Bạn đang xem : Cúng Thần Tài vào giờ nào để cả năm kinh doanh sung túc, gia đình thịnh vượng?
Cúng Thần Tài vào giờ nào để cả năm kinh doanh sung túc, gia đình thịnh vượng? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Cúng thần tài được xem là nghi thức rước về tài lộc và may mắn cho mỗi gia chủ. Bạn đang băn khoăn vì không biết nên cúng Thần Tài vào giờ nào và chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài đầy đủ? Vậy thì bài viết sau đây của TamTheThangLong sẽ giúp ích cho bạn nhiều đấy!
Cúng Thần Tài vào giờ nào?
Cúng Thần Tài vào giờ tốt nhất là từ 5h – 7h hoặc từ 11h – 13h. Lễ cúng vía Thần Tài 2022 được khuyên là nên được tiến hành vào các khung giờ buổi sáng. Ngoài ra, tùy vào tình hình công việc mà gia chủ có thể chọn hai khung giờ khác vào buổi chiều để tiến hành nghi thức, gồm từ 15h – 17h và từ 17h – 19h.
Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 âm lịch của tháng Giêng. Theo dương lịch thì ngày này thường vào thứ 2 ngày 3/2. Đây là một ngày mà mọi người sẽ chuẩn bị lễ cúng và thành tâm dâng lên Thần Tài để cầu mong một năm có nhiều tài lộc. Bên cạnh đó mọi người còn mua vàng vào ngày này với mong muốn sẽ có nhiều may mắn.
Xem thêm : Facebook ra đời năm nào? Những điều cần lưu ý khi sử dụng mạng xã hội Facebook
Ngày vía Thần Tài cúng gì? Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài gồm những gì?
Theo phong tục truyền thống thì những lễ vật cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng gồm có:
- Nến (đèn cầy).
- Hương thắp (nhang).
- 3 cốc nước.
- 3 cốc rượu.
- Gạo (phải là gạo tẻ).
- Tiền vàng mã.
- Muối hạt sạch.
- Thuốc lá.
- Bộ tam sên: gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền,…).
- Tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo (1 đĩa).
- Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).
- Xôi đậu xanh.
- Sắm lễ cúng Thần Tài cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện gia đình của mỗi người).
Tham khảo thêm : Khởi nghĩa hai bà trưng năm nào? Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cách bày trí đồ cúng
Ở giữa Thần Tài – Ông Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Gạo, muối, nước là 3 thực phẩm thiết yếu của con người, đặt lên bàn thờ. Khi đặt vị trí hoa và quả, gia chủ nên đặt loa hoa bên tay phải, đĩa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong.
Không nên làm gì trong ngày vía Thần Tài 2022?
5 điều không nên làm trong ngày Thần Tài 2022 để cả năm kinh doanh sung túc, gia đình thịnh vượng
- Không được ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.
- Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.
- Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.
- Khi thờ cúng nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện. Vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
Những lưu ý khi cúng vía Thần Tài Thổ Địa
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Bên cạnh đó, gia chủ cũng phải lưu ý thêm những yếu tố sau đây:
Không tắm rửa cho tượng Thần Tài
Ngày vía đến, điều kiêng kị nhất gia chủ không được phạm phải chính là không tắm rửa cho thần Tài. Thần Tài phải sạch sẽ thì mới thể hiện được lòng thành. Nước tắm cho tượng thần có thể là nước hoa bưởi hoặc nước gừng, có tác dụng tẩy uế.
Đặt bàn thờ gần những nơi không sạch sẽ
Như đã đề cập ở trên, vị trí của bàn thờ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bàn thờ phải được đặt ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ồn ào để giữ gìn sự thanh tịnh.
Không vương vãi gạo muối cúng
Ông bà ta quan niệm rằng gạo và muối sau khi cúng chính là lộc lá. Nếu vương vãi gạo và muối cúng là bạn đang vứt lộc đi đấy! Vì vậy, bạn hãy cho chúng vào từng hũ nhỏ và cất giữ ở góc trong của bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa nhé!
Không chia lộc cúng cho người ngoài
Bánh trái sau khi cúng sau được xem là lộc. Chúng ta nên giữ gìn lộc trong nhà và không nên đem đi cho người ngoài kẻo mất lộc, hao lộc và tán của.
Không hắt rượu, nước cúng ra ngoài
Một lưu ý quan trọng sau khi cúng xong nữa là rượu hay nước cúng thì đứng ngoài cửa hắt vào nhà. Điều này mang ý nghĩa là rước tài lộc về nhà.
Không để thú cưng kinh động nơi thờ cúng
Nhiều nhà nuôi thú cưng như chó, mèo trong ngày vía đặc biệt lưu ý không để chúng kinh động bàn thờ thần Tài. Điều này bị coi như một hành động thất lễ và sẽ đắc tội lớn với thần linh.
Bài khấn Thần Tài chuẩn, chính xác nhất
TamTheThangLong xin giới thiệu bài khấn Thần Tài năm 2022 (theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” – NXB Văn hóa Thông tin).
“Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay, ngày… tháng… năm…
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!”
Trên đây là bài viết chi tiết về cúng Thần Tài vào giờ nào và những lưu ý cần nhớ trong ngày vía thần Tài mùng 10 tháng Giêng. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để cập nhật tin tức mới mỗi ngày nhé!
Trên đây là bài viết Cúng Thần Tài vào giờ nào để cả năm kinh doanh sung túc, gia đình thịnh vượng? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.