Nguyên nhân gây hôi miệng? Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Chủ Nhật, ngày 10/04/2022 - 15:28
5 / 5 của 1 đánh giá
Hôi miệng là một trong những vấn đề khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu!

Bạn đang xem : Nguyên nhân gây hôi miệng? Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Nguyên nhân gây hôi miệng? Cách điều trị hôi miệng hiệu quả được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Hôi miệng là một bệnh lý về miệng rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khi giao tiếp và trong công việc của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây hôi miệng? Cách trị chứng hôi miệng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết của TamTheThangLong để có câu trả lời!

Hôi miệng là bệnh gì?

Hôi miệng là một bệnh lý liên quan đến răng miệng, còn được gọi là chứng hơi thở có mùi khó chịu được phát hiện khi một người thở ra.

Hôi miệng do các loại vi khuẩn hình thành trong miệng gây nên khi các mảng bám vào cao răng không được làm sạch sau khi ăn. Trong miệng của mỗi người có rất nhiều loại vi khuẩn.

Vi khuẩn và các mùi được sản sinh là do sự phân huỷ của protein thành các axit amin. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng hôi miệng.

Hôi miệng là bệnh gì?

Xem thêm : Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường là gì?

Biểu hiện rõ nhất của hôi miệng chính là hơi thở luôn kèm theo mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp hằng ngày. Chứng hôi miệng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng với mọi độ tuổi khác nhau.

Nguyên nhân gây hôi miệng?

Các nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp là:

Hôi miệng do vi khuẩn

Các vi khuẩn có trong răng miệng khiến cho hợp chất sulphur dễ bay hơi. Những vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng, trong răng sâu gây nên tình trạng hôi miệng.

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Khi ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng như rượu, thuốc lá, thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao sẽ gây ra chứng hôi miệng. Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm gây nên tình trạng hôi miệng.

Tham khảo thêm : Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt. Từ đó làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng

Hôi miệng cũng có thể xuất phát từ miệng:

  • Các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng,… gây ra hôi miệng.
  • Giảm tiết nước bọt do tuổi tác cũng gây hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi gây ra bệnh hôi miệng.
  • Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,… là một trong những nguyên nhân hôi miệng.
  • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Những nguyên nhân khác

Bị hôi miệng thường xuyên có thể là do các nguyên nhân bên ngoài miệng như:

  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây hôi miệng khi sử dụng.
  • Các bệnh lý răng – hàm: Nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu) có thể dẫn đến hôi miệng.
  • Các bệnh về dạ dày – ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Viêm loét dạ dày cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng.
  • Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… cũng có nguy cơ gây hôi miệng do sự phân hủy mỡ trong cơ thể.
  • Hội chứng mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền rất hiếm gặp do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh. Từ đó làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể trước khi chất này được bài tiết ra ngoài gây ra hôi miệng.

Những nguyên nhân khác

Dấu hiệu/triệu chứng hôi miệng là gì?

Dấu hiệu/triệu chứng hôi miệng:

  • Hơi thở có mùi khó chịu, nhất là vào sáng sớm mới ngủ dậy, chiều tối khi đi làm về, khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất hiện các bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…
  • Răng có nhiều mảng bám, cao răng – nơi tích tụ các vi khuẩn gây mùi khó chịu.
  • Khô miệng, nước bọt ít.

Dấu hiệu/triệu chứng hôi miệng là gì?

Đây là những triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh hôi miệng. Vì vậy, khi xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, nên thăm khám bác sĩ kiểm tra để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Cách trị hôi miệng dứt điểm

Cách trị hôi miệng tại nhà

Có thể sử dụng những cách trị hôi miệng tại nhà sau đây:

  • Cách trị hôi miệng bằng chanh tươi: Dùng một ít nước cốt chanh hòa với mật ong uống hằng ngày giúp cải thiện tình trạng hôi miệng nhanh chóng.
  • Cách trị hôi miệng bằng trà xanh: Dùng lá chè xanh nhai và ngậm trong miệng cho đến lúc nào nước bọt tiết ra và hấp thụ các chất từ trà xanh thì có thể nuốt xuống.
  • Cách trị hôi miệng bằng mùi tàu: Lá mùi tàu có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải trừ các vi khuẩn, các khí trướng trong miệng. Dùng lá mùi tàu để sắc với nước và muối để súc miệng hằng ngày.
  • Cách trị hôi miệng bằng gừng: Dùng gừng pha trà uống hằng ngày để giảm bớt mùi hôi miệng. Dùng gừng tươi sẽ có tác dụng tốt hơn so với trà túi lọc.
  • Cách trị hôi miệng bằng lá bạc hà: Bạn có thể giã lá bạc hà tươi, lấy nước cốt sau đó dùng súc miệng hằng ngày.
  • Cách trị hôi miệng bằng muối: Ngậm hay súc miệng bằng nước muối cũng là một cách hiệu quả để ngăn chặn vi khuẩn bám trên răng.

Cách trị hôi miệng tại nhà

Cách trị hôi miệng từ bên trong

Cách trị hôi miệng từ bên trong sẽ giúp cải thiện chứng hôi miệng.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lí: Hạn chế các thực phẩm nhiều đường bằng trái cây, rau xanh để nâng cao sức khỏe răng miệng. Không nên ăn nhiều tỏi sống và hành tây vì chúng có thể “giải phóng” ra mùi hôi đặc trưng.
  • Giữ ẩm răng miệng: Hôi miệng có thể do khô miệng bởi sự suy giảm cơ chế rửa xuất phát từ việc giảm bài tiết nước bọt. Vì vậy, nên uống đủ nước để giữ ẩm cho miệng, tránh tình trạng gây hôi miệng.
  • Vệ sinh lưỡi: Các hợp chất hình thành trên lưỡi và trong miệng khi vi khuẩn và axit amin kết hợp với nhau gây ra mùi khó chịu. Vệ sinh lưỡi là rất quan trọng để giảm bớt tình trạng hôi miệng.
  • Hạn chế stress, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí. Đây cũng là nguyên nhân khiến răng nướu nhạy cảm gây nên hôi miệng.

Mẹo vặt chữa hôi miệng

Một số mẹo vặt chữa hôi miệng mà bạn có thể thử:

  • Nhai vỏ cam, vỏ chanh tươi.
  • Uống sữa chua, nước ép dứa, trà xanh.
  • Ăn thực phẩm, trái cây giàu vitamin C.
  • Chữa hôi miệng với rượu vang đỏ.

Mẹo vặt chữa hôi miệng

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Tác hại của chứng hôi miệng

Hôi miệng chỉ xuất hiện tạm thời sẽ không gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bị hôi miệng lâu năm mà không giảm, đó có thể là triệu chứng bệnh cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe.

Sỏi amidan

Amidan phình to ở hai bên họng sẽ cản trở hoạt động nuốt thức ăn, đôi khi mảnh vụn thức ăn bị vướng lại. Lâu dần tích tụ lại sẽ trở thành sỏi amidan, khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan tái phát nhiều lần. Ngoài hôi miệng, người bị sỏi amidan còn gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mất giọng, đau tai.

Hôi miệng do bệnh lý dạ dày, ruột

Với những bệnh lý gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua đều khiến hơi thở có mùi khó chịu. Đó là mùi của thực phẩm hay mùi chua lên men.

Người bị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh đại tràng hay gặp phải các vấn đề tắc ruột, táo bón có hơi thở đều có chung dấu hiệu đặc trưng là ợ hơi, ợ nóng. Từ đó làm hơi thở có mùi nồng hơn bình thường.

Nếu gặp phải các triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội, đau đột ngột từng cơn; các cơn đau xuất hiện ngay sau khi vừa ăn xong hay khi đói bụng hãy đến các cơ sở để thăm khám và chẩn đoán. Đây là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày.

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Tác hại của chứng hôi miệng

Bệnh đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường do thiếu hàm lượng insulin cần thiết để hấp thụ đường từ thức ăn. Thiếu insulin khiến cơ thể bệnh nhân đốt cháy chất béo và tạo ra ketone, dẫn đến hơi thở có mùi.

Đặc biệt sẽ rất nguy hiểm với người bị đái tháo đường đột nhiên hơi thở có mùi khó chịu. Vì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận mãn tính.

Nhìn chung, hôi miệng là bệnh lý thường gặp và khiến cho người bệnh kém tự tin trong giao tiếp và làm việc. Tuy nhiên, nếu chứng hôi miệng diễn ra thường xuyên và không có thuyên giảm, đó có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý. Cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Một số câu hỏi liên quan đến hôi miệng

Khám hôi miệng ở đâu?

Khám hôi miệng ở đâu là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Vậy nếu có dự định khám hôi miệng thì bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Cần xác định phải thăm khám tổng quát toàn bộ khoang miệng, vùng hầu – họng, răng miệng, mũi, xoang, hệ hô hấp và tiêu hóa. Thăm khám tổng quát chúng ta mới có thể biết được chính xác nguyên nhân gây hôi miệng.
  • Khi đi khám hôi miệng, hãy lựa chọn khám ở các địa chỉ uy tín. Các cơ sở điều trị nha khoa, phòng khám răng – hàm – mặt, bệnh viện,… là những nơi bạn có thể lựa chọn.
  • Nên xin tư vấn để được điều trị tổng thể với phác đồ khoa học và cho hiệu quả cao.
  • Tuân thủ các chỉ định khám và điều trị hôi miệng mà bác sĩ đã tư vấn cho bạn. Áp dụng biện pháp giảm và khử mùi hôi miệng theo hướng dẫn an toàn.

Khám hôi miệng ở đâu?

Chi phí trị hôi miệng như thế nào?

Chi phí trị hôi miệng tùy thuộc vào dịch vụ bạn lựa chọn. Tuy nhiên, chi phí này không đắt. Đối với nhiều người, mức chi phí này nằm trong khả năng có thể chi trả.

Tiền khám chữa trị ban đầu khoảng 20.000 – 50.000 đồng đối với khám thường và 100.000 – 150.000 đồng đối với khám dịch vụ. Sau khi khám, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán để xác định nguyên nhân bệnh với mức phí khác nhau. Nhìn chung, tổng chi phí trị hôi miệng khoảng từ 500.000 – 5.000.000 đồng.

Chúng ta đã biết được nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Hôi miệng là chứng bệnh không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến chúng ta mất đi tự tin. Nếu chẳng may bị hôi miệng, bạn đọc có thể tham khảo các cách làm mà TamTheThangLong đề cập để chữa trị nhé!

Trên đây là bài viết Nguyên nhân gây hôi miệng? Cách điều trị hôi miệng hiệu quả được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!