Bạn đang xem : Cúng ông Táo ngày nào? Ý nghĩa ngày cúng ông Táo vào cuối năm
Cúng ông Táo ngày nào? Ý nghĩa ngày cúng ông Táo vào cuối năm được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Nguồn gốc và sự tích của ông Táo được lưu truyền phổ biến trong dân gian qua nhiều câu chuyện. Vậy cúng ông Táo ngày nào? Có những câu hỏi thường gặp nào liên quan đến lễ cúng ông Táo. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cúng ông Táo ngày nào, giờ nào tốt nhất?
Cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ là tốt nhất. Nhưng có nhiều gia đình thì thời gian này họ phải đi làm. Vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp. Họ có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết 13 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Theo quan niệm dân gian, đây được coi là thời điểm các Táo quy tụ để chuẩn bị chầu trời. Ngoài ra, gia chủ còn có thể cúng vào các khung giờ như: Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).
Ý nghĩa ngày cúng ông Táo
Bên trên bạn đọc đã được tìm hiểu thông tin về cúng ông Táo ngày nào. Dưới đây, TamTheThangLong sẽ mang đến cho bạn ý nghĩa của ngày cúng ông Táo.
Xem thêm : Cắt tóc ngày nào tốt? Những điều cần kiêng khi cắt tóc
Theo dân gian, ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả nhà. Ngoài ra, ông còn có một vai trò quan trọng đó là ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ.
Vì vậy ý nghĩa ngày cúng ông Táo là cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ. Sau đó mới đến ý nghĩa thờ vị thần chuyên cai quản việc bếp.
Khi ông Táo về trời sẽ kể lại với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới trần gian. Cá chép chính là phương tiện để ông Táo di chuyển. Sau khi cúng ông Táo xong, mỗi nhà sẽ đem cá chép ra sông thả. Bởi theo ý niệm của người Việt là cá chép hóa rồng. Cá chép mang ý nghĩa cho sự kiên trì đi đến thành công.
Tham khảo thêm : Halloween là ngày nào? Nguồn gốc và sự kiện ngày halloween
Cách cúng ông Táo ngày thường
Cúng ông Táo không chỉ được thực hiện vào ngày cuối năm mà còn được nhiều gia đình người Việt Nam thực hiện hằng ngày. Vậy cách cúng ông Táo ngày thường ra sao? TamTheThangLong sẽ cho bạn những lời giải đáp dưới đây.
‘Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay ngày…… tháng……năm……
Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!’
Câu hỏi thường gặp về cúng ông Táo
Cúng ông Táo về trời là việc làm cần trang trọng, chu đáo để thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Ngoài những câu hỏi như cúng ông Táo ngày nào thì còn rất nhiều những câu hỏi khác liên quan về cúng ông Táo.
Cúng ông Táo cần những gì?
Tùy theo hoàn cảnh của từng gia cảnh, mâm cúng phổ biến cúng ông Táo gồm:
- Thịt heo luộc
- Gà luộc hoặc quay
- Rau xào
- Hành muối
- Xôi gấc
- Giò heo
- Canh mọc
- Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
- Trái cây tươi, trà, rượu, trầu, cau,…
Bên cạnh mâm cúng ông áo, còn phải có thêm các loại lễ vật khác như:
- Mũ ông Táo: gồm có ba chiếc. Hai chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và một chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn.
- Cá chép: Nó tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Ở miền Bắc thường dùng cá chép sống. Ở miền Nam thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
- Quần áo giấy cho Táo: 2 bộ cho nam, 1 bộ cho nữ.
- Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ.
- Giấy tiền vàng mã.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà là chuẩn nhất?
Cúng ông Táo về nhà mới như thế nào?
Các bước nghi lễ cúng ông Táo được thực hiện như sau:
Bước 1: Khi vào nhà mới, hãy mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như: chiếu, cái nệm đang dùng.
Bước 2: Bày lễ vật cúng, mâm cúng Ông Táo lên bàn và kê theo hướng phong thủy với gia chủ.
Bước 3: Chủ nhà tự tay thắp nhang và để vào bát nhang.
Bước 4: Đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần: Văn khấn thần linh và Văn khấn cáo yết gia tiên. Ngoài ra, chủ nhà cũng nên chuẩn bị trước bài văn khấn rước ông Táo về.
Bước 5: Khai bếp bằng việc đun nước, pha trà dâng lên Gia tiên.
Bạn cũng cần lưu ý là việc cúng ông Táo về nhà mới nên thực hiện bởi chính chủ nhà chứ không được phép nhờ người khác.
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm kiến thức về cúng ông Táo ngày nào và biết được cần phải chuẩn bị những gì cho ngày lễ này thật chu đáo. Theo dõi TamTheThangLong để biết thêm nhiều thông tin khác nhé.
Trên đây là bài viết Cúng ông Táo ngày nào? Ý nghĩa ngày cúng ông Táo vào cuối năm được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.