- 1. Axit là gì?
- 1.1 Axit là gì?
- 1.2 Phân loại axit
- 2. Tính chất hóa học của axit là gì?
- 2.1 Tính chất vật lý của axit
- 2.2 Tính chất hoá học của axit
- 2.3 Điều kiện xảy ra phản ứng của axit
- 3. Ứng dụng của axit trong cuộc sống
- 3.1 Chất khử khuẩn trong ngành y
- 3.2 Chất “thúc đẩy” trong công nghiệp thực phẩm
- 3.3 Chất xúc tác trong công nghiệp sản xuất
- 4. Một số axit phổ biến hiện nay
- 5. Bài tập về tính chất của axit
- 5.1 Bài 1 trang 14 SGK Hóa 9
- 5.2 Bài 2 trang 14 SGK Hóa 9
- 5.3 Bài 3 trang 14 SGK Hóa học 9
Bạn đang xem : Tính chất hóa học của axit? 5 ứng dụng axit phổ biến nhất
Tính chất hóa học của axit? 5 ứng dụng axit phổ biến nhất được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Một cách quan trọng để phân loại axit chính là nắm rõ các tính chất hóa học của axit. Vậy tính chất hóa học của axit là gì? Axit được sử dụng như thế nào trong cuộc sống? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Axit là gì?
Axit là gì?
Axit là một hợp chất hóa học. Thành phần phân tử của các axit đều chứa một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. Vì vậy, axit có công thức tổng quát là HxA, trong đó:
- x là chỉ số của nguyên tử H.
- A là gốc Axit.
Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3,…
Bên cạnh đó, có thể hiểu axit là một hợp chất hóa học mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7. Độ pH càng nhỏ thì tính acid càng mạnh.
Không chỉ dựa vào độ pH, các tính chất hóa học của axit cũng cho biết độ mạnh yếu của loại axit đó.
Xem thêm : 520 là gì? Ý nghĩa ngọt ngào của con số 520 trong tình yêu
Phân loại axit
Axit được phân loại dựa vào 4 nguyên tắc chính. Trước khi đến với các tính chất hóa học của axit, hãy cùng TamTheThangLong xác định 4 loại axit thường gặp nhất nhé!
Dựa vào tính chất hóa học của axit
Axit được xem là axit mạnh khi nó tan trong nước và phân li hoàn toàn thành Ion. Ví dụ với hai axit HCl và HNO3, các phương trình phân li lần lượt như sau:
HCl → H+ + Cl-
Tham khảo thêm : Tính chất hình thoi? 4 bài tập nhận biết hình thoi
HNO3 → H+ + NO3-
Từ đó, ta có thể thấy các phân tử trong hai axit đều được phân li hoàn toàn. Kết luận rằng HCl và HNO3 là axit mạnh.
Ngược lại, axit yếu là những axit khi tan trong nước chỉ phân li một phần ra ion. Ví dụ với hai axit CH3COOH và H2CO3, các phương trình phân li lần lượt như sau:
CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-
H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-
Từ đó, ta có thể thấy các phân tử trong hai axit đều không được phân li hoàn toàn. Kết luận rằng CH3COOH và H2CO3 là axit yếu.
Dựa vào nguyên tử Oxi
Không chỉ dựa vào nguyên tố hóa học của axit, nó còn có thể xác định dựa vào nguyên tử Oxi. Dựa vào yếu tố này, axit được phân chia thành hai loại.
- Axit không có oxi như HCl, H2S, HI,…
- Axit có oxi như H2SO4, H3PO4, H2CO3,…
Dựa theo số nguyên tử H trong phân tử
Dựa theo phản ứng phân li của axit, ta có thể xác định được axit có một nấc hay nhiều nấc.
- Axit một nấc: Trong dung dịch nước chỉ có thể phân li một nấc ra ion H+
- Axit nhiều nấc: Trong dung dịch nước có khả năng phân li nhiều nấc ra ion H+
Các phân loại khác
- Axit vô cơ là các loại axit như HCl, HNO3,..
- Axit hữu cơ là các loại axit như HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH,…
Tính chất hóa học của axit là gì?
Tính chất vật lý của axit
Tính chất vật lý của axit được xác định nhờ mùi vị. Axit có vị chua khi hòa tan trong nước. Không chỉ vậy, axit là các chất điện li nên còn có khả năng dẫn điện.
Tính chất hoá học của axit
Tính chất hóa học của axit bao gồm 5 tính chất quan trọng như sau:
Axit làm đổi màu chất chỉ thị
Trong các tính chất hóa học của axit, khả năng đổi màu này có thể xem là điều cơ bản nhất mà ai cũng phải biết. Dung dịch axit có làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
Axit tác dụng với kim loại
Axit khi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối và giải phóng khí Hiđro. Tuy nhiên, với axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng Hiđro.
Ví dụ:
3H2SO4 (loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Tuy nhiên, không phải axit nào cũng có thể tác dụng được với tất cả kim loại. Axit HCl, H2SO4 loãng không tác dụng được với các kim loại như Cu, Ag, Hg,…
Axit tác dụng với bazơ
Khi axit tác dụng với bazơ sẽ tạo thành muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hòa
Ví dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
Axit tác dụng với oxit bazơ
Khi tác dụng với oxit bazơ, phản ứng sẽ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
Axit còn tác dụng với muối
Với tính chất hóa học của axit ở phương diện này, sản phẩm tạo thành sẽ rơi vào hai trường hợp.
Trường hợp 1: Sản phẩm là muối mới và axit mới.
Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl
Trường hợp 2: Sản phẩm là muối mới, khí thoát ra và nước.
Ví dụ:
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O
Điều kiện xảy ra phản ứng của axit
Bên cạnh nắm rõ các tính chất hóa học của axit, các bạn cần biết 3 điều kiện tiên quyết để phản ứng xảy ra.
- Muối khi phản ứng là muối tan.
- Muối mới tạo thành sau phản ứng không tan trong axit mới.
- Sản phẩm có chứa một chất kết tủa hoặc khí bay hơi.
- Tính chất hóa học của kim loại? 6 ứng dụng kim loại phổ biến nhất
- Tính chất hóa học của oxit? Khái quát về 4 loại oxit đặc trưng
Ứng dụng của axit trong cuộc sống
Nhờ 5 tính chất hóa học của axit nên nó được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. 5 ứng dụng thường gặp nhất của axit sẽ được TamTheThangLong phân tích trong từng lĩnh vực như sau:
Chất khử khuẩn trong ngành y
Axit boric (H3BO3) được ứng dụng làm chất khử trùng ở những vết bỏng hoặc vết cắt nhỏ. Không chỉ vậy, khi pha loãng axit boric sẽ thu được dung dịch rửa mắt. Đây có thể xem là ứng dụng mang tính thực tế nhất từ các tính chất hóa học của axit.
Đồng thời, H3BO3 cũng là chất chống vi khuẩn. Nó được dùng để điều trị các bệnh như mụn trứng cá, bệnh phồng chân ở vận động viên. Axit boric còn được dùng làm chất bảo quản chai mẫu nước tiểu trong các thí nghiệm.
Chất “thúc đẩy” trong công nghiệp thực phẩm
Bằng những phản ứng xảy ra dựa vào những tính chất hóa học của axit, axit citric (C6H8O7)và axit axetic (CH3COOH) được sử dụng phổ biến trong trông nghiệp thực phẩm
Với axit citric
Axit citric rất được trọng dụng trong sản xuất phô mai. Nó đóng vai trò làm chất xúc tác để nhanh chóng lên men sữa. Nhờ đó tăng hiệu suất có thể sản xuất phô mai với quy mô lớn hơn trong thời gian ngắn.
Với axit axetic
CH3COOH được dùng trong thực phẩm như một chất tạo hương liệu. Nhờ những tính chất hóa học của axit CH3COOH, nó được thêm vào sản phẩm để làm chất bảo quản.
Bên cạnh đó, nó còn giúp kéo dài thời gian sử dụng và tạo thêm vị chua cho một số thực phẩm.
Chất xúc tác trong công nghiệp sản xuất
Với axit clohydric
Axit clohydric (HCl) rất hay được dùng trong trong khai thác dầu mỏ. Nó sẽ được bơm vào trong các tầng đá của giếng dầu. Mục đích là làm hòa tan một phần đá hay gọi là rửa giếng, từ đó tạo ra những lỗ rỗng lớn hơn.
Với axit sunfuric
Axit sunfuric (H2SO4) là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Nó được sử dụng làm chất điện phân trong pin xe hơi.
Một số axit phổ biến hiện nay
Ngoài 5 tính chất hóa học của axit, TamTheThangLong sẽ cung cấp bạn một số các axit phổ biến hiện nay. Bạn sẽ thường xuyên gặp những loại axit này trong các bài tập liên quan.
- Acid clohydric – HCl.
- Axit sunfuric – H2SO4.
- Acid citric – C6H8O7.
- Acid sunfuric – H2SO4.
- Axit clohydric – HCl.
- Axit Acetic – CH3COOH.
Bài tập về tính chất của axit
Hãy cùng TamTheThangLong xem qua các bài tập điển hình cho các tính chất hóa học của axit nhé!
Bài 1 trang 14 SGK Hóa 9
Từ Mg, MgO, Mg(OH) và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế magie sunfat.
Bài giải
Phương trình phản ứng:
Mg + H SO → MgSO + H ↑
MgO + H SO → MgSO + H O
Mg(OH) + H SO → MgSO + 2H O
Bài 2 trang 14 SGK Hóa 9
Có những chất sau: CuO, Mg, Al O , Fe(OH) , Fe O . Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Dung dịch có màu xanh lam.
c) Dung dịch có màu vàng nâu
d) Dung dịch không có màu.
Viết các phương trình hóa học.
Bài giải
Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2;
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II).
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt (III)
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
d) Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm hoặc muối magie.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.
Mg + 2HCl →→ MgCl2 + H2
Bài 3 trang 14 SGK Hóa học 9
Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:
a) Magie oxit và axit nitric;
b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric;
c) Nhôm oxit và axit sunfuric;
d) Sắt và axit clohiđric;
e) Kẽm và axit sunfuric loãng.
Bài giải
Phương trình hóa học
a) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
d) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
e) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Axit là một trong những kiến thức quan trong nền tảng hóa học. Nắm được các tính chất hóa học của axit sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất và vận dungjnos trong đời sống. Vì hầu hết các ứng dụng của nó đều dựa trên những tính chất hóa học của axit. Đừng quên cập nhật những kiến thức khác của TamTheThangLong trong các bài viết sau nhé!
Trên đây là bài viết Tính chất hóa học của axit? 5 ứng dụng axit phổ biến nhất được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.