- 1. Nguyên nhân bất bình đẳng giới? Ví dụ về bất bình đẳng giới
- 2. Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong gia đình
- 2.1 Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong giáo dục
- 2.2 Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong xã hội
- 3. Biểu hiện của bất bình đẳng giới
- 4. Hậu quả của bất bình đẳng giới ở Việt Nam
- 5. Giải pháp bất bình đẳng giới
Bạn đang xem : Nguyên nhân bất bình đẳng giới là gì? Hậu quả của bất bình đẳng giới ở việt nam?
Nguyên nhân bất bình đẳng giới là gì? Hậu quả của bất bình đẳng giới ở việt nam? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Bạo lực gia đình đã tồn tại từ lâu trong xã hội và nó đặc biệt xảy ra đối với phụ nữ trong gia đình. Một trong những nguyên nhân chính của bạo lực gia đình đối với phụ nữ là bất bình đẳng giới. Vậy Nguyên nhân bất bình đẳng giới? Hãy cùng TamTheThangLong giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!!
Nguyên nhân bất bình đẳng giới? Ví dụ về bất bình đẳng giới
Nguyên nhân bất bình đẳng giới?
Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực. Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Những quan niệm xã hội về thân phận người phụ nữ là tài sản của người đàn ông hay mọi quyền lực thuộc về đàn ông đã khiến cho nam giới xem như cách ứng xử của họ với phụ nữ thế nào là quyền của nam giới trong gia đình.
Với tính gia trưởng, nam giới tự cho mình có quyền “dạy vợ”, nam giới có quyền đòi hỏi vợ con phục vụ, thực hiện những yêu cầu của mình. Người phụ nữ với vị thế lệ thuộc, phải phục tùng, làm theo. Nếu trái ý hoặc chậm trễ họ dễ bị người chồng đối xử thô bạo, xúc phạm nhân phẩm.
Xem thêm : Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
Thực tế phụ nữ cũng như đàn ông, họ sinh ra, lớn lên đều là con người. Họ cần được bình đẳng với nam giới về nhiều khía cạnh. Không có sự khác biệt gì giữa nam và nữ ở góc độ giới, nếu có chăng thì chỉ là sự khác biệt về giới tính.
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, về năng lực của nam hoặc nữ vì vậy định kiến giới cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình.
Ví dụ về bất bình đẳng giới:
Tham khảo thêm : Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Diễn biến, tính chất và ý nghĩa
Việc người vợ “không chung thủy” (45%) hoặc “không chăm sóc con cái” (27%). Những quan điểm này được nhóm phụ nữ có trình độ học vấn thấp và phụ nữ sống ở khu vực nông thôn ủng hộ nhiều hơn so với nhóm phụ nữ sống ở khu vực thành thị.
Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong gia đình
Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong giáo dục
Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong giáo dục là do các thể chế xã hội, các chuẩn mực, tập quán, luật lệ của xã hội đã tác động rất lớn tới những người làm trong ngành giáo dục. Chính những điều đó đã quy định khuyến khích hay không khuyến khích các định kiến về giới tính.
Ngay cả khi chúng ta không công khai phân biệt thì những định kiến, chuẩn mực đó vẫn quy định chúng ta về những vai trò thích hợp theo giới. Đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bình đẳng giới trong giáo dục. Tình trạng đói nghèo của các gia đình, trình độ học vấn thấp của cha mẹ cũng là nguyên nhân.
Nguyên nhân bất bình đẳng giới trong xã hội
Trong gia đình truyền thống, ông bà, cha mẹ truyền dạy cho cháu con những nguyên mẫu về các quan niệm và hành vi mong đợi được cho là thích hợp đối với mỗi giới và các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới và nữ giới. Chẳng hạn, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới là dịu dàng, nam giới là mạnh mẽ, quyết đoán.
Do vậy, phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ, là người phụ thuộc không quan tâm đến việc họ có thu nhập cao hay thấp; nam giới trở thành trụ cột về kinh tế, là tấm gương đạo đức, là chỗ dựa về tinh thần của phụ nữ và trẻ em, là người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng.
Những đặc tính trên của nữ giới hay nam giới thực chất là do xã hội gán cho hoặc mong đợi các cá nhân nam và nữ thực hiện. Quan niệm trên chính là những định kiến giới đã tồn tại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những định kiến giới đó đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới tồn tại phổ biến trong xã hội.
Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân của sự bất bình đẳng giới hiện nay là do chính phụ nữ đang chưa nhận thức được về sự bình đẳng. Theo khảo sát “trong trường hợp vợ không chung thủy chồng có thể đánh vợ không? ” thì có tới 50,5 % phụ nữ đồng ý, trong khi chỉ có 24,2% nam giới đồng ý.
Hay tại câu hỏi “Chồng có thể đánh vợ không khi vợ không biết đối xử với gia đình chồng” thì có đến 12% phụ nữ đồng ý trong khi chỉ có 7% nam giới đồng tình.
Biểu hiện của bất bình đẳng giới
Một biểu hiện của tư tưởng này là sự bất bình đẳng về giáo dục. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh nữ ở cấp tiểu học và trung học sơ sở thấp hơn học sinh nam, nhất là ở các vùng nông thôn nghèo và vùng dân tộc thiểu số.
Sau mỗi kỳ nghỉ Hè, đặc biệt là sau mỗi cấp học thì các em nam có nhiều cơ hội quay trở lại học tiếp hơn so với các em nữ. Tỷ lệ trẻ em gái ở các tỉnh miền núi đi học còn thấp, chủ yếu là các em phải ở nhà giúp gia đình, do trường nội trú ở quá xa nhà và ở một số nơi vẫn còn hủ tục tảo hôn.
Biểu hiện thứ hai là việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao so với một số nước trong khu vực. Mức giảm tỷ lệ tử vong sản phụ trong nhiều năm qua còn chậm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.
Thứ ba là tình trạng phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái. Theo số liệu của Bộ Y tế, nếu như năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh tại nước ta là 112,8 bé trai trên 100 bé gái thì đếm năm 2016, tỷ lệ này đã tới 113,4/100 . Các chuyên gia lo ngại, nếu tỷ số giới tính tiếp tục gia tăng và ngày càng lan rộng như hiện nay thì vấn đề về mất cân bằng giới của Việt Nam trong 20-25 năm sau là hết sức nghiêm trọng.
Hậu quả của bất bình đẳng giới ở Việt Nam
Bình đẳng giới phải được hiểu là sự đối xử công bằng về mặt luật pháp, cũng như vị thế xã hội giữa nam và nữ giới. Những thành tựu đã đạt được trong công tác bình đẳng giới của Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề đã và đang tồn tại là trở lực rất lớn cho công tác bình đẳng giới. Cụ thể như sau:
Về kinh tế: Chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc vẫn tồn tại, cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so với nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực.
Về chính trị – xã hội: Tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnh đạo tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung, so với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ nói riêng.
Trong gia đình: Phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu; vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình. Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, nạn nhân của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục.
Giải pháp bất bình đẳng giới
Việc đầu tiên là tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới, trong đó, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 môi trường: giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội, những nơi mà định kiến giới đang tồn tại.
Định kiến giới tác động đến mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh sống. Theo đó, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học.
Truyền thông cũng là một lực lượng quan trọng góp phần tác động để thay đổi những nhận thức sai lầm về phụ nữ và đàn ông. Ở một số nước phát triển, bên cạnh việc tôn vinh người phụ nữ, truyền thông còn cổ súy rất nhiều cho vai trò của người đàn ông trong gia đình.
Chẳng hạn, những chương trình vào bếp cùng người nổi tiếng, những diễn đàn đưa người cha về với trái tim gia đình… là những chương trình được nhiều người yêu thích, ủng hộ.
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Nguyên nhân bất bình đẳng giới, cũng như biểu hiện và hậu quả của nó. Hãy cùng theo dõi TamTheThangLong để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!
Trên đây là bài viết Nguyên nhân bất bình đẳng giới là gì? Hậu quả của bất bình đẳng giới ở việt nam? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.