Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?

Thứ Hai, ngày 28/03/2022 - 10:22
5 / 5 của 1 đánh giá
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Bạn đang xem : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Lịch sử hào hùng của Việt Nam ghi nhận ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược dưới thời nhà Trần. Vậy nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên là gì? Mời các bạn độc giả của TamTheThangLong theo dõi!

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên không chỉ ở lãnh đạo tài tình mà còn ở sự đoàn kết tập thể.

Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia kháng chiến

Khi quân Mông Cổ chuẩn bị tiến đánh nước ta, theo lệnh vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí. Các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc. Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều thực hiện theo chủ trương “vườn không nhà trống”, khiến cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động.

Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết tâm đánh giặc của toàn quân dân ta

Xem thêm : Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Khi nghe tin quân địch chuẩn bị tiến đánh nước ta, vua Trần đã cho mở hội nghị Diên Hồng ngay. Ý chí quyết tâm đánh giặc được thể hiện rất cao tại Hội nghị Diên Hồng. Các bậc phụ lão đều quyết tâm “đánh”, quân sĩ đều khắc vào tay hai chữ “Sát Thát”.

Vua, tôi nhà Trần đều quyết tâm đánh giặc. Vua trực tiếp chỉ huy, cận thần cương quyết đánh giặc. Trần Thủ Độ nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Trần Quốc Tuấn nói: “Nếu bệ hạ  muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”.

Sự lãnh đạo tài tài của các vị vua và tướng nhà Trần, đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đường lối chiến thuật đúng đắn, sáng tạo

Mặc dù quân địch tấn công nước ta với số lượng chênh lệch lớn, ban đầu còn đè ép quan ta. Nhưng với sự chỉ huy tài ba của vua tôi nhà Trần, đặc biệt là Hưng Đạo Vương. Các chủ trương, chiến lược đánh giặc hợp lí. Minh chứng hùng hồn nhất chính là trận chiến trên sông Bạch Đằng đánh cho quân địch tan tác.

Tham khảo thêm : Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên:

  • Đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên hung tàn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
  • Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định một lần nữa lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
  • Góp phần làm phong phú truyền thống chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. Để lại bài học vô giá: “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc”.
  • Ngăn chặn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên đối với các nước khác.

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất (năm 1258)

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất:

Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai dẫn đầu ba vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Chúng men theo đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

Trước thế giặc mạnh, vua Trần cho quân rút khỏi thành Thăng Long về Thiên Trường (Hà Nam). Đồng thời thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất (năm 1258)

Quân giặc chiếm được kinh thành nhưng không một bóng người. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực nên chưa đầy một tháng địch rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Lực lượng quân địch bị hao mòn dần.

Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai (1285)

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai:

Tháng 1/1285, Thoát Hoan dẫn năm mươi vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Với ưu thế quân số, quân Nguyên liên tục đánh bại quân Việt ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật, sông Đuống.

Quân ta rút lui theo đường sông Hồng về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng là Thiên Trường (Nam Định). Tiếp tục thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai (1285)

Cùng thời điểm, Toa Đô dẫn quân từ Chiêm Thành đánh ra Nghệ An – Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, vua Trần phải rút quân ra biển lên vùng Quảng Ninh. Đến khi cánh quân Nguyên phía Nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa.

Quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta nhưng thất bại. Chúng phải rút về Thăng Long và tiếp tục lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Tháng 5/1285, khi quân địch đang suy yếu, nhà Trần đã tổ chức phản công. Quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (Hưng Yên), bến Chương Dương (Hà Nội), giải phóng Thăng Long.

Cánh quân phía Bắc quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu).

Quân giặc bị giết chết nhiều, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan phải chui ống đồng về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai lại giành thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba (1288)

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba:

Tháng 12/1287, quân Nguyên một lần nữa tấn công Đại Việt. Quân Nguyên chia làm ba cánh vào nước ta từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông theo đường biển vào Đại Việt.

Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp. Cánh quân thứ hai là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta. Chúng ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng với Thoát Hoan.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba (1288)

Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch. Khi đoàn thuyền địch đi qua, chúng đã bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.

Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh. Chúng chiếm được Thăng Long, nhưng lại trúng kế giống như hai lần trước.

Vì thiếu lương thực và có nguy cơ bị chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp. Sau đó chủ động rút lui trước khi quân ta phản công.

Tuy nhiên, khi rút lui chúng đã bị quân ta phục kích. Cánh thủy quân Nguyên bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi đang định rút ra biển. Các cánh bộ binh quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân ta mai phục, tấn công dữ dội.

Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ ba: Địch một lần nữa thất bại nặng nề.

Chống quân xâm lược Mông Nguyên là ai?

Kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258), gắn với vua Trần Thái Tông.

Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), gắn với vua Trần Nhân Tông.

Kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (1288), gắn với vua Trần Nhân Tông.

So sánh sự giống và khác nhau của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Điểm giống và khác nhau của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược của nhà Trần.

Giống nhau:

  • Cả ba lần chúng ta đều sử dụng kế sách “vườn không nhà trống” để ngăn chân địch
  • Tiến hành nhiều trận đánh du kích do chúng có ta có lợi thế về địa hình
  • Chủ trương tránh thế giặc mạnh ban đầu do quân địch quá đông. Sau khi nhân thời cơ quân địch dần suy yếu thì tiến hành phản công bất ngờ, khiến cho địch trở tay không kịp

Khác nhau:

  • Tấn công vào đoàn thuyền lương, dồn địch vào thế bị động
  • Đánh giặc trên sông. Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc
  • Đánh giặc từ trong ra ngoài

Bài viết trên đã tóm tắt cho chúng ta về diễn biến của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Đồng thờ đã chỉ ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. TamTheThangLong hi vọng rằng bạn đã có thêm những kiến thức thú vị và càng thêm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

Trên đây là bài viết Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!