Bạn đang xem : Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế phát triển nhất so với các vùng còn lại của nước ta. Đây là vùng có ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao ngất ngưỡng trong GDP. Vậy vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? Cùng TamTheThangLong đi tìm nguyên nhân nhé!
Đông Nam Bộ bao gồm những tỉnh, thành phố nào?
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của vùng Nam Bộ, còn có tên gọi khác ngắn gọn theo cách gọi của người dân miền Nam là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ bao gồm một thành phố trực thuộc trung ương và năm tỉnh, cụ thể:
- Hồ Chí Minh
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bình Dương
- Bình Phước
- Đồng Nai
- Tây Ninh
Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Đông Nam Bộ có sức mạnh đầu tư nước ngoài vì nhiều lí do. Đông Nam Bộ có sức hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ, chiếm 50,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước (năm 2003).
Xem thêm : Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
Vị trí địa lí thuận lợi
Đông Nam Bộ nằm ở phía Đông Nam nước ta, mặt phía Đông giáp biển. Đây là một vị trí thuận lợi để giao lưu với các vùng miền trong nước và quốc tế bằng nhiều loại hình, phương tiện giao thông.
Đặc biệt là giao thông đường biển thông qua ở cụm cảng Sài Gòn, Cát Lái – Hiệp Phước và các cảng Vũng Tàu, Thị Vải. Từ Đông Nam Bộ có thể tỏa ra rất nhiều khu vực: Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Nơi đây còn là trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Tham khảo thêm : Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm?
Đông Nam Bộ có địa hình thoải, địa chất nhìn chung ổn định, thích hợp để xây dựng mặt bằng. Nơi đây mọc lên rất nhiều khu công nghiệp, trong đó có không ít công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Đất xám, đất đỏ bazan cùng khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, rất thích hợp để trồng các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu.
Vùng biển ấm, gần với ngư trường cá rộng lớn. Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu khí khá lớn. Nguồn nguyên liệu cây công nghiệp phong phú, kề liền với các vùng nguyên liệu (nông sản, thủy sản, lâm sản) và thị trường quan trọng (đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Campuchia).
Hệ thống giao thông vận tải và du lịch biển rất phát triển. Khí hậu quanh năm tương đối ổn định, không khắc nghiệt như ở những vùng khác.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Đông Nam Bộ có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác. Đây là vùng phát triển năng động, có trình độ phát triển kinh tế cao vượt trội.
Nguồn lao động dồi dào với trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Dân cư tập trung đông đúc ở các đô thị lớn. Cho nên đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với đầy tiềm năng.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc phát triển hoàn thiện.
Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu. Chính quyền địa phương có những chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng chiếm tới 93,8% (2007). Vì vậy, nơi đây dễ dàng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài rót vào.
Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ. Tất cả sáu tỉnh ở đây đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
Đông Nam Bộ nằm ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường không quốc tế, gần các tuyến đường biển quốc tế, trên tuyến đường xuyên Á. Bờ biển và hệ thống sông ngòi có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước. Từ đây có thể đi đến nhiều thành phố cả trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình phương tiện giao thông khác nhau.
Tài nguyên du lịch khá đa dạng và phong phú. Tài nguyên tự nhiên gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển (Cần Giờ), các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hải, suối khoáng Bình Châu. Các di tích lịch sử – văn hóa như Địa đạo Củ Chi, Côn Đảo… rất có tiềm năng để phát triển dịch vụ du lịch.
Đông Nam Bộ có dân số đông, nguồn thu nhập bình quân đầu người cao. Thị trường có tiềm năng rộng lớn để phát triển các ngành dịch vụ.
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế vốn phát triển mạnh, không khó để lôi kéo các nhà đầu tư tới phát triển.
Chính vì những lí do đó, Đông Nam Bộ có quyền tự hào là một vùng phát triển kinh tế dịch vụ mạnh nhất trong cả nước.
Thuận lợi và khó khăn của Đông Nam Bộ
Thuận lợi
Vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Tham khảo thêm : Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm?
- Vị trí địa lí thuận lợi: là trung tâm khu vực cả nước cũng như Đông Nam Á.
- Địa hình thoải có độ cao trung bình thích hợp làm mặt bằng xây dựng.
- Đất đai có hai loại chủ yếu là đất đỏ bazan và đất xám trên phù sa cổ. Có thể trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: cao su, cà phê, điều, mía đường, rau quả…
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hệ thống sông Đồng Nai vừa có giá trị thủy lợi, thủy điện vừa cung cấp nước cho sản xuất tưới tiêu và sinh hoạt.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp để trồng các cây công nghiệp và cây ăn quả…(cây trồng phát triển quanh năm).
- Vùng biển nhiều hải sản, gần với ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận. Vùng thềm lục địa chứa nhiều dầu khí.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đầy tiềm năng dịch vụ du lịch: Thời tiết, bãi biển, vườn quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa.
Kinh tế phát triển mạnh
- Nền nông nghiệp phát triển mạnh do có nhiều điều kiện thuận lợi.
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Dịch vụ, du lịch phát triển mạnh và đa dạng, phong phú.
- Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Dân cư – xã hội
- Dân cư tập trung đông đúc. Nguồn lao động dồi dào, năng động, có trình độ chuyên môn cao.
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.
- Chính quyền có những chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư hợp lý để phát triển kinh tế.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi để phát triển thì Đông Nam Bộ cũng có những khó khăn nhất định.
- Tài nguyên khoáng sản trên đất liền rất hạn chế.
- Rừng tự nhiên có tỉ lệ thấp do các khu công nghiệp chiếm phần nhiều.
- Có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao do chất thải công nghiệp và đô thị hóa ngày càng tăng.
- Dân cư ngày một đông đúc. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta.
Với những tiềm năng phát triển to lớn, không khó để nhận biết lí do vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? Hi vọng trong tương lai, Đông Nam Bộ sẽ trở thành một trong những khu vực phát triển năng động, lớn mạnh trong khu vực và quốc tế. Đừng quên Like, Share và để lại câu hỏi cho TamTheThangLong nhé!
Trên đây là bài viết Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.