- 1. 1. Thổ nhưỡng là gì?
- 2. 2. Thành phần của thổ nhưỡng
- 3. 3.Thổ nhưỡng Việt Nam được hình thành từ đâu?
- 3.1 3.1 Quá trình hình thành đất
- 3.2 3.2 Yếu tố khí hậu
- 3.3 3.3 Yếu tố địa hình
- 3.4 3.4 Yếu tố thời gian
- 3.5 3.5 Yếu tố con người
- 4. 4. Thông tin về thổ nhưỡng Việt Nam
- 4.1 4.1 Nhóm đất feralit vùng núi thấp
- 4.2 4.2 Nhóm đất mùn núi cao
- 4.3 4.3 Nhóm đất phù sa sông biển
Bạn đang xem : Thổ Nhưỡng Là Gì ⚡️ Thông Tin Về Thổ Nhưỡng Việt Nam
Thổ Nhưỡng Là Gì ⚡️ Thông Tin Về Thổ Nhưỡng Việt Nam được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
1. Thổ nhưỡng là gì?
Từ “thổ nhưỡng” có gốc xuất phát từ Hán Việt, mang nghĩa là đất mềm, xốp và được sử dụng để canh tác và trồng trọt. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp và sinh học lại định nghĩa cụ thể rằng, thổ nhưỡng chỉ là một lớp đất mềm, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng trong đất. Đây là nơi mà thực vật có thể sinh trưởng cũng như phát triển một cách khỏe mạnh.
Người ta thường nhắc đến thổ nhưỡng khi nói về độ phì nhiêu của đất thông qua các tiêu chí cụ thể như:
- Khả năng đất đó có thể cung cấp được lượng nước, nhiệt độ hay không khí.
- Khả năng cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng khác cho thực vật sinh trưởng.
Tuy nhiên không phải loại thổ nhưỡng hay loại đất nào cũng có được một mức phì nhiêu tốt để sử dụng canh tác và trồng trọt. Ngay cả thổ nhưỡng tại Việt Nam cũng như vậy.
Bên cạnh đó, có một thuật ngữ mà ít người biết đến đó là “thổ nhưỡng quyển”. Trong định nghĩa này, đất được xem là một đới “quyển” – thành phần quan trọng trong cấu tạo hành tinh. Thuật ngữ “thổ nhưỡng quyển” được dùng để chỉ lớp vỏ ngoài cùng của thạch quyển, nơi chứa những vật chất tơi xốp trên bề mặt của lục địa và tiếp xúc với khí quyển cùng sinh quyển.
Xem thêm : Vòng Đời Của Ếch ⚡️ Chi Tiết 5 Giai Đoạn & Quá Trình Sinh Sản
2. Thành phần của thổ nhưỡng
Theo các nghiên cứu khoa học đã phân tích thì trong cấu tạo của thổ nhưỡng có chứa những thành phần chi tiết như:
- Phần khí: Gồm có Oxi, cacbonic, nitơ cho cây hô hấp.
- Phần lỏng: Gồm có nước – thành phần chính có vai trò quan trọng trong việc hòa tan dưỡng chất để thực vật có thể dễ dàng hấp thụ hơn.
- Phần rắn: Gồm nhiều dưỡng chất tốt cho thực vật như Kali, nito, photpho,… và một số thành phần cơ giới khác như sét, limon, cát,…
3.Thổ nhưỡng Việt Nam được hình thành từ đâu?
3.1 Quá trình hình thành đất
Bước đầu tiên chính là quá trình phong hóa đá gốc. Giai đoạn này sẽ bao gồm nhiều phản ứng hóa học và sinh học khác nhau và chịu sự tác động lớn bởi nhiệt độ và độ ẩm.
Sau đó xảy ra lần lượt các quá trình hòa tan, rửa trôi và tích tụ vật chất. Lúc này, đá gốc sẽ bị phân hủy và chuyển hóa thành đá mẹ. Đá mẹ có vai trò ban đầu chính là nguồn chính cung cấp các chất vô cơ cho đất. Đây là nhân tố quan trọng quyết định nên thành phần chất khoáng trong đất, kể cả muối và cơ giới… Thêm vào đó, cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến các tính chất về mặt lý hóa sau này.
Tham khảo thêm : Ma Trơi Là Gì ⚡️ “Giải Mã” Hiện Tượng Ma Trơi Bằng Hoá Học
3.2 Yếu tố khí hậu
Khi nhiệt độ và độ ẩm vừa đủ sẽ tác động mạnh đến các sinh vật trong và trên bề mặt đất. Các sinh vật này sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định nên sự xuất hiện của thổ nhưỡng Việt Nam.
Cụ thể, vật chất hữu cơ của đất sẽ được cung cấp bởi thực vật, đồng thời chính thực vật cũng phá hủy các loại đá cứng – gây cản trở cho sự sống và sự sinh trưởng của đất. Các vi sinh vật bé nhỏ sẽ tiến hành quy trình phân hủy xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
3.3 Yếu tố địa hình
Trên thực tế, địa hình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành các loại đất đa dạng có trên trái đất. Không chỉ vậy, nó cũng góp phần lớn thay đổi nhiệt độ và độ ẩm – kiến tạo nên các vành đai đất khác nhau. Đặc biệt, địa hình có khả năng giữ đất phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng vùng. Giữ đất cũng đồng nghĩa với việc giữ được thổ nhưỡng.
3.4 Yếu tố thời gian
Các nhà khoa học cho rằng đất được hình thành khi nào thì tuổi đất sẽ được tính từ thời điểm đó. Tuổi đất cũng chính là tiêu chí cho thấy tiến trình tạo ra đất tại khu vực bất kỳ là dài hay ngắn. Thậm chí, nó còn lưu giữ những thông tin về cường độ tác động lên quá trình đó.
Theo báo cáo nghiên cứu, vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới sẽ có tuổi đất khá cao. Đặc biệt là khi so sánh với các vùng cực hay vùng ôn đới khác, bởi vì các yếu tố tự nhiên ở những vùng có khí hậu nóng sẽ tác động mạnh mẽ hơn.
3.5 Yếu tố con người
Con người chính là nhân tố quyết định chính và cuối cùng đến thổ nhưỡng. Con người có thể cải tạo cho đất màu mỡ và tốt lên hay thậm chí khiến đất bạc màu, bị chết đi. Thổ nhưỡng tại Việt Nam cũng chịu nhiều sự tác động từ con người thông qua các hoạt động cư trú và sản xuất.
Thực tế khách quan cho thấy, các hoạt động cư trú và sản xuất của con người không làm cho đất tốt hơn. Bởi đây cũng chính là sự phá hủy gián tiếp vùng đất đai màu mỡ vốn có mà tự nhiên ban tặng bằng những việc làm như làm nương rẫy, đốt rừng,…
Chính vì vậy, thổ nhưỡng có thể do đất sinh ra nhưng việc có giữ được nó ở lại với đất hay không là tùy vào nhận thức và hành động của con người.
4. Thông tin về thổ nhưỡng Việt Nam
Nước ta có ba nhóm đất chính, thể hiện được rõ tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu, bao gồm:
4.1 Nhóm đất feralit vùng núi thấp
- Hình thành trực tiếp trên các khu vực miền đồi núi thấp chiếm tới 65% diện tích tự nhiên.
- Tính chất chất chua, nghèo mùn, nhưng rất nhiều sét.
- Thổ nhưỡng chứa nhiều hợp chất Al, Fe nên có màu đỏ vàng.
- Phân bố chủ yếu trên đá bazan ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ hoặc trên đá vôi ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Thổ nhưỡng ở những vùng núi thấp này thích hợp để trồng cây công nghiệp.
4.2 Nhóm đất mùn núi cao
- Được hình thành dưới tác động của thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chiếm 11% diện tích tự nhiên.
- Loại thổ nhưỡng này phân bố chủ yếu tại khu vực đất rừng đầu nguồn.
- Phù hợp để trồng các loại cây phòng hộ đầu nguồn.
4.3 Nhóm đất phù sa sông biển
- Chiếm 24% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Có tính phì nhiêu, dễ dàng canh tác để làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp và rất giàu mùn.
- Tập trung nhiều tại khu vực đồng bằng.
- Thích hợp canh tác nông nghiệp như trồng lúa, cây công nghiệp lâu năm, hoa màu, cây ăn quả,…
Bài viết trên đã cung cấp tất tần tật thông tin để giải đáp cho câu hỏi “Thổ nhưỡng là gì?”. Nhìn chung, thổ nhưỡng Việt Nam về bản chất chính là một tài nguyên thiên nhiên cần bảo vệ và phát triển. Để có được thổ nhưỡng tốt thì cần phải mất khá nhiều thời gian để có thể phục hồi và chăm sóc. Chính vì vậy, mỗi người nên có nhận thức đúng đắn về nguồn tài nguyên quý giá này.
Trên đây là bài viết Thổ Nhưỡng Là Gì ⚡️ Thông Tin Về Thổ Nhưỡng Việt Nam được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.