Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Diễn biến, tính chất và ý nghĩa

Thứ Hai, ngày 04/04/2022 - 13:14
5 / 5 của 1 đánh giá
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào giữa thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Thế giới thứ hai là gì? Hãy cùng TamTheThangLong tìm câu trả lời!

Bạn đang xem : Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Diễn biến, tính chất và ý nghĩa

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Diễn biến, tính chất và ý nghĩa được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh gây tổn thất nặng nề nhất về người và của trong lịch sử của nhân loại. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, dẫn đến những sự phân chia, biến đổi của tình hình thế giới.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của TamTheThangLong!

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:

Nguyên nhân sâu xa

Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), những mâu thuẫn mới về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc lại nảy sinh. Nguyên nhân là do tác động của quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Xem thêm : Tại sao phải phấn đấu để trở thành Đoàn viên?

Đặc biệt, việc tổ chức và phân chia thế giới theo trật tự Vecsxai – Oasinhtơn đã không còn phù hợp với tình hình thế giới khi đó nữa. Lúc bấy giờ bắt buộc phải có một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để tổ chức, phân chia lại thế giới.

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?

Nguyên nhân trực tiếp

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc. Điều này dẫn tới việc cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Tham khảo thêm : Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương?

Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thế nhưng, các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

  • Lúc này giữa các nước đế quốc dần hình thành nên hai khối đối địch nhau: khối Anh – Pháp – Mỹ và khối Đức – Italia – Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn với nhau gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa. Nhưng cả hai đều coi Liên Xô là kẻ thù chung và muốn tiêu diệt.
  • Theo đó, khối Anh – Pháp – Mỹ đã thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ để khối phát xít Đức – Italia – Nhật Bản chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Với chính sách này, sau khi thực hiện sát nhập nước Áo vào Đức, Hitler đã chiếm luôn Tiệp Khắc vào tháng 3/1939.
  • Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ sức mạnh để Đức có thể tấn công Liên Xô. Cho nên, Hitler đã quyết định tấn công các nước Châu Âu trước.

Ngày 1/9/1939, Đức nổ súng tấn công Ba Lan. Sau đó, Pháp và Anh tuyên chiến với phát xít Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ.

Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:

  • Giai đoạn 1939 – 1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, khiến hàng triệu người dân vô tội thiệt mạng.
  • Giai đoạn 1941 – 1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

Diễn biến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến đầu năm 1943)

Ngày 1/9/1939, Đức mở đầu chiến tranh bằng cuộc tấn công Ba Lan. Phát xít Đức nhanh chóng chiếm được các nước châu Âu (trừ Anh và vài nước trung lập). Ngày 22/6/1941, Đức tấn công đánh chiếm vào lãnh thổ Liên Xô.

Ở Thái Bình Dương, ngày 7/2/1941, quân Nhật Bản bất ngờ tập kích hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng (đảo Hawaii). Quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo lớn.

Ở Bắc Phi, tháng 9/1940, quân Italia tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.

Tháng 1/1942, Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập.

Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến đầu năm 1943)

Quân Đồng Minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến 8/1945)

Ngày 2/2/1943, chiến thắng ở Xtalingrát của quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt cho cuộc chiến tranh. Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ – Anh mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.

Cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Các nước Đông Âu dưới sự hỗ trợ của Hồng quân cũng đánh đuổi được quân phát xít Đức. Sáng ngày 9/5/1945, phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

Tại mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản làm vô số người thiệt mạng và tàn phế.

Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới hai kết thúc.

Quân Đồng Minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến 8/1945)

Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít tàn bạo. Trong đó, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Với sự thất bại này, Nhật bị Mỹ chiếm đóng. Liên Xô chiếm đóng các nước khu vực Đông Âu. Nước Ý vẫn giữ được độc lập và hòa bình nhờ vào hai năm cuối của cuộc chiến quyết định theo phe Đồng Minh. Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức.

Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai

Hậu quả mà Chiến tranh thế giới thứ hai để lại vô cùng nặng nề và khủng khiếp: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến; khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật; thiệt hại ước tính khoảng 4000 tỉ đôla, gấp mười lần so với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai (Đồng Minh) là một khối các quốc gia liên kết quân sự với nhau chống lại phe Trục trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Phe Đồng Minh đã thúc đẩy liên minh như một biện pháp kiểm soát sự bành trướng của phát xít Đức, Nhật Bản và Ý.

Ngày 1/9/1939, khi cuộc chiến tranh bùng nổ, quân Đồng Minh lúc đó bao gồm các nước Anh, Pháp, Ba Lan và các lãnh thổ phụ thuộc của các quốc gia đó như Ấn Độ thuộc Anh. Một số vùng lãnh thổ tự trị độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh là Úc, Canada, New Zealand và Nam Phi cũng đã gia nhập phe này vài ngày sau đó.

Ngoài ra, Hà Lan, Bỉ, Hy Lạp và Nam Tư đã gia nhập quân Đồng Minh khi nước Đức phát xít bắt đầu tiến hành các chiến dịch xâm chiếm Bắc Âu và vùng Balkan.

Liên bang Xô viết sau khi kí kết Hiệp ước Molotov – Ribbentrop, đã cùng với Đức tiến hành chiếm đóng Ba Lan. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn trung lập trong cuộc xung đột với phe Đồng Minh. Liên Xô chỉ gia nhập khối này vào tháng 6/1941 khi Đức Quốc xã mở các cuộc tấn công vào nước này.

Hoa Kỳ đã cung cấp các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và tiền bạc từ lúc đầu. Nhưng họ chỉ chính thức nhảy vào cuộc chiến vào tháng 12/1941, sau khi Nhật Bản bất ngờ oanh tạc vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hawaii (trận Trân Châu Cảng).

Trung Quốc trước đây đã có một cuộc chiến kéo dài với đế quốc Nhật kể từ sự kiện Lư Câu Kiều năm 1937. Nhưng đất nước đông dân này chỉ chính thức gia nhập Đồng Minh vào năm 1941.

Liên minh quân sự này được chính thức hóa bởi bản Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc từ ngày 1/1/1942. Tuy nhiên, cái tên “Liên Hợp Quốc” hiếm khi được sử dụng để mô tả quân Đồng Minh trong các cuộc chiến tranh.

Các nhà lãnh đạo thuộc khối “Tam cường Đồng Minh” lúc đó bao gồm Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ đã kiểm soát chiến lược phe phái này. Trong đó, quan hệ giữa Anh với Mỹ là đặc biệt gần gũi.

Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Tam cường cùng với Trung Quốc được gọi là “người ủy trị của quyền lực thế giới”, sau đó được công nhận là “Tứ cự đầu” của phe Đồng Minh trong Tuyên bố Liên Hợp Quốc và sau là “Tứ cảnh sát” của Liên Hiệp Quốc. Sau khi cuộc thế chiến kết thúc, các quốc gia thuộc khối Đồng Minh xưa trở thành nền tảng của tổ chức Liên Hợp Quốc hiện đại ngày nay.

Bài viết trên đã giải thích cho chúng ta nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để bổ sung thêm các kiến thức lịch sử nhé!

Trên đây là bài viết Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? Diễn biến, tính chất và ý nghĩa được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!