- 1. Hiệu ứng nhà kính là gì?
- 2. Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính
- 3. Những loại khí gây hiệu ứng nhà kính là gì?
- 4. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO₂ trong khí quyển là gì?
- 5. Một số hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình
- 5.1 Biến đổi khí hậu toàn cầu
- 5.2 Hiện tượng băng tan
- 5.3 Hiện tượng cháy rừng tự phát
- 5.4 Hiện tượng hạn hán hoặc ngập lụt
- 6. Hậu quả hiệu ứng nhà kính
- 7. Biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính
Bạn đang xem : Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính? Hậu quả và cách khắc phục
Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính? Hậu quả và cách khắc phục được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Hiệu ứng nhà kính đã và đang vấn đề nóng được quan tâm hàng đầu bởi những tác động ảnh hưởng đến Trái Đất. Vậy đâu là nguyên nhân hiệu ứng nhà kính? Hậu quả và cách khắc phục hiện tượng này là gì? Chúng ta cần có những biện pháp nào để khắc phục hiệu ứng nhà kính? Tất cả sẽ được TamTheThangLong giải đáp trong bài viết sau đây!
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng không khí Trái Đất nóng dần lên bởi các bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển. Lúc này, mặt đất sẽ hấp thu nhiệt và bức xạ theo những đường sóng dài vào khí quyển để CO₂ hấp thu làm cho không khí nóng dần lên.
CO₂ trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái Đất, làm cho Trái Đất giống như một nhà kính lớn. Để dễ hiểu, bạn hãy hình dung đến những ngôi nhà kính. Khi ánh Mặt Trời xuyên qua những tấm kính, năng lượng hấp thụ và tỏa ra nhiệt lớn khiến toàn bộ không gian trong nhà kính nóng lên.
Hiệu ứng nhà kính để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Đây là nỗi lo chung của toàn nhân loại mà chúng ta đang nỗ lực tìm cách giải quyết.
Xem thêm : Nguyên nhân ngủ ngáy thường xuyên là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất
Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính được giải thích bằng cơ chế hiệu ứng nhà kính. Xuất phát từ việc bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể xuyên qua tầng khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó, mặt đất hấp thu chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO₂ hấp thu làm cho không khí tăng nhiệt.
Chất CO₂ chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Các hoạt động sản xuất của con người thải ra một lượng lớn khí thải bao phủ khí quyển và phá hủy tầng ozon. Điều này làm cho Trái Đất bị bao phủ bởi một tầng kính dày giống như một nhà kính lớn.
Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái Đất sẽ xuống tới – 23°C. Nhưng nhiệt độ trung bình thực tế lại là 15°C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái Đất nóng lên 38°C.
Sự phát triển nhanh chóng của dân số thế giới cùng với sự khai thác không hợp lý tài nguyên thiên nhiên của con người đang ngày ngày khiến lượng CO₂ tăng nhanh.
Tham khảo thêm : Nguyên nhân gây mụn ẩn là gì? Cách điều trị mụn ẩn dứt điểm nhanh nhất
Mức độ ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng khi diện tích các cánh rừng đang bị giảm đi đáng kể. Từ đó, dẫn đến lượng C trong không khí ngày càng tăng. Hiệu ứng nhà kính cũng trở nên nghiêm trọng.
Những loại khí gây hiệu ứng nhà kính là gì?
Khí nhà kính là những loại khí có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài phản xạ khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Các loại khí này phân tán nhiệt cho Trái Đất và gây ra hiệu ứng nhà kính, gọi là khí nhà kính.
Những loại khí gây hiệu ứng nhà kính gồm khí nhà kính tự nhiên và khí nhà kính nhân tạo. Các khí nhà kính tự nhiên chiếm nhiều nhất là CO₂ và hơi nước. Những khí nhà kính nhân tạo như: CH₄, N₂O, O₃, CO, CFCS (đặc biệt là CFC-11 và CFC-12).
CO₂
Lượng chất thải sinh ra khí CO₂ ngày càng nhiều trong khi diện tích rừng giảm mạnh. Điều này dẫn đến việc gia tăng lượng CO₂ trong khí quyển. CO₂ đóng góp trong hiệu ứng nhà kính tới 50% so với các khí khác.
Hơi nước
Hơi nước (H₂O) đóng góp tới 62% trong tổng nhiệt độ tăng lên của Trái Đất. Nguồn tăng hơi nước chủ yếu do sự ấm lên toàn cầu làm biến đổi sự bốc hơi nước ổn định vốn có trên Trái Đất.
CFCS
Chiếm phần lớn nồng độ trong khí quyển là khí CFC-11( CCl3F) và CFC-12(CCl2F2), đóng góp vào hiệu ứng nhà kính rất lớn. Hằng năm, các khí CFC tăng lên 4% (1992).
Các khí này trơ về mặt hóa học, không độc , không cháy, không mùi, là tác nhân làm lạnh cho tủ lạnh. Do trơ về mặt hóa học nên nó có thời gian lưu rất dài từ hàng chục hay hàng trăm năm.
CH₄
CH₄ là chất khí không màu, ít hoạt động hóa học nên có thời gian lưu trong tầng đối lưu lớn (khoảng 20 năm). Chúng phân bố khắp trong vùng này và tăng khoảng 2% hằng năm.
NF₃
Đây là loại khí được phát hiện là có khả năng gây hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng. NF₃ (Nitrogen trifluoride) là loại khí không màu, không mùi, không bị đốt cháy. Chúng có khả năng làm bầu khí quyển Trái Đất nóng hơn rất nhiều so với khí CO2.
Hiện nay, khí NF₃ đang ngày một tăng lên do nhu cầu sử dụng tăng cao. Các nhà khoa học khẳng định hiện nay khí NF₃ cũng cần được kiểm soát giống như CO₂.
Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO₂ trong khí quyển là gì?
Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO₂ trong khí quyển là gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Từ đó, dẫn tới biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hiện tượng biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường, không giống với những quy luật lúc trước. Hệ quả là gây nên nhiều thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan. Và con người chính là nạn nhân trực tiếp phải chịu những sự tác động đó.
Một số hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình
Biến đổi khí hậu toàn cầu
Các chất khí nhà kính gia tăng khiến cho hiệu ứng nhà kính càng thêm nghiêm trọng. Hậu quả gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống trên Trái Đất.
Hiện tượng biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một khu vực nhất định hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ bề mặt Trái Đất. Điều này tùy thuộc vào mức độ tồn động của các chất khí trong khí quyển.
Hiện tượng băng tan
Băng tan cũng là một trong những hiện tượng hiệu ứng nhà kính nổi bật nhất hiện nay. Nhiệt độ tăng làm cho Trái Đất nóng dần lên, thể tích nước sẽ giãn nở và băng ở hai cực sẽ tan ra, khiến mực nước biển dâng cao.
Nếu theo tốc độ tan chảy băng ở hai cực hiện nay, không đến vài chục năm nữa, rất nhiều vùng đảo sẽ bị nhấn chìm. Đảo Maldives nổi tiếng cũng có thể sẽ bị biến mất khỏi bản đồ thế giới.
Hiện tượng cháy rừng tự phát
Hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, nhiệt độ tăng cao sẽ làm gia tăng hiện tượng cháy rừng. Đặc biệt là vào mùa khô.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết cực đoan. Quy luật thời tiết thay đổi khiến cho con người khó kiểm soát hơn trong việc bảo vệ các cánh rừng khỏi những đám cháy tự phát.
Ví dụ điển hình nhất gần đây có thể kể đến là vụ cháy rừng ở Úc diễn ra đầu năm 2022. Các hậu quả của vụ cháy rừng nghiêm trọng đến mức khiến con người phải bàng hoàng, xót xa.
Hiện tượng hạn hán hoặc ngập lụt
Hiệu ứng nhà kính khiến cho hệ sinh thái trên Trái Đất bị biến đổi. Thời tiết biến đổi thất thường, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán,… xảy ra khắp nơi.
Hệ quả là nhiều khu vực xảy ra hiện tượng hạn hán kéo dài. Một số vùng thấp hay gần biển lại xảy ra hiện tượng lũ lụt, sạt lở đất, ngập úng nghiêm trọng,…
Hậu quả hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống con người và sinh vật.
Đối với sức khỏe con người
Khi nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt, người già và trẻ em là những đối tượng chịu tác động nhiều nhất. Trong khi đó, sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng làm gia tăng nguy cơ các dịch bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
Đối với nguồn nước
Hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu, tạo nên những hiện tượng thời tiết cực đoan. Mưa lũ, hạn hán gia tăng và diễn ra không theo quy luật. Từ đó, dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng.
Tình trạng này dẫn đến việc thiếu nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu và các nhà máy phát điện. Hệ quả ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người và các loài sinh vật sống dưới nước.
Tài nguyên bờ biển
Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên, băng ở hai cực tan khiến mực nước biển dâng cao. Việc này dẫn đến diện tích đất quanh biển bị thu hẹp, nhiều đảo hoặc vùng ven biển sẽ bị nhấn chìm.
Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển. Đây cũng là khu vực phát triển công – nông nghiệp. Nếu nước biển dâng lên sẽ làm ngập nhiều thành phố và bến cảng.
Lâm nghiệp
Việc gia tăng nhiệt độ cùng thời tiết biến đổi thất thường làm cho nạn cháy rừng diễn ra phổ biến hơn. Tài nguyên rừng ngày càng suy thoái, cạn kiệt, gây nên các hậu quả nghiêm trọng. Rừng mất sẽ làm gai tăng lũ lụt, lỡ đất.
Sinh vật
Biến đổi khí hậu làm cho môi trường sống của nhiều loài sinh vật bị đe dọa. Điều kiện môi trường sống thay đổi làm cho một số loài thích nghi phát triển. Trong khi nhiều loài bị mất đi nơi cư trú, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng.
Năng lượng và vận chuyển
Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi những trận bão lũ tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.
Biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính
Để hạn chế những tác động của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất, chúng ta cần phải có những biện pháp để khắc phục.
Trồng nhiều cây xanh
Trồng nhiều cây xanh là giải pháp hữu ích và thiết thực nhất để làm giảm hiệu ứng nhà kính. Nên trồng những loại cây hấp thụ nhiều CO₂ trong quá trình quang hợp để giúp làm giảm lượng khí CO₂ trong bầu khí quyển. Từ đó, ngăn chặn và khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, cần ngăn chặn nạn chặt, phá rừng bừa bãi. Nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO₂ mỗi năm.
Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
Việc dùng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng, dầu, khí đốt,…) cùng các tài nguyên (nước, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản,…) trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.
Sử dụng tiết kiệm điện năng
Để khắc phục hiệu ứng nhà kính, hãy sử dụng tiết kiệm điện năng. Thực tế điện năng được sinh ra do việc đốt nguyên liệu và nhiên liệu hóa thạch, từ đó sản sinh khí CO₂. Vì vậy, việc tiết kiệm điện năng vừa bảo vệ môi trường vừa giảm nguy cơ hiệu ứng nhà kính.
Hãy sử dụng tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị điện khi không dùng đến. Hạn chế và tránh sử dụng lãng phí điện năng. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá nguồn chi phí sinh hoạt.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ,…) là một trong những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Hiện nay, chúng ta đang tìm kiếm và dần sử dụng các nguồn năng lượng sạch, thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều,… để thay thế các nhiên liệu hóa thạch.
Tái sử dụng và tái chế
Việc tái sử dụng và tái chế sẽ góp phần giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Hạn chế sử dụng túi nilon; tái chế giấy, nhựa, báo, lon nhôm,… Bằng cách tái chế rác thải sinh hoạt, có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO₂ mỗi năm.
Đầu tư công nghệ sạch vào sản xuất
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nên đầu tư triển khai và áp dụng mô hình công nghệ sản xuất sạch trong quy trình sản xuất. Việc này sẽ làm giảm thiểu chất/ khí thải. Từ đó, hạn chế được lượng khí thải CO₂, giúp giảm hiệu ứng nhà kính.
Phương tiện di chuyển
Các phương tiện giao thông như ô tô, xe tải, xe máy,… khi lưu thông sẽ thải ra một lượng lớn khí CO₂ gây ô nhiễm môi trường và tăng hiệu ứng nhà kính. Do đó, có thể sử dụng xe đạp hoặc các phương tiện giao thông công cộng để góp phần giảm thải các khí nhà kính. Việc này vừa giúp rèn luyện sức khỏe, vừa ít chi tiêu.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức về hiệu ứng nhà kính
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng cũng là biện pháp ngăn chặn hiệu ứng nhà kính hữu hiệu. Hãy giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính. Từ đó, mọi người sẽ có ý thức và chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Qua bài viết trên, chúng ta đã biết được nguyên nhân hiệu ứng nhà kính là gì và hậu quả của hiện tượng này đối với Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính đang là vấn đề nóng của nhân loại. Mỗi người chúng ta, bằng những hành động nhỏ và thiết thực, hãy cùng chung tay ngăn chặn, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Chia sẻ bài viết của TamTheThangLong để lan tỏa thông điệp tích cực đến mọi người nhé!
Trên đây là bài viết Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính? Hậu quả và cách khắc phục được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.