Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nảy nhiều?

Thứ Hai, ngày 21/03/2022 - 15:11
5 / 5 của 1 đánh giá
Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nảy nhiều? Thói quen tưởng chừng như vô hại này có thể gây tổn hại rất lớn đến đôi mắt. Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu xem!

Bạn đang xem : Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nảy nhiều?

Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nảy nhiều? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Đôi mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn” của con người. Thế nhưng không phải cũng biết cách để bảo vệ tốt cho “cửa sổ” ấy được đẹp trước những thói quen xấu hằng ngày. Một trong số đó là việc đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng hay trên tàu xe đang di chuyển. Vậy tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nảy nhiều? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!

Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nảy nhiều?

Ai cũng muốn giữ cho mình một đôi mắt không chỉ đẹp mà phải khỏe nữa. Vì vậy, chúng ta đã được dạy rằng không nên đọc sách tại nơi thiếu ánh sáng hay trên tàu xe bị xóc nảy nhiều vì việc này không tốt cho mắt chút nào. Thói quen này về lâu dài sẽ dễ gây ra các tật về mắt, có thể dẫn đến cận thị hay viễn thị.

Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng

Không nên đọc sách tại nơi thiếu ánh sáng vì cơ chế nhìn thấy một vật của mắt là nhờ có đủ ánh sáng từ vật phản xạ chiếu tới mắt để nhìn thấy được. Tại những nơi thiếu ánh sáng thì sự phản chiếu lại rất thấp. Chính vì vậy mà thủy tinh thể của mắt phải phồng lên để hội tụ ánh sáng hoặc đưa sách đến gần mắt hơn để việc phản chiếu ánh sáng tốt hơn, nhìn rõ hơn.

Xem thêm : Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Thiếu ánh sáng, các tế bào thụ cảm thị giác hình que hoạt động mạnh hơn. Nhưng chất lượng của tế bào hình que lại không tốt bằng tế bào hình nón. Bởi nhiều tế bào hình que mới kích thích được một tế bào thần kinh thị giác.

Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, mắt phải điều tiết nhiều hơn làm thủy tinh thể luôn phải phồng lên. Lâu dần thói quen này sẽ làm mất khả năng co giãn của mắt gây nên tật cận thị.

Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng

Tham khảo thêm : Tại sao lá cây có màu xanh? Những thông tin thú vị về màu xanh của lá cây

Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nảy nhiều

Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nảy nhiều vì khi ở trên tàu xe, khoảng cách giữa mắt và sách luôn bị thay đổi, khiến mắt (mà cụ thể là thủy tinh thể) luôn phải điều tiết liên tục để nhận diện rõ hình ảnh và chữ trên sách. Thêm vào đó các cơ vận động của mắt cũng phải liên tục hướng mắt về phía trang sách, gây ra cảm giác mệt mỏi rất nhanh chóng.

Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nảy nhiều

Nếu đọc sách trong tình trạng này kéo dài thì mắt sẽ cảm giác rất mệt mỏi. Nếu thói quen này diễn ra nhiều lần sẽ khiến mắt nhanh bị cận hoặc viễn thị.

Cơ chế hoạt động của mắt

Cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của một chiếc máy ảnh. Để chụp được ảnh, ánh sáng sẽ phản xạ từ vật qua hệ thống thấu kính của mắt (bao gồm giác mạc và thủy tinh thể) và hội tụ trên võng mạc của mắt.

Tín hiệu ánh sáng sẽ được nhiều tế bào cảm thụ trên võng mạc và chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu được truyền đến đại não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận hình ảnh tại não bộ.

Đối với máy ảnh, khi chụp ảnh xa, thiếu sáng bạn có thể điều chỉnh tiêu cự phù hợp cũng như mức độ sáng. Nhưng mắt của chúng ta lại phải thực hiện những việc trên một cách hoàn toàn tự động.

Khi tiêu cự của mắt thay đổi thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong dưới sự điều khiển của cơ mi trong mắt. Việc co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử. Từ đó, điều khiển cường độ chùm sáng đi vào. Các tuyến lệ chính và phụ sẽ hoạt động sẽ giúp giác mạc luôn bị bôi trơn. Đây là cơ chế vệ sinh và bảo vệ mắt tự nhiên của con người.

Cơ chế hoạt động của mắt

Tại sao không nên nằm đọc sách

Nằm đọc sách là một tư thế không hề tốt cho mắt và cơ thể. Khi vừa nằm vừa đọc sách, thủy tinh thể và con ngươi khó có thể xác định đúng trọng tâm điểm cần nhìn. Ví dụ, nếu bạn nằm đọc quá cao, để cuốn sách quá thấp hay quay ngang đọc sách.

Tại sao không nên nằm đọc sách

Điều này rất có hại vì khi nằm, chúng ta thường ít để ý đến khoảng cách đọc giữa sách và mắt cách khoảng ba mươi cen-ti-mét. Ngoài ra, lúc nằm máu dồn đều lên mắt, trong khi đó chúng ta lại dùng sức cơ mắt để nhìn và đọc. Việc này gây tổn hại rất lớn đến sự khỏe mạnh của cơ mắt.

Tại sao học sinh không nên đọc sách quá gần

Các em học sinh không nên đọc sách quá gần vì khi đọc sách ở cự li gần, để hình ảnh hiển thị trên võng mạc được rõ ràng, thủy tinh thể phải cong lên. Thủy tinh thể càng cong, độ tụ quang càng mạnh, như vậy ánh sáng phản chiếu từ vật thể cần quan sát mới tụ rõ trên võng mạc, chúng ta mới có thể nhìn rõ chữ.

Nếu nhìn ở khoảng cách gần trong thời gian dài, hệ thống điều tiết của mắt không được nghỉ ngơi, khiến mắt dễ bị mỏi. Lâu dần làm thị lực của các em bị giảm sút có thể gây tật cận thị, thậm chí là cận thị nặng.

Cách đọc sách đúng bảo vệ cho mắt

Hãy đọc sách với điều kiện đủ ánh sáng

Đừng đọc sách trong chăn hoặc trong điều kiện không đủ ánh sáng. Hãy tận dụng những không gian có ánh sáng tự nhiên để đọc. Vào buổi tối, khi đọc sách, hãy lựa chọn những thiết bị chiếu sáng đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cho đôi mắt bạn không bị tổn thương.

Không nên đọc khi đang di chuyển

Hãy từ bỏ thói quen giết thời gian bằng việc đọc sách trong lúc ngồi trên tàu, xe bus, ô tô hay đi bộ di chuyển một phạm vi gần. Việc các cơ vận động mắt phải hoạt động liên tục hướng mắt về phía sách dễ khiến thần kinh thị giác bị mỏi, gây căng thẳng cho mắt, dẫn đến tật cận thị cho mắt. Vì vậy, chú ý không nên đọc sách khi di chuyển để bảo vệ mắt.

Không đọc sách ở cự li gần

Khi đọc sách, hãy giữ cho mắt và trang sách một khoảng cự li nhất định (từ hai mươi lăm đến ba mươi cen-ti-mét). Đừng đọc sách quá gần, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và sẽ làm bạn có khả năng cận thị nhanh chóng đó.

Không đọc sách ở cự li gần

Không đọc sách quá lâu

Tính chất công việc và quá trình học tập yêu cầu chúng ta có thể phải đọc sách hàng giờ liền. Mắt phải làm việc trong thời gian dài khiến áp lực lên mắt tăng cao, nhãn áp tăng mạnh, cơ mắt trong và ngoài căng giãn không ngừng. Lâu ngày sẽ dẫn tới cận thị. Các chuyên gia khoa mắt đã đưa ra lời khuyên rằng sau mỗi 45 phút bạn nên dành ít nhất 2 phút nhắm mắt, và 5 phút tiếp theo hãy cho mắt thư giãn.

Không nên đọc sách dưới nền của ánh sáng quá mạnh

Nguồn sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt. Đọc sách dưới ánh sáng mặt trời hay cường độ sáng quá mạnh sẽ khiến bạn cảm thấy hoa mắt. Đó là những vùng đen được tạo thành khi võng mạc bị kích thích bởi ánh sáng cường độ mạnh trong thời gian dài. Thường xuyên đọc sách dưới nguồn sáng cường độ mạnh sẽ gây tổn thương võng mạc và điểm vàng, thậm chí gây suy giảm thị lực.

Không nên đọc sách dưới nền của ánh sáng quá mạnh

Đọc sách là một thói quen tốt, có tác dụng phát triển ngôn ngữ và làm phong phú đời sống tinh thần. Tuy nhiên, nếu đọc sách không đúng cách sẽ gây mỏi mắt và có thể gây nên các bệnh về mắt. Đặc biệt là không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nảy nhiều, để bảo đảm được lợi ích từ việc đọc sách và giúp bảo vệ thị lực cho mắt. Qua bài viết, TamTheThangLong hi vọng các bạn sẽ biết cách để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” cho mình ngày một tốt hơn nhé!

Trên đây là bài viết Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nảy nhiều? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng biểu hiện như thế nào? Cùng tham khảo bài viết của TamTheThangLong nhé!
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?
Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Hệ thống đê điều đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng nhé!
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Địa lí 9
Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Cùng TamTheThangLong trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 trong bài viết dưới đây!
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Những cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng? Giải đáp các câu hỏi địa lý lớp 8 trong bài 34. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về cách phòng chống lũ lụt ở dưới bài viết sau đây nhé!