1 lá mầm.
- Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây một lá mầm thì nằm ở phôi nhỏ.
- Cây một lá mầm thường có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa,…). Cây hai lá mầm có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo,…).
- Cây một lá mầm thường có rễ chùm, cây hai lá mầm có dạng rễ cọc.
- Cây một lá mầm thường có hoa có từ 4 đến 5 cánh, cây hai lá mầm có số cánh hoa thì đa dạng (có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh).
Xem thêm : Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?
Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to chắc mẩy không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, mẩy, chắc vì hạt to và mẩy chứng tỏ hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, hạt chắc chứng tỏ có phôi khỏe. Đó là những điều kiện để hạt nảy mầm tốt, cây non phát triển bình thường.
Người ta chỉ giữ lại làm giống các không sứt sẹo vì đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển tốt.
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt không bị sâu, bệnh vì để tránh phá hoại cây non khi mới hình thành, giúp tăng năng suất cây trồng.
Tham khảo thêm : Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
Một số câu hỏi liên quan khác
Câu 3 Trang 109 SGK Sinh học 6
Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng: hạt lạc gồm có ba phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em câu nói của bạn là không chính xác. Bởi vì hạt lạc gồm có hai phần chứ không phải là 3 phần như sau:
- Vỏ (bao bọc và bảo vệ phôi) và phôi (phôi gồm chồi mầm, lá mầm, rễ mầm, thân mầm).
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt lạc nằm trong lá mầm.
Câu 4 Trang 109 SGK Sinh học 6
Có thể dùng những cách nào để xác định các hạt nhãn, mít là hạt của cây hai lá mầm?
Trả lời:
Có 2 cách xác định các hạt nhãn, hạt mít là hạt cây hai lá mầm. Đó là:
- Cách 1:
- Bạn có thể bóc tách hạt sau đó tìm bộ phận phôi của hạt.
- Lúc này bạn hãy quan sát thật kỹ để thấy 2 lá mầm của phôi.
- Cách 2:
- Bạn có thể gieo cho hạt nảy mầm.
- Sau đó có thể quan sát được số lá mầm ở cây mầm.
Xem thêm:
- Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá? Sinh học 6
- Cây gì không có hoa? Trả lời câu hỏi SGK Sinh học 6
Trên đây là toàn bộ thông tin vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to chắc mẩy không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh. Hy vọng những câu hỏi trên đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc của bạn. Hãy theo dõi TamTheThangLong mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Trên đây là bài viết Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to chắc mẩy không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.