Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn?

Thứ Ba, ngày 22/03/2022 - 23:58
5 / 5 của 1 đánh giá
Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này, cùng TamTheThangLong tìm hiểu.

Bạn đang xem : Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn?

Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Australia là lục địa có diện tích nhỏ nhưng lại có nền kinh tế phát triển năng động. Mặc dù khí hậu nơi đây không thuận lợi nhưng cảnh quan nơi đây vẫn rất hấp dẫn. Vậy khí hậu lục địa Australia như thế nào? Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương nào?

Châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương nào?

Châu Đại Dương hay còn gọi là châu Úc (Oceania) là một khu vực địa lý bao gồm Melanesia, Micronesia, Polynesia và Australasia. Châu lục này nằm ở phía Đông Bán cầu và Tây Bán cầu.

Xem thêm : Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện một chiều đi qua?

Với diện tích 8.725.989 km² và dân số khoảng 40 triệu người. Châu Đại Dương là lục địa có diện tích đất liền nhỏ nhất và nhỏ thứ nhì về dân số sau châu Nam Cực.

Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương

Vị trí địa lí, địa hình

Châu Đại Dương bao gồm toàn bộ lục địa Australia, bốn quần đảo lớn và vô số đảo nhỏ.

Tham khảo thêm : Tại sao người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người?

  • Melanesia (Đảo núi lửa).
  • Micronesia (Đảo san hô).
  • Polynesia (Đảo núi lửa và san hô).
  • New Zealand (Đảo lục địa)

Lục địa Australia, quần đảo New Zealand và Papua New Guinea có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp. Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp. Địa hình được phân chia thành ba phần: cao nguyên rộng lớn phía Tây, đỉnh núi lửa xen kẽ cao nguyên bazan và vùng trũng rộng lớn.

Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương

Khí hậu

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa, lượng mưa nhiều. Phần lớn diện tích lục địa Australia là hoang mạc. Quần đảo New Zealand và phía Nam Australia có khí hậu ôn đới.

Động, thực vật

Thực vật châu Đại Dương phần lớn là rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới, rừng dừa,… Biển nhiệt đới trong xanh có các rạn san hô và nhiều hải sản.

Trên lục địa Australia có nhiều động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt,… Ở đây có hơn 600 loại bạch đàn.

Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương

Châu Đại Dương có mật độ dân số rất thấp (3,6 người/km² – năm 2001) nhưng phân bố dân cư không đồng đều. Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía Đông và Đông Nam Australia, Bắc New Zealand và ở Papua New Guinea. Nhiều đảo chỉ có vài người hoặc không có người ở.

Tỉ lệ dân số thành thị cao (chiếm 69% dân số – năm 2001) nhưng không đều giữa các quốc gia. Ở các quốc đảo, mật độ dân số cao hơn lục địa Australia, nhưng tỉ lệ dân số thành thị ở các quốc đảo lại thấp hơn so với Australia và New Zealand.

Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương

Dân cư gồm hai thành phần chính là người bản địa và người nhập cư.

Người bản địa chiếm khoảng 20% dân số. Bao gồm người Ô-xtra-lô-it sống ở Australia và các đảo xung quanh; người Mê-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.

Người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số. Phần lớn là con cháu người châu Âu đến khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Australia và New Zealand. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn?

Đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn vì:

  • Đường chí tuyến Nam đi ngang qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến. Vì vậy không khí ổn định và khó gây mưa. Nhiều loài thực vật không thể sinh trưởng, gây ra khí hậu khô hạn.
  • Phía đông Australia có hệ thống dãy núi cao, chạy sát biển từ Bắc xuống Nam. Nó tạo thành một tấm màn chắn khổng lồ chắn gió ẩm từ các vùng biển Đông thổi vào nơi này. Điều này gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển. Tuy nhiên, nó lại gây trở ngại cho sườn núi khuất gió và các vùng phía Tây.
  • Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh phía Tây Australia chảy sát bờ làm cho vùng duyên hải phía Tây có lượng mưa rất ít. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật khiến nhiều nơi bị khô hạn.

Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn?

Chính vì những lí do trên đã khiến cho lục địa Australia là một trong những lục địa có khí hậu khô hạn nhất thế giới.

Châu Úc có bao nhiêu nước?

Châu Úc gồm những nước nào?

Châu Úc gồm có 14 quốc gia độc lập và các vùng lãnh thổ phụ thuộc nước ngoài. Quốc gia lớn nhất là Australia, chiếm khoảng 86% tổng diện tích của khu vực. Quốc gia độc lập nhỏ nhất là Nauru, nó quá nhỏ bé đến nỗi bạn chỉ cần ít hơn một giờ lái xe là đi hết xung quanh nó.

Châu Úc gồm những nước nào?

  1. Australia (hay còn gọi là nước Úc) với thủ đô của nước là Canberra.
  2. Fiji (dịch theo tiếng việt là Cộng hòa quần đảo Phi – Gi) với thủ đô của nước là Suva.
  3. Kiribati (tên chính thức là Cộng hòa Kiribati) với thủ đô của nước là South Tarawa.
  4. Marshall Islands (tên chính thức là Cộng hòa Marshall Islands) với thủ đô của nước là Majuro.
  5. Micronesia (tên chính thức là liên bang Micronesia) với thủ đô là Palikir.
  6. Nauru (tên chính thức là Cộng hòa Nauru) với thủ đô là Yaren District.
  7. New Zealand (là đảo thuộc Nam Thái Bình Dương) với thủ đô là Wellington.
  8. Palau (còn có tên gọi khác là Belau hoặc Pelew) với thủ đô là Ngerulmud.
  9. Papua New Guinea (tên đầy đủ là quốc gia độc lập Papua New Guinea) với thủ đô là Port Moresby .
  10. Samoa (tên chính thức là nhà độc lập Samoa) với thủ đô chính thức là Apia.
  11. Solomon Islands (quần đảo Solomon Islands). Thủ đô chính thức của đất nước này là Honiara.
  12. Tonga (tên chính thức là vương quốc Tonga) với thủ đô chính là Nukuʻalofa.
  13. Tuvalu (tên chính thức là quần đảo Ellice) với thủ đô chính thức là Funafuti.
  14. Vanuatu (tên chính thức là cộng hòa Vanuatu) với thủ đô là Port Vila.

Châu Úc tiếng Anh là gì?

Châu Úc hay Châu Đại Dương có tên tiếng Anh là Australia. Ngoài ra, châu Úc (châu Đại Dương) còn được gọi với tên là Australasia hay Oceania. Tùy theo thói quen hoặc cách sử dụng mà chúng ta có thể dùng tên gọi phù hợp.

Như vậy, qua bài viết chúng ta đã biết được nguyên nhân tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn. Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé!

Trên đây là bài viết Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!