- 1. Nguyên nhân đau nửa đầu là gì?
- 1.1 Nguyên nhân đau nửa đầu là gì?
- 1.2 Đau nửa đầu có các loại nào?
- 1.3 Các triệu chứng đau nửa đầu
- 1.4 Ai dễ bị đau nửa đầu?
- 2. Cách giảm đau nửa đầu
- 2.1 Massage
- 2.2 Châm cứu
- 2.3 Chườm lạnh
- 2.4 Thực hiện các bài tập thư giãn
- 2.5 Sử dụng thảo dược thiên nhiên
- 2.6 Sử dụng thuốc trị đau nửa đầu theo chỉ định
- 3. Phòng tránh đau nửa đầu bằng cách nào?
- 3.1 Tránh những nơi ồn ào và có ánh sáng chói
- 3.2 Tránh căng thẳng
- 3.3 Thay đổi chế độ ăn
- 3.4 Tập thể dục
- 3.5 Duy trì thói quen tốt
- 4. Câu hỏi thường gặp về đau nửa đầu và nguyên nhân đau nửa đầu
- 4.1 Chóng mặt, đau nửa đầu là bệnh gì?
- 4.2 Đau đầu sau gáy cảnh báo bệnh gì?
- 4.3 Đau nửa đầu phải làm gì?
- 4.4 Thiếu máu não nên ăn gì?
- 4.5 Uống hoạt huyết dưỡng não có tốt không?
Bạn đang xem : Nguyên nhân đau nửa đầu là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Nguyên nhân đau nửa đầu là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Tình trạng đau nửa đầu hiện nay rất phổ biến. Ai cũng có thể mắc bệnh này. Vậy nguyên nhân đau nửa đầu là gì? Bài viết dưới đây của TamTheThangLong sẽ giúp bạn hiểu hơn nhé!
Nguyên nhân đau nửa đầu là gì?
Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine. Đây là tình trạng đau đầu một bên một cách đột ngột và dữ dội. Đau nửa đầu thường đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
Nguyên nhân đau nửa đầu là gì?
Đến nay đau nửa đầu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Đau nửa đầu là chứng nhức đầu kinh niên, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ hoặc cả ngày.
Bệnh thường lành tính, tuy nhiên trong cơn đau, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày của bạn nếu không được điều trị đúng lúc và kịp thời.
Xem thêm : Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là gì? Cách khắc phục
Các tác nhân gây đau nửa đầu thường gặp:
- Sự thay đổi nội tiết tố.
- Các loại thuốc như thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon.
- Sử dụng các chất như: rượu, bia, pho mát, sô-cô-la, caffeine, bột ngọt, thức ăn mặn,…
- Căng thẳng, stress có thể làm cho đau nửa đầu phát sinh.
- Do di truyền.
Đau nửa đầu có các loại nào?
Đau nửa đầu ở nữ cao gấp 3 lần nam. Bệnh gồm 2 loại chính: Migraine tiền triệu và Migraine không có tiền triệu.
Migraine tiền triệu
Migraine tiền triệu chiếm khoảng 10% các trường hợp bệnh. Các triệu chứng của bệnh thường liên quan về mắt như: điểm chói sáng, bán manh đồng danh. Đa phần các triệu chứng kéo dài từ vài phút tới 30 phút và xảy ra trước cơn đau.
Tham khảo thêm : Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm
Cơn đau Migraine có khởi phát thường một bên đầu, sau đó có thể lan sang hai bên. Cơn đau theo nhịp mạch và bệnh nhân có cảm giác động mạch thái dương đập mạnh. Cường độ đau tăng dần và dữ dội hơn. Cơn đau kéo dài từ khoảng 4 – 72 giờ.
Bên cạnh cơn đau, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng đi kèm như: sợ ánh sáng, sợ tiếng động, buồn nôn và có thể nôn. Bệnh nhân vào nơi tối và yên tĩnh thì có thể bớt đau.
Migraine không có tiền triệu
Ở Migraine không có tiền triệu, các cơn đau có đặc tính giống như Migraine có tiền triệu nhưng cường độ đau thường ít hơn. Tuy không có tiền triệu chứng nhưng bệnh nhân có thể có một số triệu chứng báo trước như: chán ăn, lo lắng.
Trong cơn đau thường có hiện tượng tăng cảm giác đau vùng da đầu. Trên cùng một bệnh nhân có thể có cả hai loại có và không có tiền triệu.
Các triệu chứng đau nửa đầu
Bệnh đau nửa đầu thường có các dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của cơn đau đầu khoảng 1 đến 2 ngày trước đó. Bệnh có các dấu hiệu sau:
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Nhạy cảm với tiếng ồn.
- Đột ngột thay đổi tâm trạng, dễ trở nên trầm cảm hoặc hưng phấn.
- Thay đổi vị giác, có khi thèm ăn hoặc có cảm giác buồn nôn.
- Uể oải, mệt mỏi, thường xuyên ngáp.
Trước khi xuất hiện cơn đau nửa đầu khoảng 10 đến 30 phút, bệnh nhân thường nhận thấy các rối loạn thoáng qua liên quan đến thính giác và thị giác.
Mặc dù đau đầu Migraine là bệnh lành tính nhưng nếu nó xuất hiện kèm với các dấu hiệu sau thì nên cảnh giác:
- Người bệnh trên 50 tuổi.
- Tần suất và mức độ đau đầu tăng lên trong thời gian gần đây.
- Loại thuốc thường sử dụng nay không có hiệu quả.
- Đau đầu kèm sốt cao và nôn mửa nghiêm trọng.
- Cứng cổ, gặp khó khăn khi nói, động kinh, nhìn mờ.
Ai dễ bị đau nửa đầu?
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh đau nửa đầu. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở độ tuổi từ 10 đến 45 tuổi. Nữ giới có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn nam giới.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau nửa đầu Migraine như:
- Di truyền.
- Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng.
- Dùng nhiều chất tạo ngọt và bột ngọt.
- Dùng nhiều rượu bia hoặc các chất có cồn.
- Phụ nữ ở những ngày trước hoặc ngay sau hành kinh.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
- Phụ nữ mãn kinh.
Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Cách giảm đau nửa đầu
Đau nửa đầu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân của mỗi người. Vì thế, chúng ta cần những giải pháp để làm giảm cơn đau.
TamTheThangLong sẽ mách bạn những cách giảm đau nửa đầu hiệu quả tức thì:
Massage
Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng massage có thể làm giảm số lượng các cơn đau đầu ở một số người. Dù chưa được nghiên cứu sâu nhưng đây cũng là một cách mang lại hiệu quả tức thì.
Ngoài ra massage còn có thể giảm bớt căng thẳng, đau đầu thông thường.
Châm cứu
Châm cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau nửa đầu hiệu quả nhất. Trên đầu có một số huyệt vị nếu châm vào sẽ làm giảm ngay các cơn đau đầu. Bạn nên nhớ việc này chỉ có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế.
Châm cứu có tác dụng ngay và có thể làm giảm tần suất đau nửa đầu của bạn. Tuy nhiên khi châm cứu cũng cần áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Chườm lạnh
Để chữa đau đầu, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch bọc các viên đá và đặt lên trán. Nhiệt độ thấp tỏa ra từ đá viên sẽ giúp bạn xua bớt cảm giác khó chịu do chứng nhức nửa đầu mang đến.
Tuy nhiên, bạn nên áp dụng biện pháp này trong 15 phút; sau đó nghỉ ngơi ít nhất trong 15 phút tiếp theo. Hơi lạnh tiến vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến một số nguy cơ không đáng có.
Thực hiện các bài tập thư giãn
Các chuyên gia y tế khuyên rằng việc thư giãn là cách duy nhất để chữa bệnh đau nửa đầu. Bạn có thể áp dụng phương pháp như hít thở sâu và thư giãn cơ bắp. Với những cách đơn giản này, bất cứ ai cũng có thể xử lý được tình trạng căng thẳng để giảm đau đầu.
Ngoài ra, các bài tập co duỗi cơ, yoga hay thiền cũng có khả năng cải thiện chứng nhức nửa đầu. Tuy chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nhưng nó giúp xoa dịu phần nào tình trạng khó chịu của người bệnh.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Hoa cúc trắng được xem như một loại thảo dược giúp giảm đau nửa đầu được nhiều quốc gia sử dụng. Các thành phần hoạt chất có trong hoa cúc có tác dụng chống kích ứng, chống viêm, chống vi khuẩn, giúp giảm cơn đau nửa đầu.
Ngoài ra, có một số loại thảo dược được khoa học chứng minh có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Nhưng trước khi dùng thảo dược bạn cũng cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.
Sử dụng thuốc trị đau nửa đầu theo chỉ định
Thuốc giảm đau có thể sử dụng để chữa đau nửa đầu, chẳng hạn như Paracetamol (Hapacol). Để hạn chế rủi ro cũng như phát huy tốt công dụng của thuốc, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Sau đây một số gợi ý có thể giúp bạn nâng cao hiệu quả khi dùng thuốc trị đau nửa đầu:
- Bạn nên chọn thuốc dạng lỏng. Vì nó dễ thẩm thấu hơn dạng viên nén.
- Dùng thuốc giảm đau với liều lượng nhỏ ngay khi cơn đau nửa đầu phát tác.
- Nếu đau bụng xảy ra cùng lúc với cơn đau nửa đầu, hãy hỏi bác sĩ về cách điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức nửa đầu vẫn tái phát khi đã dùng thuốc thì bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn.
Phòng tránh đau nửa đầu bằng cách nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu cách giảm đau nửa đầu hiệu quả, bạn vẫn nên tự trang bị cho mình một số phương pháp phòng ngừa như sau:
Tránh những nơi ồn ào và có ánh sáng chói
Tiếng ồn lớn hay ánh sáng chói sẽ kích thích các giác quan, góp phần dẫn đến chứng đau nhức nửa đầu. Các yếu tố này có thể khó hạn chế, nhưng bạn vẫn có khả năng xác định sự hiện diện của chúng.
Sau đây là một số tình huống bạn nên tránh xa:
- Lái xe vào buổi tối.
- Đi xem phim ở rạp chiếu phim.
- Tham dự các câu lạc bộ.
- Tụ tập chỗ đông người.
- Ra đường vào thời điểm nắng gắt.
Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh ánh sáng màn hình cũng như âm thanh của các thiết bị điện tử sao cho bản thân cảm thấy thoải mái. Từ đó, nguy cơ cơn đau nửa đầu phát sinh cũng sẽ giảm bớt đáng kể.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng là yếu tố hàng đầu dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe. Căng thẳng dù nhẹ hay nghiêm trọng cũng là nguy cơ gây đau nửa đầu.
Vì vậy, bạn nên tập thói quen sống và suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian thư giãn như nghe nhạc, đi du lịch,… cũng có thể hữu ích để giảm tình trạng căng thẳng.
Thay đổi chế độ ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có một số loại thực phẩm có khả năng gây ra chứng đau nửa đầu. Bạn cần loại bỏ những thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói hoặc thịt chế biến, pho mát, bột ngọt,… để giảm nguy cơ gây bệnh. Thay vào đó bạn nên thêm hoa quả và rau xanh vào các khẩu phần ăn để thanh lọc cơ thể.
Tập thể dục
Thường xuyên rèn luyện thể chất là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến phản ứng cơ thể đối với các hoạt động tập luyện thể chất để đạt được hiệu quả.
Bạn nên lựa chọn các hoạt động thúc đẩy giảm thiểu căng thẳng mà không tạo quá nhiều áp lực lên cơ thể. Các bài tập như yoga, thể dục nhịp điệu hoặc thái cực quyền sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Duy trì thói quen tốt
Lối sống của bạn tác động đến mức độ thường xuyên bị đau đầu của bạn. Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia y tế dành cho bạn:
- Đừng bỏ bữa.
- Bổ sung đủ nước.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Duy trì trọng lượng cơ thể.
Câu hỏi thường gặp về đau nửa đầu và nguyên nhân đau nửa đầu
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến đau nửa đầu và nguyên nhân đau nửa đầu:
Chóng mặt, đau nửa đầu là bệnh gì?
Đau nửa đầu, chóng mặt là những triệu chứng vô cùng phổ biến. Các triệu chứng thường tăng lên khi người bệnh di chuyển hoặc thay đổi tư thế.
Đau nửa đầu chóng mặt, có thể xuất phát do nhiều bệnh lý gây ra. Trong đó, điển hình là các bệnh lý liên quan đến thần kinh như:
- Rối loạn tiền đình.
- Thiếu máu não.
- Huyết áp thấp.
- Bệnh đau nửa đầu Migraine.
Đau đầu sau gáy cảnh báo bệnh gì?
Đau đầu sau gáy được hiểu là đau phía sau đầu và vùng cổ gáy. Nó thường gây đau nhức, đau mỏi vùng cổ gáy lan lên đầu vùng chẩm, đỉnh thậm chí lan đến vùng thái dương hai bên.
Đau nửa đầu sau gáy xảy ra thường xuyên và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đau nửa đầu vai gáy có thể là “tín hiệu” cảnh báo nhiều bệnh lý như thoái hóa cột sống cổ, viêm màng não, gai cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, u não, đột quỵ,…
Phần lớn các trường hợp đau đầu sau gáy thường liên quan đến những thói quen xấu như:
- Làm việc sai tư thế.
- Mang vác nặng vùng cổ – vai.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học.
- Stress, căng thẳng.
- Chấn thương.
Đau nửa đầu phải làm gì?
Nếu chẳng may bị đau nửa đầu thì bạn có thể làm những việc sau đây:
- Nghỉ ngơi cho thật tốt, ngủ đủ giấc.
- Tiến hành các động tác mát xa, xoa bóp vùng đầu.
- Uống đủ nước.
- Uống một ly trà gừng.
- Chườm nóng/chườm lạnh.
- Sử dụng thuốc hỗ trợ.
Nếu sau khi làm những việc trên mà không giảm cơn đau thì bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Thiếu máu não nên ăn gì?
Thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não. Bệnh này khiến các tế bào não ở một hoặc nhiều vùng không nhận đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó dẫn đến rối loạn chức năng và có thể gây chết vĩnh viễn.
Thiếu máu não có thể phòng ngừa và kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Sau đây danh sách những thực phẩm giúp cải thiện tuần hoàn máu não:
- Các loại rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi, cải rổ, bông cải xanh,…
- Cá béo cung cấp axit béo Omega-3 dồi dào cũng như các chất béo không bão hòa khác tốt cho sức khỏe.
- Các loại quả mọng.
- Hạt óc chó.
- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
- Trứng.
- Các sản phẩm từ đậu nành.
- Thịt bò.
- Các loại rau, củ, trái cây giàu vitamin và sắt như rau cần tây, bí ngô, cà rốt…
Uống hoạt huyết dưỡng não có tốt không?
Hoạt huyết dưỡng não được bào chế với công thức hoàn toàn từ tự nhiên. Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược nên sẽ an toàn khi dùng thuốc.
Hoạt huyết dưỡng não giúp phòng và điều trị các bệnh ở các đối tượng:
- Suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh hoặc kém tập trung.
- Thiểu năng tuần hoàn não.
- Mắc hội chứng tiền đình với các triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
- Suy giảm chức năng não bộ với các tình trạng như giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, di chứng não.
- Điều trị chứng run giật của bệnh nhân mắc Parkinson.
Đến nay vẫn chưa thấy có báo cáo nào chỉ ra tác dụng phụ của thuốc hay liều lượng gây tình trạng quá liều khi dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn.
TamTheThangLong hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về nguyên nhân đau nửa đầu. Tiếp tục theo dõi TamTheThangLong để học thêm nhiều điều thú vị nữa nhé!
Trên đây là bài viết Nguyên nhân đau nửa đầu là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.