Proposal là gì? Cách viết Proposal thành công gây ấn tượng với khách hàng

Chủ Nhật, ngày 10/04/2022 - 15:26
5 / 5 của 1 đánh giá
Proposal là một thuật ngữ chuyên ngành của Marketing. Đây là một khái niệm khá mới mẻ nên hẳn nhiều người còn đang thắc mắc Proposal là gì? TamTheThangLong sẽ giúp bạn tìm hiểu!

Bạn đang xem : Proposal là gì? Cách viết Proposal thành công gây ấn tượng với khách hàng

Proposal là gì? Cách viết Proposal thành công gây ấn tượng với khách hàng được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Proposal rất quan trọng trong ngành Marketing. Nếu muốn trở thành một chuyên gia Marketing thì chắc chắn bạn nên tìm hiểu Proposal là gì? Cách để viết Proposal thành công như thế nào? Bài viết sau đây của TamTheThangLong sẽ giải đáp mọi thắc mắc.

Proposal là gì?

Proposal là những đề xuất với nội dung trình bày các ý tưởng, thiết kế hoặc phương thức tổ chức sự kiện dành cho một dự án Marketing nào đó. Phần ý tưởng này sẽ được trình bày với đối tác hoặc khách hàng. Nội dung này có thể được trình bày bằng Word, Excel và Powerpoint.

Proposal là gì?

Nội dung Proposal xoay quanh các câu hỏi What/Who/How/When/Why/Where (Sẽ làm gì/Ai thực hiện/Như thế nào/Thời gian/Mục đích/Địa Điểm). Khi bạn đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề mà khách hàng đang muốn hướng tới; giải quyết chúng bằng các chiến lược mang tính thực thi đem lại nhiều lợi ích thì đó chính là một Proposal thành công.

Việc cung cấp Proposal cho khách hàng nhằm thuyết phục họ hài lòng với những ý tưởng được đưa ra, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án Marketing. Chính vì vậy Proposal được xem là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Xem thêm : 520 là gì? Ý nghĩa ngọt ngào của con số 520 trong tình yêu

Ví dụ một bản Proposal

Dưới đây là một mẫu đề xuất dự án đầu tư. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hay dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian xác định. Bản mẫu dưới đây là đề xuất dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. Cùng tìm hiểu nhé!

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

Tham khảo thêm : Script là gì? 1 số khái niệm liên quan đến Script trong IT

Ngày …. tháng … năm….)

I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ

(Ghi tên từng nhà đầu tư)

Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:

II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU

1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:

1.1. Tên dự án:……………………………………………………

1.2. Địa điểm thực hiện dự án: ……………………………………

(Đối với dự án ngoài KCN, KCX, KKT, KCNC: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện và tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX, KKT, KCNC: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện và tỉnh/thành phố).

2. Mục tiêu dự án:

Ví dụ một bản Proposal

Ghi chú:

Ngành kinh doanh ghi đầu tiên là ngành kinh doanh chính của dự án.

Chỉ ghi mã ngành CPC đối với các mục tiêu hoạt động thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi cấp GCNĐKĐT.

3. Quy mô đầu tư:

Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:

  • Sản phẩm, dịch vụ cung cấp:…………………………………………….
  • Công suất thiết kế:…………………………………………………………
  • Diện tích đất, mặt nước và mặt bằng dự kiến sử dụng (m2 hoặc ha):…
  • Quy mô kiến trúc xây dựng (diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng và chiều cao công trình,…):……………………………………………………….

Trường hợp dự án có nhiều giai đoạn thì từng giai đoạn được miêu tả như trên.

4. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất (áp dụng đối với dự án đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất hay cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 33 Luật đầu tư).

4.1. Địa điểm khu đất:

  • Giới thiệu tổng thể về khu đất (địa chỉ, ranh giới và vị trí địa lý);
  • Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất (nếu có);

4.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất (lập bảng cơ cấu hiện trạng sử dụng đất và có bản đồ hiện trạng sử dụng đất kèm theo).

4.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nêu rõ số lượng diện tích đất sử dụng, thời hạn và tỷ lệ nhu cầu sử dụng đất của từng hạng mục công trình).

4.4. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

4.5. Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

4.6. Phương án tổng thể bồi thường và giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).

5. Vốn đầu tư:

5.1. Tổng vốn đầu tư: ……. (bằng chữ) đồng và tương đương ……. (bằng chữ) đô la Mỹ, trong đó:

a) Vốn cố định:… (bằng chữ) đồng và tương đương….. (bằng chữ) đô la Mỹ.

Trong đó:

  • Chi phí thuê đất, mặt nước,…:
  • Chi phí khác hình thành tài sản cố định.
  • Chi phí xây dựng công trình:
  • Chi phí máy móc, thiết bị, công nghệ, thương hiệu;
  • Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có):
  • Chi phí dự phòng;

Cộng: ………………………..

b) Vốn lưu động: ….. (bằng chữ) đồng và tương đương……(bằng chữ) đô la Mỹ.

5.2. Nguồn vốn đầu tư:

a) Vốn góp để thực hiện dự án đầu tư (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):

Ghi chú:

(*): Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, giá trị quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ,………

b) Vốn huy động: ghi rõ số vốn và phương án huy động (vay từ tổ chức tín dụng/công ty mẹ,…), tiến độ dự kiến.

c) Vốn khác: …………..

6. Thời hạn thực hiện/hoạt động của dự án:………………

7. Tiến độ thực hiện dự án (ghi theo mốc thời điểm tháng (hoặc quý)/năm. Ví dụ: tháng 01 (hoặc quý I)/2018): Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư và đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ….

8. Nhu cầu về lao động: (nêu cụ thể số lượng lao động trong nước và số lượng lao động là người nước ngoài cần cho dự án theo từng giai đoạn cụ thể).

9. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án:

Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, ngành (tạo việc làm, xuất khẩu, nộp ngân sách, chuyển giao công nghệ,….).

Đánh giá tác động môi trường: Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

10. Giải trình về sử dụng công nghệ: (Áp dụng đối với dự án sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ  được quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 33 Luật đầu tư).

  • Xuất xứ công nghệ;
  • Sơ đồ quy trình công nghệ;
  • Thông số kỹ thuật chính;
  • Tên công nghệ;
  • Giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện về tiếp nhận và chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
  • Tình trạng sử dụng của máy móc và thiết bị và dây chuyền công nghệ;
  • Dự kiến tiến độ thực hiện trình tự, thủ tục tiếp nhận và chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

11. Giải trình việc đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có):………………………………………………………………..

III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (ghi rõ cơ sở pháp lý của đề xuất dự án đầu tư kèm với ưu đãi, hỗ trợ đầu tư)

1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật và điều khoản áp dụng):..

2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu:

Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật và điều khoản áp dụng):…………..

3. Ưu đãi về giảm, miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật và điều khoản áp dụng):………………….

4. Đề xuất hỗ trợ đầu tư (nếu có): …………………………………………………………

    Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm……

                                                                                      Nhà đầu tư

Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có)

Khái niệm liên quan Proposal là gì?

Marriage Proposal là gì?

Marriage Proposal trong tiếng Anh nghĩa là lời cầu hôn. Cầu hôn là một sự kiện quan trọng trong một mối quan hệ; là hành động ngỏ lời muốn đối phương trở thành vợ hoặc chồng của mình. Ngoài ra còn một số cụm từ khác cũng mang ý nghĩa “cầu hôn” bao gồm: make an offer of marriage, propose (marriage) to somebody, pop the question…

Marriage Proposal là gì?

Marketing Proposal là gì?

Marketing Proposal là một bản tài liệu đề xuất được sử dụng trong Marketing để truyền đạt những thông tin về dự án tới khách hàng. Cụ thể là những ý tưởng chiến lược, ngân sách, thời gian thực hiện, các điều khoản hợp đồng và một số những thông tin có liên quan khác.

Marketing Proposal là gì?

Cấu trúc Proposal

Cấu trúc Proposal gồm có 4 phần:

  • Phần 1: Giới thiệu – An Introduction.
  • Phần 2: Đặt khách hàng là trung tâm – Client – Centered.
  • Phần 3: Đề xuất chi tiết – Detailed description of what you propose to do.
  • Phần 4: Trình bày chuyên môn, kinh nghiệm của công ty bạn – Your expertise and experience.

Ở mỗi phần đều có những yêu cầu nội dung cụ thể. Bạn cần viết nội dung thật cẩn thận, tuân theo yêu cầu để có được một bản Proposal hoàn chỉnh và chi tiết nhất.

Cấu trúc Proposal

Phần 1: An Introduction (Giới thiệu)

Phần giới thiệu của Proposal cần có những nội dung sau:

  • Tiêu đề Proposal (Tên dự án, chương trình và hình thức).
  • Giới thiệu: Công ty, người viết Proposal, lý do gửi Proposal, thành viên tham gia dự án, người chịu trách nhiệm chính.
  • Nội dung chi tiết bản Proposal.
  • Thông tin liên hệ.

Lưu ý: Trên cùng của Proposal bạn nên tạo một cái Title page ngắn gọn về tên của bản đề xuất.

Phần 2: Client – centered (Đặt khách hàng là trung tâm)

Đây chính là phần tạo nên sự thành công của Proposal. Trong phần này, mục tiêu của bạn là chứng minh công ty bạn hiểu những gì khách hàng tiềm năng cần và muốn. Cách này giúp làm hài lòng khách hàng và cũng là một cách quảng bá hiệu quả dịch vụ Marketing của công ty bạn.

  • Nêu lí do thực hiện dự án này.
  • Thời gian và địa điểm diễn ra dự án.
  • Thời gian dự kiến hoàn thành.
  • Lợi ích của các bên tham gia.

Trong phần này, bạn cần chú trọng lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được là gì; đưa ra lý do thuyết phục rằng dự án bạn đang cung cấp là tốt nhất. Nếu như phần này bạn làm tốt, khả năng nhận được lời đồng ý hợp tác của khách hàng sẽ rất cao.

Phần 3: Detailed description of what you propose to do (Đề xuất chi tiết)

Phần này bạn cần mô tả chính xác về những đề xuất bạn muốn làm cho dự án. Đây được xem là phần quan trọng nhất của Proposal. Hãy trình bày thật chi tiết, tỉ mỉ nhưng cần chú ý ngắn gọn và logic, không dài dòng.

  • Trình bày ý tưởng cụ thể về dự án.
  • Cách thức thực hiện ý tưởng.
  • Những lợi nhuận, lợi ích mà dự án mang lại.
  • Ngân sách mà dự án cần.

Bởi vì khách hàng sẽ lắng nghe ý tưởng của bạn chi tiết ở phần này; nên bạn cần có một concept xuyên suốt dựa trên insight khách hàng. Tất cả nội, hình ảnh, video bạn đưa vào Proposal cần phải đồng nhất về nội dung và có một kịch bản chi tiết. Có thể khách hàng sẽ phản biện nên bạn cần cung cấp đủ thông tin khách hàng cần.

Phần 4: Your expertise and experience (Chuyên môn, kinh nghiệm của công ty bạn)

Đây là phần cuối cùng của Proposal. Nó quyết định đến việc khách hàng có hài lòng với chiến lược Marketing của công ty bạn hay không. Hãy thuyết phục họ rằng công ty bạn là lựa chọn tốt nhất bằng cách đưa ra những thông tin về chuyên môn và kinh nghiệm của công ty như sau:

  • Giới thiệu doanh nghiệp.
  • Giới thiệu các thành viên thực hiện dự án.
  • Kinh nghiệm và khả năng của công ty.
  • Kinh nghiệm và khả năng của đội ngũ nhân sự.
  • Thành tựu và giải thưởng doanh nghiệp đã đạt được.

Cách viết Proposal thành công

Để viết một bản Proposal thành công, bạn cần thực hiện đầy đủ, chi tiết các nội dung chính. Một số bước cơ bản để viết Proposal ấn tượng, hấp dẫn gồm có:

Khảo sát khách hàng

Tìm hiểu khách hàng với insight cụ thể sẽ giúp cho thông điệp Proposal được truyền đi hiệu quả nhất. Do đó, đây chính là một trong những bước quan trọng cần thực hiện.

Một số câu hỏi khi thực hiện khảo sát khách hàng như:

  • Khó khăn họ đang gặp phải là gì?
  • Họ đã có những nguồn lực nào để giải quyết khó khăn trên chưa?
  • Khoảng thời gian để họ giải quyết những khó khăn trên?
  • -Công cụ để doanh nghiệp đo lường hiệu quả của giải pháp là gì?

Đề xuất những công việc sẽ phải thực hiện

Một chiến dịch Marketing thành công cần nắm rõ các yếu tố về nguồn lực, thời gian và kinh phí. Do đó, bản Marketing Proposal cần xác định rõ kênh truyền thông sẽ được sử dụng để tiếp thị sản phẩm, thời gian thực hiện các bước và các công cụ đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing.

Thời gian thực hiện các hoạt động

Xác định rõ khoảng thời gian triển khai các công việc cần cho chiến dịch. Thời gian này được xác định dựa trên cơ sở nguồn lực sẵn có của khách hàng.

Kinh phí và các điều khoản trong hợp đồng

Trong bản Proposal, yếu tố kinh phí và các điều khoản hợp đồng cần cụ thể, chi tiết:

  • Chi phí (theo đơn vị thời gian); hoặc chi phí trọn gói (tính theo dịch vụ).
  • Các điều khoản liên quan tới việc chi trả (như chi phí sẽ được trả ngay lúc bắt đầu chiến dịch, hoặc được chi trả sau khi các dịch vụ được hoàn thành,…).
  • Điều kiện làm việc (tại địa điểm cố định, hay được phép lựa chọn linh hoạt).
  • Những điều khoản liên quan tới việc thanh lý hợp đồng.
  • Các điều khoản khác.

Phương pháp đo lường hiệu quả

Việc đo lường hiệu quả do dự án mang lại sẽ đánh giá được mức độ thành công của dự án; đẩy mạnh sự tin tưởng của hai bên cũng như để có những điều chỉnh cần thiết. Một số công cụ đo lường của Marketing hiện nay như Google Analytics, Webmaster, Facebook Ads,…

Đề xuất những công việc sẽ phải thực hiện

Sai lầm thường gặp khi viết Proposal

Trong quá trình viết Proposal bạn có thể sẽ mắc những sai lầm về nội dung và hình thức, gây ảnh hưởng đến việc truyền đạt ý tưởng đến khách hàng. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi viết Proposal:

Mất hứng thú của khách hàng

Sự tỉ mỉ, chi tiết khi viết đề xuất có thể khiến Proposal của bạn trở nên dài dòng, lê thê. Khách hàng không biết phải chọn lọc thông tin như thế nào vì quá nhiều thông tin thừa thãi, không đúng trọng tâm mà họ cần. Thay vì phải suy nghĩ thêm, họ sẽ bỏ qua dự án của công ty bạn ngay lập tức.

Sai lầm thường gặp khi viết Proposal

Tập trung quá nhiều vào các kinh nghiệm và đối tác của mình

Ở phần cuối cùng của Proposal, nếu bạn nói quá nhiều về kinh nghiệm và đối tác quá mình thì có thể trở thành là bạn đang “khoe thành tích”. Khách hàng sẽ cảm thấy như họ đang nhận được những nội dung thiếu tính xác thực và có vẻ chẳng liên quan tới họ.

Chính vì vậy hãy để phần này chiếm phần nhỏ và được đưa ra cuối cùng thay vì xuyên suốt nội dung từ đầu đến cuối. Tránh biến Proposal thành một bản tường trình thành tựu.

Như vậy, thông qua bài viết này của TamTheThangLong, chúng ta đã hiểu rõ hơn khái niệm Proposal là gì và cách để viết Proposal thành công. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những gợi ý hữu ích để viết một bản Proposal ấn tượng. Chúc các bạn thành công!

Trên đây là bài viết Proposal là gì? Cách viết Proposal thành công gây ấn tượng với khách hàng được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Valentine trắng là ngày gì? Những món quà ý nghĩa nên tặng
Valentine trắng là ngày gì? Những món quà ý nghĩa nên tặng
Valentine trắng là ngày gì? Valentine trắng có nguồn gốc và ý nghĩa như nào? Các bạn hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Black Rouge A21 là màu gì? Ưu điểm của son Black Rouge A21
Black Rouge A21 là màu gì? Ưu điểm của son Black Rouge A21
Black Rouge A21 là cái tên không thể không nhắc đến trong bộ sưu tập son Black Rouge Air Fit Velvet Tint Ver 4. Vậy Black Rouge A21 là màu gì? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu về màu son này ngay sau đây nhé!
Black Rouge A32 là màu gì? Đánh giá son Black Rouge A32
Black Rouge A32 là màu gì? Đánh giá son Black Rouge A32
Black Rouge A32 được các tín đồ làm đẹp đánh giá là màu son bán chạy nhất trong phiên bản Black Rouge Ver 6 Blueming Garden. Vậy Black Rouge A32 là màu gì? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Black Rouge A06 là màu gì? Cách đánh son lên màu chuẩn đẹp
Black Rouge A06 là màu gì? Cách đánh son lên màu chuẩn đẹp
Black Rouge A06 là một trong những màu son bán chạy nhất của nhà Black Rouge. Vậy Black Rouge A06 là màu gì? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay nhé!
Công thức tính số mol – Bài tập minh họa về số mol Hóa học lớp 8
Công thức tính số mol – Bài tập minh họa về số mol Hóa học lớp 8
Số mol là một khái niệm cơ bản chương trình hoá học cấp 2, 3. Vậy công thức tính số mol của các chất như thế nào? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu nhận biết hình thoi? Tính chất, các cách chứng minh
Dấu hiệu nhận biết hình thoi? Tính chất, các cách chứng minh
Bạn muốn biết dấu hiệu nhận biết hình thoi, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của TamTheThangLong để nhận được câu trả lời xác đáng nhất nhé!