- 1. Trò chơi vận động mầm non 3-4 tuổi
- 1.1 Trò chơi vận động vượt chướng ngại vật
- 1.2 Trò chơi vận động đá bóng trúng đích
- 1.3 Cách chơi trò “Đá bóng trúng đích”
- 1.4 Trò chơi nhảy lò cò
- 1.5 Trò chơi vận động ghế âm nhạc
- 2. Trò chơi vận động mầm non 5-6 tuổi
- 2.1 Trò chơi sáng tạo ai đoán đúng
- 2.2 Trò chơi xếp hình chữ cái
- 2.3 Trò chơi cáo và thỏ
- 2.4 Trò chơi chi chi chành chành
- 2.5 Trò chơi vận động di chuyển thành hàng
- 2.6 Trò chơi tàu hỏa
Bạn đang xem : Top 9 trò chơi vận động mầm non bổ ích nhất dành cho các bé
Top 9 trò chơi vận động mầm non bổ ích nhất dành cho các bé được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà những hoạt động thể chất cũng vô cùng cần thiết. Đặc biệt, ở lứa tuổi mầm non điều này lại cần hơn hết. Các trò chơi cho trẻ mầm non sẽ giúp cho bé phát triển thể chất và nâng cao trí thông minh vô cùng hiệu quả. Dưới đây, Tâm Thế Thăng Long sẽ chia sẻ đến bạn đọc Top 9 trò chơi vận động mầm non hay nhất.
Trò chơi vận động mầm non 3-4 tuổi
Trò chơi vận động vượt chướng ngại vật
Vượt chướng ngại vật là trò chơi cho trẻ mầm non tại nhà giúp trẻ phát triển và nâng cao tối đa các kỹ năng như đi, bò, trườn. Và nổi bật nhất chính là khả năng giữ thăng bằng cho trẻ.
Những dụng cụ cần chuẩn bị trước khi bắt đầu gồm các loại dây mềm có sẵn như ruy băng, dây gai.
Trò chơi vận động mầm non “Vượt chướng ngại vật”.
Về cách chơi: Ba mẹ cùng con chăng dây ở phòng để tạo thành mạng lưới thứ nhất có chiều cao trong khoảng từ 20 – 25 cm. Mạng lưới thứ hai sẽ có chiều cao dây so với mặt đất khoảng 40 – 45 cm.
Xem thêm : Top 7 phim anime tình cảm lãng mạn hay nhất từ trước đến nay
Khi đó, để vượt qua thử thách với mạng lưới dây 20 – 30 cm thì ba mẹ hãy hướng dẫn bé bước qua dây; đảm bảo không để chân chạm vào dây. Tương tự với mạng dây thứ hai 40 – 50 cm, bé cần thể hiện khả năng bò hoặc trườn dưới dây. Trò chơi chiến thắng khi bé thực hiện vượt qua hai thử thách trên thành công.
Trò chơi vận động đá bóng trúng đích
Đá bóng trúng đích là trò chơi vận động giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng. Cụ thể đó là sự linh hoạt, sự khéo léo và cảm giác với bóng trong kỹ thuật sút bóng trúng đích.
Những đồ vật cần có gồm quả bóng hơi, cốc nhựa hoặc chai nhựa. Ba mẹ hoặc giáo viên có thể chuẩn bị các dụng cụ trên với số lượng nhiểu. Bởi, trong quá trình chơi có thể bị mất hoặc hỏng; làm gián đoạn trò chơi.
Trò chơi vận động mầm non “Đá bóng trúng đích”.
Tham khảo thêm : [Ngỡ ngàng] với Top 7 Nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới
Cách chơi trò “Đá bóng trúng đích”
- Trước tiên, hãy sắp xếp cốc hoặc chai bằng nhựa theo đúng vị trí với khoảng cách phù hợp để bé có thể đá trái bóng tới.
- Tiếp theo đó, đặt bóng hơi ở một vị trí, đưa ra các thử thách nhất định để sút bóng trúng cốc đã đặt ra bên trên.
Ngoài ra, quản trò cũng có thể thay đổi thử thách và cách thực hiện với nhiều khoảng cách xa hơn; hoặc bịt mắt để tạo cảm hứng cho bé khi chơi.
Trò chơi nhảy lò cò
Nhảy lò cò là trò chơi vận động mầm non bổ ích nhất với trẻ. Nó không chỉ có tác dụng rèn luyện tư duy, trí tuệ mà còn phát triển thể chất ở trẻ em. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc lớn vào sự sáng tạo của người quản trò khi thiết lập trò chơi.
Dụng cụ cần chuẩn bị cho trò chơi rất đơn giản, đó là phấn vẽ. Có thể sử dụng phấn trắng hoặc phấn màu, tùy sở thích và khả năng.
Trò chơi vận động mầm non “Nhảy lò cò”.
Về cách chơi: Quản trò phải vẽ các ô có hình dạng và số lượng tùy ý lên mặt sàn. Sau đó, ghi số hoặc chữ cái vào các ô đó. Để chơi, bé sẽ đứng ở vị trí xuất phát và thực hiện nhảy vào ô mà bé yêu thích.
Khi đó, để gia tăng độ khó của trò chơi thì người quản trò có thể chỉ định bé đọc chữ cái hoặc con số bất kỳ. Sau đó buộc bé phải nhảy đúng vào ô đó. Sự sáng tạo này sẽ giúp bé làm quen dần với các con số và mặt chữ cái, tăng khả năng học sau này.
Trò chơi vận động ghế âm nhạc
Ghế âm nhạc là trò chơi vận động giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng vận động cùng các kỹ năng về nghe và chuyển động cơ thể. Ngoài ra, khi tham gia trò chơi này thì trẻ cũng có thể nâng cao khả năng tập trung cho một vấn đề nào đó.
Dụng cụ cần chuẩn bị sẵn đó là những chiếc ghế nhỏ cho bé. Nó có thể được làm bằng nhựa hoặc gỗ tùy ý. Lưu ý, cần chuẩn bị số lượng ghế ít hơn một so với tổng số trẻ tham gia.
Trò chơi vận động mầm non “Ghế âm nhạc”.
Về cách chơi: Quản trò sắp xếp ghế theo một đường zíc zắc nhất định. Khi nhạc được bật lên thì trẻ sẽ chạy quanh những chiếc ghế này; và khi nhạc dừng thì bé phải nhanh chân ngồi đúng vào vị trí ghế gần mình nhất. Bé nào không có ghế sẽ bị loại, sau đó thì để tiếp tục trò chơi quản trò cần lấy bớt đi một chiếc ghế.
Trò chơi này đặt ra yêu cầu chính là tối thiểu phải có ba trẻ tham gia. Chiến thắng sẽ giành cho bé cuối cùng ngồi trên ghế. Điều đặc biệt, bố mẹ hay giáo viên cũng có thể tham gia trò chơi cùng trẻ để tăng thêm phần kịch tính và hấp dẫn.
Trò chơi vận động mầm non 5-6 tuổi
Trò chơi sáng tạo ai đoán đúng
Ai đoán đúng là trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non. Nó có tác dụng giúp trẻ nâng cao khả năng phản xạ, nắm bắt tốt bảng chữ cái và phát hiện những chữ còn trả lời sai để học lại.
Khi đó, đồ vật cần chuẩn bị cho trò chơi gồm những mẩu giấy nhỏ ghi câu đố về mô tả hình dáng chữ cái và một chiếc hộp đựng câu đố.
Trò chơi vận động mầm non “Ai đoán đúng”.
Về cách chơi: Quản trò bốc một câu đố trong chiếc hộp đựng, rồi đọc to nội dung câu đố cho các bé. Và nhiệm vụ của trẻ là đoán xem mô tả đó nói về chữ cái nào. Thời gian cho từng câu trả lời 5 giây, ai đoán nhanh nhất và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi xếp hình chữ cái
Xếp hình chữ cái cũng được xem là trò chơi vận động mầm non bổ ích nhất dành cho trẻ từ 5-6 tuổi. Tham gia trò chơi, bé lại được ôn lại một lần nữa hình dáng bảng chữ cái; giúp trẻ nhớ lâu và sâu hơn trong đầu.
Dụng cụ cần chuẩn bị gồm các thẻ chữ cái ô, i, v, r, các quả Pom pom, sỏi, cúc áo hoặc hột hạt xếp chữ, rổ nhựa đựng đồ vật bên trên.
Trò chơi vận động mầm non “Xếp hình chữ cái”.
Về cách chơi: Người quản trò hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ vật như quả Pom pom, sỏi, cúc áo hoặc hột hạt xếp theo các hình ở thẻ chữ cái đã chuẩn bị sẵn.
Trò chơi này có thể tổ chức chơi tại nhà cho các bé trong kỹ nghỉ hè. Chính vì vậy quý phụ huynh nên lưu lại cách chơi để tạo cho bé sân chơi mới và bổ ích hơn nhé!
Trò chơi cáo và thỏ
Cáo và thỏ là trò chơi vận động giúp trẻ phát triển khả năng phản xạ nhanh nhạy, khéo léo. Đồng thời, nó cũng rèn luyện ngôn ngữ ở trẻ; nâng cao sức khỏe và kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ. Trò chơi này thường được tổ chức ở ngoài trời, ở những khoảng sân rộng và số lượng thành viên tham gia lớn.
Về luật chơi: Sau khi được phân vai cáo và thỏ, thì thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chạy chậm thì sẽ bị cáo bắt và nếu vào nhầm hang phải ra ngoài một lần chơi.
Trò chơi vận động mầm non “Cáo và thỏ”.
Về cách chơi: Quản trò chọn một trẻ để làm cáo, ngồi ở một góc để rình; những trẻ còn lại thì làm thỏ và chuồng thỏ. Thông thường, cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ sẽ làm chuồng hình tròn để tạo thành bộ ba. Sau đó, quản trò sẽ đưa ra yêu cầu các bạn thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Thỏ bắt đầu đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:
“Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.”
Bài thơ khi đọc hết thì cáo sẽ xuất hiện, cáo ra vẻ “gừ, gừ,…” để đuổi bắt thỏ. Khi nghe thấy tiếng cáo, các con thỏ sẽ chạy thật nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ nào bị cáo bắt thì phải ra ngoài 1 lần chơi; trò chơi tiếp tục khi trẻ đổi vai cho nhau.
Trò chơi chi chi chành chành
Chi chi chành chành là trò chơi dân gian giúp trẻ luyện tập sự nhanh nhẹn, nâng cao khả năng phản xạ. Với trò chơi vận động mầm non này, các bé có thể chơi được ở mọi nơi mà không phải lăn tăn về vấn đề sân chơi hoặc không gian rộng rãi.
Trò chơi vận động mầm non “Chi chi chành chành”.
Về cách chơi: Cho một trẻ xòe bàn tay của mình ra, những trẻ còn lại đưa một ngón tay ra để đặt vào lòng bàn tay và đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”
Khi đến chữ “ập” thì trẻ sẽ nắm tay lại và mọi người thì phải cố gắng rút tay thật nhanh. Trẻ nào rút không kịp và bị nắm trúng sẽ bị bắt, rồi xòe lòng bàn tay đọc câu ca dao cho các bạn khác chơi.
Trò chơi vận động di chuyển thành hàng
Di chuyển thành hàng là trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay nhất. Nó giúp trẻ rèn luyện thể chất, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng cân bằng cơ thể trong di chuyển.
Dụng cụ cần chuẩn bị gồm dây ruy băng màu và băng keo. Có thể sử dụng băng keo một mặt hoặc hai mặt đều được.
Trò chơi vận động mầm non “Di chuyển thành hàng”.
Về cách chơi: Quản trò sẽ dùng băng dính để dán ruy băng lên sàn thành các đường thẳng rồi chuyển thành góc 90०. Các đường góc vuông sẽ được tạo ra và song song với nhau. Khi đó, các bé cần đi bộ theo đường ruy băng và chân sau nối gót chân trước.
Lưu ý, trò chơi sẽ thú vị hơn với số lượng trẻ tham gia lớn. Bởi điều này có thể giúp các bé nối đuôi thành đoàn tàu dài. Di chuyển thành hàng được xem là trò chơi vận động giúp trẻ phát triển nhất hiện nay.
Trò chơi tàu hỏa
Tàu hỏa là trò chơi vận động mầm non bổ ích nhất. Nó giúp trẻ nâng cao khả năng làm việc nhóm và sự linh hoạt trong di chuyển.
Về luật chơi: Các bé phải xuất phát và dừng lại theo đúng hiệu lệnh của người quản trò. Bé nào không thực hiện đúng thì phải ra ngoài, không chơi một vòng.
Trò chơi vận động mầm non “Tàu hỏa”.
Về cách chơi: Quản trò vạch hai đường thẳng song song với nhau hoặc sử dụng luôn hàng gạch lát nền làm vạch. Các trẻ xếp thành hàng dọc và đặt tay lên vai nhau thành đoàn tàu đi trong hai đường thẳng song song.
Khi quản trò giơ cờ xanh thì trẻ sẽ thực hiện di chuyển làm đoàn tàu, miệng kêu “xình xịch”. Khi quản trò nói: “Tàu lên dốc” thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu “tu tu”. Và khi quản trò nói: “Tàu xuống dốc” thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu “tu tu”.
Đặc biệt, để trò chơi được thú vị thì quản trò nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh. Ví dụ, khi tàu lên dốc thì có thể không sử dụng lệnh tài xuống dốc ngay. Nhịp độ của hiệu lệnh chậm quá thì sẽ mất vui; mà nhanh quá thì hàng ngũ sẽ bị lộn xộn. Chính vì vậy, quản trò cần căn đúng nhịp độ hiệu lệnh để điều khiển trò chơi.
Nội dung bài viết trên đây, Tâm Thế Thăng Long đã chia sẻ đến bạn đọc Top 9 trò chơi vận động mầm non hay nhất. Hãy truy cập website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Trên đây là bài viết Top 9 trò chơi vận động mầm non bổ ích nhất dành cho các bé được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.