Nguyên nhân đau dạ dày do đâu? Các mẹo giảm đau dạ dày hiệu quả

Thứ Hai, ngày 11/04/2022 - 16:29
5 / 5 của 1 đánh giá
Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến mà nhiều người mắc phải. Trong đó, nguyên nhân đau dạ dày là gì được nhiều người quan tâm. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay nhé.

Bạn đang xem : Nguyên nhân đau dạ dày do đâu? Các mẹo giảm đau dạ dày hiệu quả

Nguyên nhân đau dạ dày do đâu? Các mẹo giảm đau dạ dày hiệu quả được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Mỗi người chúng ta đã từng trải qua cơn đau dạ dày ít nhất một lần trong đời. Vì thế, biết được nguyên nhân đau dạ dày sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết của TamTheThangLong nhé.

Đau dạ dày/đau bao tử là gì?

Đau dạ dày/đau bao tử là tình trạng đau dữ dội hoặc âm ỉ khó chịu tại vùng bụng. Đau dạ dày thường đi kèm với đầy hơi chướng bụng, ợ nóng, ợ hơi hoặc khó tiêu.

Cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện khi người bệnh làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng đau dạ dày.

Đau dạ dày/đau bao tử là gì?

Nguyên nhân đau dạ dày

Nguyên nhân đau dạ dày phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời, chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Xem thêm : Nguyên nhân gây trầm cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Một số nguyên nhân gây đau dạ dày bao gồm:

  • Do vi sinh vật: Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch. Từ đó dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét dạ dày.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,…
  • Do dùng thuốc: Các thuốc kháng viêm và thuốc kháng sinh liều cao gây nên tác dụng phụ dẫn tới đau dạ dày.

Dấu hiệu/triệu chứng bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày thường có biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài. Vì thế, người bệnh rất dễ nhận biết các triệu chứng để có biện pháp khắc phục và điều trị sớm.

Dấu hiệu/triệu chứng bệnh đau dạ dày

Các dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày bao gồm:

Tham khảo thêm : Nguyên nhân gây béo phì là gì? 2 tư thế ngủ giảm mỡ bụng hiệu quả

  • Cảm giác đau hay nóng rát ở khu vực thượng vị. Cơn đau nhanh chóng lan đến những vùng khác như lưng, ngực.
  • Đầy bụng ngay sau bữa ăn có khả năng là triệu chứng đau dạ dày với nhiều cấp độ khác nhau.
  • Ợ chua, buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày.
  • Đau dạ dày khiến người bệnh mất khẩu vị và suy nhược cơ thể.

Cách điều trị bệnh đau dạ dày

Có chế độ sinh hoạt khoa học hằng ngày

Đau dạ dày chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, để việc điều trị có kết quả tốt, bạn cần có một thói quen sống khoa học, hợp lý.

Cụ thể:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn tốt cho dạ dày.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn.
  • Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc

Để điều trị dứt điểm đau dạ dày, người bệnh cần sử dụng các thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh dạ dày. Một số lưu ý cho bệnh nhân khi điều trị đau dạ dày bằng thuốc là sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc ngoài đơn thuốc của bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Để phòng ngừa bệnh đau dạ dày, bạn nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày. Tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị cay nồng, cam quýt hoặc thực phẩm có nhiều chất bảo quản và phụ gia.

Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày bao gồm:

  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, giảm ăn thức ăn nhanh.
  • Tăng cường ăn rau xanh và vận động thể thao hằng ngày.

Câu hỏi thường gặp về đau dạ dày

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh đau dạ dày kéo dài rất nguy hiểm cho người bệnh. Các biến chứng của bệnh đau dạ dày phải kể đến như: xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị và đau dạ dày mãn tính.

Đau dạ dày nên ăn gì?

Khi bị đau dạ dày, bạn nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như: chuối, táo, bánh mì nướng, trà thảo dược, các loại thực phẩm thô,…

Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các vitamin và các khoáng chất hằng ngày từ rau củ. Các loại trái cây, sữa chua rất tốt cho người bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày không nên ăn gì?

Đau dạ dày không nên ăn các loại gia vị cay nóng. Không sử dụng các loại nước uống có gas hay là cà phê. Đồng thời, bạn không nên uống sữa trong thời gian điều trị. Thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc.

Người bệnh đau dạ dày không nên uống bia rượu, hay là hút thuốc lá. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày.

Đau dạ dày không nên ăn gì?

Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao?

Để giảm bớt những triệu chứng đau dạ dày khi mang thai; các bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Các mẹ bầu tránh ăn 3 bữa như thông thường, bởi như vậy thì lượng thức ăn đưa vào dạ dày quá nhiều làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều.

Bên cạnh đó, khi mẹ bầu thấy các triệu chứng đau dạ dày tiến triển nặng thì nên thăm khám ngay. Tránh tình trạng tự mua thuốc điều trị tại nhà sẽ gây ảnh hưởng lớn tới mẹ và bé.

Mẹo chữa dạ dày

Đau dạ dày khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Nếu có biện pháp khắc phục và một số mẹo chữa đau dạ dày phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện bệnh hiệu quả.

Các mẹo chữa đau dạ dày bao gồm:

  • Nằm nghiêng bên phải khi ngủ.
  • Tắm nước ấm hoặc dùng túi chườm nhiệt.
  • Tránh dùng chất kích thích.
  • Áp dụng chế độ ăn phù hợp. Bổ sung nước cho cơ thể
  • Dùng tinh bột nghệ pha với nước ấm để uống hằng ngày.

Áp dụng lối sống lành mạnh, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt sẽ giúp bạn cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả. Mong rằng những thông tin mà TamTheThangLong cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân đau dạ dày. Cũng như có các mẹo khắc phục bệnh hiệu quả.

Trên đây là bài viết Nguyên nhân đau dạ dày do đâu? Các mẹo giảm đau dạ dày hiệu quả được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!