Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Chủ Nhật, ngày 03/04/2022 - 11:39
5 / 5 của 1 đánh giá
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là gì? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang xem : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất và gây tốn kém nhất của nước Mỹ. Với tinh thần đấu tranh bất khuất, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Vậy nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là gì? Mời các độc giả của TamTheThangLong cùng theo dõi!

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu

Đảng ta nhận thức rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng chính trị, tư tưởng và tổ chức vững mạnh. Chính nhờ vậy, Đảng đã đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu khắt khe của một Đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại trong lịch sử nước ta.

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa ra những đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời. Bên cạnh đó, Đảng kiên quyết chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân đã phát huy truyền thống yêu nước, một lòng đi theo Đảng, chiến đấu ngoan cường, bất khuất, hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.

Xem thêm : Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân với tinh thần chiến đấu anh dũng, bền bỉ. Đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn một lòng hướng về miền Nam ruột thịt. Nhân dân miền Bắc hăng say lao động tạo ra cơ sở vật chất xây dựng Chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc chi viện toàn diện và liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Tinh thần đoàn kết, yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đứng trước những khó khăn, thử thách, truyền thống đó lại càng được phát huy mạnh mẽ. Sự thống nhất trong Đảng đã tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng, nâng cao lòng tin của toàn dân đối với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thống nhất về tư tưởng, nhận thức và hành động.

Tham khảo thêm : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh thắng Mỹ.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận tất yếu và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta.

Đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào và Campuchia

Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào và Campuchia trong cuộc chiến đấu chống Mỹ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Đối với nhân dân ta

  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đánh dấu bước ngoặt cơ bản; quyết định của con đường cách mạng mà Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong chính cương vắn tắt năm 1930 – Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.
  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kế tục thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi của cuộc kháng chiến  chống thực dân Pháp (1945-1954); là trận đánh quyết định nhất của cuộc chiến đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc.
  • Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ  nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.
  • Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.
  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Đối với thế giới

  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đập tan cuộc phản công lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 của chủ nghĩa đế quốc vào trào lưu cách mạng của thời đại.
  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của loài người tiến bộ, góp phần động viên cổ vũ các dân tộc kiên cường đấu tranh vì độc lập, thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.
  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.

Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra từ 4/3 đến 30/4/1975, với ba chiến dịch lớn là:

Chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24/3/1975. Sau những trận nghi binh đánh vào phía bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Pleiku), ngày 10/3 ta đã tiến hành trận then chốt tiến công vào Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên đã thắng lợi hoàn toàn.

Ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn 2, Quân khu II, đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 ngụy, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Huế – Đà Nẵng

Chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra từ ngày 5/3 đến ngày 29/3/1975. Chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên, Chiến dịch Nam Ngãi và Chiến dịch Đà Nẵng. Ngày 26/3/1975, giải phóng Huế. Ngày 29-3, giải phóng Đà Nẵng. Chiến dịch đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn I và Quân khu I ngụy.

Sau chiến công vang dội giải phóng Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, tận dụng thời cơ chiến lược, với phương châm “thần tốc, táo bạo, quyết thắng”, quân và dân ta giải phóng hoàn toàn các tỉnh duyên hải miền Trung, đánh tan tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc, áp sát Sài Gòn, Gia Định.

Chiến dịch Huế – Đà Nẵng

Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ 26 đến ngày 30/4/1975. Ngày 1/4/1975, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định; ngày 14/4, nhất trí đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch.

Đúng 17 giờ ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn.

10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào dinh Độc lập, bắt toàn bộ chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài, gian khổ của dân tộc.

Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đảng ta đã căn cứ vào đâu để đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?

Căn cứ đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam

Cuối năm 1974, đầu năm 1975 trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Mỹ phải rút hết quân về nước. Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

Nội dung kế hoạch giải phóng miền Nam

Bộ Chính trị từ Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Bộ chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Trên đây là nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Hy vọng rằng bạn đọc của TamTheThangLong sẽ phần nào nắm được kiến thức lịch sử thú vị này nhé!

Trên đây là bài viết Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!