- 1. Vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- 3. Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- 4. Diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- 4.1 Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)
- 4.2 Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)
- 5. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- 6. So sánh Chiến tranh thế giới thứ nhất với Chiến tranh thế giới thứ hai
- 6.1 Những điểm giống nhau của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
- 6.2 Những điểm khác nhau của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Bạn đang xem : Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đầu tiên diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất? Hậu quả nặng nề mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại là gì? Tất cả sẽ được TamTheThangLong giải đáp ngay sau đây!
Vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm một mục đích chính là muốn thanh toán đối thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về thuộc địa đã làm dấy lên những cuộc chiến tranh giành thuộc địa. Tuy nhiên, không hài lòng với sự phân chia trước đó, các nước tư bản rục rịch âm mưu tạo nên một cuộc chiến tranh để phân chia lại bản đồ thế giới.
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất
Xem thêm : Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình? Cách điều trị rối loạn tiền đình
Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như:
- Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).
- Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902).
- Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vân đề thuộc địa trở nên gay gắt dẫn đến sự thành lập hai khối quân sự đối lập.
- Khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung (1882).
- Khối Hiệp ước của Anh – Pháp – Nga (1907).
Cả hai khối đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh. Mục đích là muốn chia lại thuộc địa, tranh nhau làm bá chủ thế giới.
Tham khảo thêm : Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì? Những hậu quả và tác hại
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất
Ngày 29/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Lúc này, tình hình ở bán đảo Ban-căng đã trở nên vô cùng căng thẳng. Chớp lấy thời cơ đó, giới quân phiệt Đức, Áo – Hung đã gây nên chiến tranh.
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
- Là cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc, chỉ đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- Là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của đối phương.
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với cả hai phe tham chiến. Tổn phí và hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động và nhân dân các nước thuộc địa.
Diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Ngày 28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp ước ủng hộ. Ngày 1/8, Đức tuyên chiến với Nga; ngày 3/8, tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan ra trở thành cuộc chiến tranh thế giới.
Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)
Quân Đức tập trung ở mặt trận phía Tây nhằm đánh chiếm quân Pháp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, ở mặt trận phía Đông, Nga lại tấn công Đức. Nhờ đó, quân Pháp được cứu nguy. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển qua giai đoạn cầm cự.
Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu. Sau đó, mới lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia. Nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thống trị.
Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)
Từ đầu năm 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu. Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh. Sau đó, Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4/1917).
Tháng 7/1918, quân Anh, Pháp bắt đầu phản công. Tháng 9/1918, quân Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công khắp mọi mặt trận. Các quân đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
Ngày 9/11/1918, cách mạng Đức bùng nổ. Nền quân chủ bị lật đổ và thành lập nên chế độ cộng hòa.
Ngày 11/11/1918, chính phủ Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.
Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên Minh. Chiến tranh gây hậu quả thiệt hại nặng nề về cả người và của.
- Hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
- Nhiều làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
- Chiến phí tham chiến của các nước lên đến khoảng 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ lớn của nước Mĩ.
Chiến tranh kết thúc đêm đến lợi ích lớn cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được phân chia lại: Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển. Nổi bật trong đó là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
So sánh Chiến tranh thế giới thứ nhất với Chiến tranh thế giới thứ hai
Những điểm giống nhau của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Cả hai cuộc chiến tranh bùng nổ đều bắt nguồn từ những mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa của các nước đế quốc. Khi mâu thuẫn đó không thể giải quyết được thì chiến tranh bùng nổ.
Về tính chất, hai cuộc chiến tranh này đều mang tính chất chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Hậu quả là gây tổn thất nặng nề về cả người và của cho toàn nhân loại.
Hai cuộc chiến tranh kết thúc, tất cả các nước dù thắng hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất to lớn.
Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, một trật tự thế giới mới sẽ được thiết lập.
Những điểm khác nhau của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ với sự tham chiến của hai phe là phe Liên minh (Đức – Áo – Hung) và phe hiệp ước (Anh – Pháp – Nga). Chiến tranh thế giới thứ hai là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít (Đức, Nhật, Italia).
Về quy mô, Chiến tranh thế giới thứ hai lớn hơn Chiến tranh thế giới thứ nhất rất nhiều.
Nhờ có sự tham chiến của Liên Xô, Chiến tranh thế giới thứ hai về sau mang tính chất chính nghĩa hơn. Liên Xô đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến. Trong khi đó, chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã, đại diện là Liên Xô.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ. Nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức với hai chế độ chính trị khác nhau là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thiết lập trật tự thế giới theo hòa ước Vecxai – Oasinhton. Chiến tranh thế giới thứ hai là trật tự hai cực Ianta Xô – Mĩ.
Như vậy, chúng ta đã biết được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì. Đây là một trong những cuộc chiến tranh để lại hậu quả tàn phá nặng nề trong lịch sử nhân loại. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ bài viết của TamTheThangLong nhé!
Trên đây là bài viết Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.