- 1. Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần?
- 2. Bao nhiêu tuổi làm chứng minh nhân dân?
- 3. Cấp lại chứng minh nhân dân ở đâu?
- 4. Mất bao lâu thời gian khi xin cấp lại chứng minh nhân dân?
- 5. Hồ sơ xin cấp lại chứng minh thư cần những gì?
- 6. Đối tượng nào không đủ điều kiện cấp lại chứng minh thư?
- 7. Hướng dẫn làm căn cước công dân gắn chip online
Bạn đang xem : Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần? Thủ tục làm CCCD như thế nào?
Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần? Thủ tục làm CCCD như thế nào? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần? Thủ tục làm căn cước công dân như thế nào? Chứng minh thư (CMND) như là một loại giấy tờ xác minh bạn là người Việt Nam, có quyền và trách nhiệm của một công dân tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng và ai cũng cần phải có.
Tuy nhiên có không ít người đang băn khoăn rằng lịch làm chứng minh nhân dân vào ngày nào? Thủ tục ra sao? Bài viết sau đây của TamTheThangLong sẽ giái đáp cho các bạn câu hỏi này!
Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần?
Thời gian làm CMND (chứng minh nhân dân) ở tất cả cơ quan Nhà nước là:
- Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần vào giờ hành chính (ngày lễ nghỉ).
- Sáng thứ 7.
Ngày chủ nhật không làm việc.
Lưu ý:
Xem thêm : Trường Đại học Tôn Đức Thắng có những ngành nào? Học phí bao nhiêu?
- Khi đi làm CMND bạn nên chú ý đi đúng thời gian để mọi thủ tục được xử lý nhanh nhất. Không đến quá muộn hoặc đến vào giờ nghỉ trưa.
- Đối với các công dân ở xa, phải về quê làm CMND. Sau khi làm xong, bạn có thể ủy quyền cho người thân ở quê nhà đến lấy giúp CMND sau khi hoàn tất.
Bao nhiêu tuổi làm chứng minh nhân dân?
Về độ tuổi làm CMND, theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân có quy định cụ thể:
“Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này”.
Như vậy là từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được làm chứng minh nhân dân.
Tham khảo thêm : Google sáng lập năm nào? Lịch sử phát triển của cỗ máy tìm kiếm
Cấp lại chứng minh nhân dân ở đâu?
Nếu bạn đã làm mất chứng minh nhân dân thì bạn sẽ thực hiện thủ tục cấp lại CMND tại cơ quan công an cấp huyện nơi bạn có hộ khẩu thường trú.
Những trường hợp đổi CMND mới, đổi từ CMND sang thẻ căn cước
- CMND bị rách, mất góc, không rõ số hoặc chữ trên CMND.
- Cá nhân chuyển đổi hộ khẩu sang nơi khác ngoài tỉnh, làm CMND lại với đầu số CMND khớp với địa chỉ mới.
- Đổi địa chỉ thường trú trong cùng tỉnh cũng có thể được cấp lại CMND.
- Trường hợp thay đổi họ, tên, ngày tháng năm sinh và được sự cho phép, xác nhận của chính quyền sẽ được cấp lại CMND
- CMND chỉ có hiệu lực trong 15 năm và đến ngày hết hạn.
Mất bao lâu thời gian khi xin cấp lại chứng minh nhân dân?
Thời gian làm mới, đổi mới CMND phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nơi đăng ký, hình thức đăng ký, cụ thể như sau:
- Đối với thành phố, thị xã: Thời gian tối đa 15 ngày.
- Đối với các khu vực khác: thời gian 30 ngày.
Hồ sơ xin cấp lại chứng minh thư cần những gì?
Thủ tục cấp đổi CMND cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Sổ hộ khẩu. (bản chính).
- Đơn đề nghị cấp CMND (mẫu CM3) lấy tại trụ sở Công an, có dán ảnh 3×4 (điền đẩy đủ thông tin trong mẫu, không cần phải có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn).
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện không thu lệ phí đổi CMND (bản photocopy kèm bản chính để đối chiếu).
- Nộp lại CMND cũ để hủy (nếu là đối tượng đổi mới CMND hoặc đổi từ CMND sang CCCD).
Lưu ý:
Ảnh chụp 3×4 kiểu CMND là kiểu chụp mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là nữ không để hở ngực.
Đối tượng nào không đủ điều kiện cấp lại chứng minh thư?
Vẫn có những trường hợp mặc dù đã đáp ứng được yêu cầu về độ tuổi nhưng không được cấp chứng minh thư, bao gồm:
- Đối tượng không kiểm soát được hành vi cá nhân, được xác nhận bị tâm thần bởi bệnh viện, cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Nhóm đối tượng đang trực tiếp được điều trị tại bệnh viện tâm thần.
- Các đối tượng vi phạm pháp luật, phạm tội đang được tạm giam hoặc giam tại nhà tù, cơ sở giam giữ phạm nhân
- Đối tượng đang trong trại giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh…
Hướng dẫn làm căn cước công dân gắn chip online
Thời gian gần đây cơ quan thẩm quyền đã tiến hành yêu cầu đổi mới toàn bộ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân có gắn chíp. Tuy nhiên, tại TP. Hồ Chí Minh, công dân có thể tiến hành thủ tục khai làm căn cước công dân gắn chip qua mạng, sau đó mới đến cơ quan Công an để chụp ảnh, lăn tay để thuận tiện hơn.
Thủ tục làm CCCD online qua trang thông tin điện tử bao gồm:
Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM http://qlhc.catphcm.bocongan.gov.vn. Chọn mục “CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”.
Bước 2: Nhập tờ khai căn cước công dân.
- Bạn được chuyển đến giao diện Nhập tờ khai Căn cước công dân (Tờ khai điện tử).
- Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào các ô.
Hướng dẫn cách điền thông tin:
Những mục có dấu * là những mục bắt buộc phải điền.
Chọn hình thức cấp như:
- Cấp CCCD (Trường hợp chưa được cấp CCCD và CMND lần nào).
- Đổi CCCD (đã được cấp CCCD nhưng đổi lại do hết hạn, hư hỏng).
- Cấp lại CCCD (trường hợp bị mất CCCD).
- Cấp mới CMND 9 số sang CCCD (những trường hợp đã được cấp CmND nhưng chưa được cấp CCCD).
- Cấp mới từ CMND 12 số sang CCCD (đã được cấp CMND 12 số nhưng chưa được cấp CCCD).
Nơi đăng ký khai sinh, quê quán (nguyên quán): Ghi đầy đủ 3 cấp địa danh hành chính xã, huyện, tỉnh. Trường hợp chỉ nhớ tên tỉnh và không có căn cứ ghi về cấp xã, huyện thì chọn cấp tỉnh.
Địa chỉ thường trú: Nhập đúng theo số đăng ký hộ khẩu thường trú.
Địa chỉ hiện tại: Tích vào ô vuông Địa chỉ như trên (nếu đang sống tại địa chỉ thường trú nêu trên), khác thì nhập địa chỉ nơi tạm trú.
Thông tin người đại diện: Nhập đầy đủ họ tên Cha, Mẹ, Vợ/chồng (nếu có). Nếu không có cha mẹ thì nhập Vô Danh.
Mục Yêu cầu của công dân: Nếu muốn xin xác nhận số CMND cũ thì bạn chọn Có.
Nếu muốn CCCD gắn chip sau khi được cấp chuyển phát nhanh qua đường bưu điện thay vì phải đến tận nơi lấy thì chọn Có. Sau đó nhập số điện thoại liên lạc và chọn nơi nộp tờ khai.
Bước 3: Chọn ngày nộp hồ sơ.
- Bạn chọn Ngày lên cơ quan Công an để chụp ảnh, lấy vân tay, nộp lệ phí.
- Bạn chỉ được chọn ngày và thời gian định sẵn theo bảng danh sách bảng, thay đổi tùy vào thời điểm nộp hồ sơ.
Lưu ý:
Xem thêm : Trường Đại học Tôn Đức Thắng có những ngành nào? Học phí bao nhiêu?
Nên chọn thời gian có số lượng đăng ký cùng ngày không quá nhiều vì mỗi buổi sáng/chiều làm việc chỉ nhận giải quyết tối đa 150 lượt đăng kí.
Bước 4: Hoàn thành, nhấn Kiểm tra thông tin.
Bước 5: Nhấn Xác nhận và lưu tờ khai.
Bước 6: Đăng ký thành công sẽ có mã tờ khai. In file PDF tờ khai sẵn và chờ đến ngày giờ đã hẹn để đến nộp.
Như vậy, bài viết này của TamTheThangLong đã hướng dẫn bạn thủ tục làm chứng minh nhân dân cũng như căn cước công dân gắn chip online và giúp bạn trả lời câu hỏi “Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần?”. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Theo dõi TamTheThangLong để khám phá thêm nhiều thông tin mới nhé!
Trên đây là bài viết Làm chứng minh thư vào ngày nào trong tuần? Thủ tục làm CCCD như thế nào? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.