Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Sự tích và ý nghĩa

Thứ Hai, ngày 11/04/2022 - 16:31
5 / 5 của 1 đánh giá
Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện bắt nguồn từ Trung Quốc. Vậy Ngưu Lang Chức nữ gặp nhau ngày nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!

Bạn đang xem : Ngưu lang chức nữ gặp nhau ngày nào? Sự tích và ý nghĩa

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Sự tích và ý nghĩa được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Sự tích ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau được xem là ngày lễ tình nhân riêng của phương Đông. Ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động. Vậy Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Bài viết dưới đây của TamTheThangLong sẽ giúp các bạn hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ này nhé!

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Ngưu Lang Chức nữ bắt nguồn từ đâu?

Ngưu Lang Chức Nữ là ngày bao nhiêu, gặp nhau ngày nào?

Theo truyền thuyết, ngày Ngưu Lang Chức Nữ là ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch. Đó là câu chuyện tình yêu vĩnh cửu nhưng bị ngăn cản. Theo đó, mỗi năm Ngưu Lang Chức Nữ chỉ gặp nhau 1 lần vào ngày này.

Đây được xem như là ngày lễ tình nhân của một số quốc gia phương Đông. Hằng năm, một số quốc gia phương Đông sẽ tổ chức ngày lễ ngày theo cách riêng. Tuy nhiên đều mang ý nghĩa về tình yêu.

Ngưu Lang Chức Nữ là ngày bao nhiêu, gặp nhau ngày nào?

Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện cổ tích lâu đời bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau đó được lan truyền ra qua Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Ngày lễ này là dịp để nhắc nhở các cặp tình nhân phải trân trọng và giữ gìn tình yêu của mình.

Xem thêm : Cúng ông Táo ngày nào? Ý nghĩa ngày cúng ông Táo vào cuối năm

Ngưu Lang Chức Nữ có phải ngày Thất Tịch hay không?

Thất Tịch là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch theo văn hóa phương Đông. Lịch sử ra đời của ngày này gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ. Nói cách khác, ngày Ngưu Lang Chức Nữ chính là ngày Thất Tịch.

Trong ngày Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ trên trời rất sáng nên cũng có giai thoại cho rằng nếu cặp tình nhân cùng ngắm sao thì sẽ được bên nhau mãi mãi. Ở mỗi quốc gia phương Đông, người ta có các hoạt động khác nhau để thể hiện ý nghĩa về tình yêu vào ngày này.

Ngưu Lang Chức Nữ có phải ngày Thất Tịch hay không?

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Tương truyền rằng có một chàng trai nghèo, mồ côi cha mẹ tên là Ngưu Lang. Trong lúc đang chăn trâu, chàng vô tình phát hiện có 7 tiên nữ đang tắm ở một hồ nước gần đó. Chàng đem lòng si mê nhan sắc của nàng tiên dệt vải xinh đẹp tên Chức Nữ – con gái út của Ngọc Hoàng và Vương Mẫu Nương Nương. Chàng quyết định giấu xiêm y của nàng để giữ nàng lại bên mình.

Tham khảo thêm : Cắt tóc ngày nào tốt? Những điều cần kiêng khi cắt tóc

Khi thấy nàng khóc lóc vì không thể về trời, Ngưu Lang ngủi lòng và đem xiêm y trả lại nàng. Đồng thời chàng cũng không quên thổ lộ tấm chân tình của mình và mong muốn lấy Chức Nữ làm vợ. Thấy chàng có vẻ là người tốt nên Chức Nữ đã đồng ý và hai người sống hạnh phúc bên nhau ở trần gian.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Về phía Ngọc Hoàng, sau khi phát hiện đứa con gái út mất tích; ông đã sai binh lính xuống trần bắt Chức Nữ về trời. Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con nhỏ đuổi theo nàng. Khi Ngưu Lang sắp đuổi kịp Chức Nữ, Vương Mẫu Nương Nương lúc này đã lấy trâm vàng cài tóc vạch một ranh giới gọi là sông Ngân Hà.

Con sông có sóng cuồn cuộn nên Ngưu Lang không thể nào vượt qua được. Hai người chỉ có thể nhìn nhau và rơi nước mắt. Tình yêu chung thủy của họ đã làm chim khách cảm động. Hàng vạn chim khách bay đến tạo thành cầu Ô Thước bắc qua sông để Ngưu Lang và Chức nữ có thể gặp nhau.

Cuối cùng, chính Ngọc Hoàng và Vương Mẫu Nương Nương cũng bị lay động trước mối tình son sắt này. Họ cho phép hai người được gặp nhau một lần trong năm vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch tại cây cầu Ô Thước này – chiếc cầu do đàn chim khách dùng thân mình tạo nên.

Người ta truyền nhau rằng, ngày hai người gặp nhau, những giọt nước mắt hạnh phúc của họ sẽ hóa thành cơn mưa ngâu lất phất rơi xuống trần gian. Đây cũng là truyền thuyết lý giải cho hiện tượng mưa ngâu vào đầu tháng 7 Âm lịch. Đó cũng là lý do mà câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ còn có tên là ông Ngâu bà Ngâu.

Ý nghĩa ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Nhiều quốc gia ở khu vực châu Á chọn ngày 7 tháng 7 Âm lịch làm ngày tình yêu. Vào ngày này, các cặp đôi đang yêu nhau sẽ đến chùa làm lễ dâng hương cùng nhau. Điều này thể hiện mong muốn tình yêu của họ sẽ mãi trường tồn, chung thủy, sắt son như cặp đôi Ngưu Lang Chức Nữ.

Ý nghĩa ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ còn là dịp để các cặp đôi đang yêu xa có thể gặp nhau sau bao ngày xa cách. Bên cạnh đó, nhờ vào chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ mà các cặp đôi càng biết quý trọng tình yêu của đối phương dành cho mình và ngược lại.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ ở các quốc gia được tổ chức như thế nào?

Trung Quốc

Ngưu Lang Chức Nữ là ngày lễ rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Ở đây được xem là cái nôi của ngày lễ Thất Tịch. Vào ngày này, các cặp đôi yêu nhau đều ngắm mưa cùng nhau để thể hiện mong muốn có một tình yêu vĩnh cửu.

Ngoài ra, các cô gái chưa chồng sẽ trưng bày các vật dụng do mình tự tay làm để thể hiện sự khéo léo của bản thân. Điều này thể hiện mong muốn lấy được một người chồng tốt. Những cuộc thi tạo hình dưa hấu, thêu thùa,… được tạo ra để các cô gái thỏa sức thể hiện tài năng của bản thân.

Trung Quốc

Ở một số nơi ở Trung Quốc còn tổ chức hoạt động làm bánh bột nhào. Trong hoạt động này, 7 người sẽ tạo thành một nhóm, họ sẽ giấu 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ vào mỗi chiếc bánh. Cứ như vậy, người nào ăn được chiếc bánh có cây kim sẽ trở nên khéo léo, có đồng xu sẽ giàu sang phú quý. Còn có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp, hạnh phúc.

Hàn Quốc

Lễ Thất tịch ở Hàn Quốc còn được gọi là Chilseok. Ý nghĩa của ngày lễ này ở Hàn Quốc có vài điểm khác so với ở Trung Quốc. Lễ Chilseok thường vào mùa mưa, khi người Hàn Quốc đã trải qua khoảng thời gian nóng khắc nghiệt. Vào ngày này họ sẽ tắm dưới nước mưa (nước Chilseok) để cầu mong có một sức khỏe tốt.

Hàn Quốc

Đặc biệt, Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn từ lúa mì. Vì người Hàn cho rằng khi lễ Chilseok qua đi thì những cơn gió lạnh ập tới sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì. Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu cũng rất phát triển lúc này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lúc diễn ra lễ hội.

Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu. Cái tên này bắt nguồn từ những cơn mưa ngâu vào ngày này. Mọi người cho rằng đây chính là những giọt nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang Chức Nữ khi được gặp nhau.

Theo sử sách ghi lại, vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) đã 42 tuổi nhưng vẫn chưa có hoàng tử để truyền ngôi vị nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Nhờ đó ngài đã sinh ra Thái tử Càn Đức, chính là vua Lý Nhân Tông sau này. Qua câu chuyện đó, hằng năm người ta đều tổ chức một lễ hội cầu duyên ở chùa Hà dành cho mọi người.

Việt Nam

Vào những năm gần đây, giới trẻ Việt còn truyền nhau rằng nếu ăn chè đậu đỏ sẽ gặp may mắn trong chuyện tình cảm. Những người yêu nhau thì sẽ được bên nhau trọn đời. Những ai cô đơn ăn chè đậu đỏ sẽ tìm được nửa còn lại của đời mình.

Trên đây là những thông tin về ngày Ngưu Lang Chức nữ. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào và câu chuyện tình yêu đẹp muôn đời của họ. Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!

Trên đây là bài viết Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Sự tích và ý nghĩa được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tỉnh nào dài nhất Việt Nam tính theo đường quốc lộ 1A?
Tỉnh nào dài nhất Việt Nam tính theo đường quốc lộ 1A?
Tỉnh nào dài nhất Việt Nam tính theo đường quốc lộ 1A? Hãy cùng TamTheThangLong khám phá câu trả lời chính xác nhất thông qua những chia sẻ sau đây nhé!
Nhà Trần thành lập năm nào? Các đóng góp to lớn của nhà Trần
Nhà Trần thành lập năm nào? Các đóng góp to lớn của nhà Trần
Nhà Trần thành lập năm nào và bộ máy nhà nước thời Trần có gì đặc biệt? Để hiểu kĩ hơn về thông tin này, hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay nhé!
Năm 2000 thuộc thế kỉ nào? Thế kỉ 20 bắt đầu từ năm nào?
Năm 2000 thuộc thế kỉ nào? Thế kỉ 20 bắt đầu từ năm nào?
Cho đến nay, hẳn có rất nhiều người nhầm lẫn hay đắn đo khi trả lời câu hỏi năm 2000 thuộc thế kỉ nào. Vậy hãy để TamTheThangLong giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Sinh năm 1992 hợp với tuổi nào trong làm ăn, tình yêu?
Sinh năm 1992 hợp với tuổi nào trong làm ăn, tình yêu?
Đôi khi biết trước vận mệnh của mình cũng có rất nhiều điều thú vị để có thể thêm nhiều vận may cho mình. Vậy năm 1992 mệnh gì, sinh năm 1992 hợp với tuổi nào, cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm nào? Nguồn gốc từ đâu?
Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm nào? Nguồn gốc từ đâu?
Máy tính có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhân loại. Vậy máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay nhé!
Tháp Eiffel xây dựng năm nào? Khám phá biểu tượng của Pháp
Tháp Eiffel xây dựng năm nào? Khám phá biểu tượng của Pháp
Chắc hẳn ai cũng biết tháp Eiffel là biểu tượng của nước Pháp. Vậy tháp Eiffel xây dựng năm nào? Các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi!