- 1. Mù Cang Chải ở đâu?
- 2. Mù Cang Chải nghĩa là gì?
- 3. Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải
- 3.1 Thời điểm du lịch
- 3.2 Di chuyển, đi lại
- 3.3 Địa điểm lưu trú ở Mù Cang Chải
- 3.4 Lịch trình đi Mù Cang Chải
- 3.5 Ăn gì ở Mù Cang Chải?
- 4. 10 địa điểm du lịch ở Mù Cang Chải không nên bỏ qua
- 5. Vì sao không nên du lịch Mù Cang Chải mùa lúa chín?
Bạn đang xem : Mù cang chải ở đâu? Top 10 địa điểm du lịch không nên bỏ qua
Mù Cang Chải ở đâu? Top 10 địa điểm du lịch không nên bỏ qua được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Nhắc tới Mù Cang Chải, người ta không thể không nhắc tới những thửa ruộng bậc thang xếp tầng vàng ươm. Vậy, Mù Cang Chải ở đâu? Hãy cùng TamTheThangLong cập nhập thông tin và kinh nghiệm du lịch ngay bài viết dưới đây nhé!
Mù Cang Chải ở đâu?
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía tây của Yên Bái, cách trung tâm tỉnh gần 200km. Huyện này có ranh giới địa lý giáp với Lai Châu, Sơn La và Lào Cai.
Mù Cang Chải nghĩa là gì?
Mù Cang Chải nghĩa là “đất gỗ khô”. Theo tiếng H’Mông, “Mù” là đọc trại của “mồ” nghĩa là “rừng gỗ”, “Cang” là đọc trại của “căng”nghĩa là “khô” và “Chải” là “đất”.
Xem thêm : Nộp đơn ly hôn ở đâu? Giải đáp thắc mắc thường gặp khi nộp đơn ly hôn
Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải
Thời điểm du lịch
Mù Cang Chải có 2 mùa đẹp nhất là mùa nước đổ và mùa lúa chín, nếu bạn muốn khám phá Mù Cang Chải, bạn nên đến đây vào 2 dịp này.
Mùa đổ nước bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6. Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới.
Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ. Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.
Tham khảo thêm : Hồ tràm ở đâu? Kinh nghiệm du lịch tự túc từ A đến Z
Từ tháng 9, tháng 10 là mùa lúa chín. Cứ đến độ tháng 9, tháng 10 hàng năm, lúa lại chín vàng, nhuộm khắp miền núi Tây Bắc. Vào lúc này toàn bộ Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thuận lợi để đến thăm nơi đây.
Di chuyển, đi lại
Đi lại ở Mù Chài Cảng
Tại Mù Cang Chải, cách đi lại thuận tiện nhất là thuê xe máy, với giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi ngày tùy vào thời điểm bạn tới đây. Vào mùa lễ hội, lúa chín thì giá thuê xe sẽ cao hơn 1 chút.
Ngoài ra bạn có thể dùng xe máy cá nhân hoặc ô tô riêng để đi từ Hà Nội, hoặc để xe máy lên xe khách sau đó đến nơi lấy xe và tiếp tục hành trình.
Di chuyển đến Mù Chài Cảng
Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng đến Mù Căng Chải, bạn có thể đi theo tuyến đường sau:
- Qua Sơn Tây, cầu Trung Hà, Tam Nông; dọc bờ sông Hồng ngược đến cầu Văn Phú, Yên Bái.
- Cầu Thăng Long, QL2, Phúc Yên, Việt Trì, Đoan Hùng, thẳng QL70 là đến Yên Bái.
- Cầu Thăng Long, Phúc Yên, Vĩnh yên, Lập Thạch, Sơn Dương, QL37, Tuyên Quang, Yên Bái.
Nếu đi bằng xe khách, hàng ngày đều có xe từ bến Mỹ Đình đi Mù Cang Chải.
Địa điểm lưu trú ở Mù Cang Chải
Khi đến Mù Cang Chải, bạn có thể lưu trú tại các địa điểm như khách sạn hoặc nhà dân. Đối với nhà sàn của dân thì đây là loại hình lưu trú phổ biến nhất ở Mù Căng Chải.
Các nhà sàn ở đây có phòng ngủ tập thể cho từ 10 đến 30 người. Bạn có thể dễ dàng tìm được 1 nhà sàn homestay của người dân.
Đặc biệt là các khu xung quanh các điểm du lịch nổi tiếng như Bản Thái, khu ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Tú Lệ,… Những nhà sàn này đều có dịch vụ ăn nghỉ và bán hàng tạp vụ ngay dưới chân nhà.
Nếu bạn chọn ở khách sạn thì loại hình này chủ yếu tập trung ở thị trấn Mù Cang Chải, chủ yếu là khách sạn bình dân từ 1 sao đến 3 sao. Phòng nghỉ có các tiện ích cơ bản như giường ngủ, phòng tắm, tivi, tủ lạnh,…
Lịch trình đi Mù Cang Chải
TamTheThangLong xin phép đưa ra lịch trình đi du lịch 3 ngày 2 đêm tại Mù Cang Chải cho các bạn du lịch tự túc từ Hà Nội tham khảo như sau:
Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ
06h30: Khởi hành đi Nghĩa Lộ.
11h30: Ăn trưa tại Nghĩa Lộ, sau đó nhận phòng nghỉ ngơi.
14h00: Chiều bạn đi thăm quan vườn trà Suối Giàng cổ thụ có tuổi đời lên đến 300 năm nằm trên đỉnh Suối Giàng. Đây là nơi có độ cao hơn 1400m so với mực nước biển và sau đó thưởng thức chè san tuyết nổi tiếng của Suối Giàng.
16h30: Quay về thị trấn Nghĩa Lộ để đi tham quan suối khoáng nóng tự nhiên, tắm suối nước nóng.
18h30: Ăn tối. Buổi tối tự do nghỉ ngơi, nghỉ đêm tại Nghĩa Lộ.
Ngày 2: Nghĩa Lộ – Đèo Khau Phạ – Tú Lệ – Mù Căng Chải
06h00: Ăn sáng và lên xe đi Mù Cang Chải.
08h30: dừng chân nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chụp ảnh tại đèo Khau Phạ – đèo dài nhất trên quốc lộ 32. Ngắm bản Lìm Mông, Lìm Thái từ trên cao vào mùa lúa chín. Chụp hình với những ruộng bậc thang đẹp dọc tuyến đi.
Sau khi dừng chân trên đèo Khau Phạ, bạn tiếp tục đi đến Tú Lệ, dừng chân tham quan chợ Tú Lệ, ngắm thung lũng Tú Lệ phủ vàng bởi những thửa ruộng bậc thang.
11h00: Đến Mù Cang Chải, bạn đi đến Bản Thái để thuê phòng nghỉ, ăn trưa, nghỉ ngơi.
14h00: Vào thăm và chụp hình ruộng bậc thang Mâm xôi nổi tiếng của Mù Cang Chải tại La Pán Tẩn.
15h00: Tham quan các địa điểm nổi tiếng Mù Cang Chải và thưởng thức ẩm thực.
Ngày 3: Mù Căng Chải – Yên Bái – Hà Nội.
06h30: Sáng bạn dậy sớm, ăn sáng, tận hưởng không khí trong lành, ngắm nhìn không gian thanh bình của bản làng.
10h00: Tiến hành trả phòng khách sạn để lên đường đi về.
12h00: Ăn trưa tại thị trấn Thanh Sơn (Phú Thọ). Bạn có thể mua đặc sản thịt chua về làm quà tại đây.
18h00: Về đến Hà Nội. Trên đường về ghé dừng chân nghỉ ngơi và mua đặc sản sữa Ba Vì về làm quà.
Ăn gì ở Mù Cang Chải?
Đến Mù Cang Chải, bên cạnh cảnh đẹp thì ăn gì ở Mù Cang Chải là một câu hỏi nhiều du khách quan tâm. Sau đây, TamTheThangLong xin đưa ra một số món ăn đặc sản ở Mù Cang Chải cho các bạn tham khảo:
Xôi nếp Tú Lệ
Nếp Tú Lệ là một sản vật rất nổi tiếng từ xa xưa, nó được cấy trồng từ vùng đất Tú Lệ của huyện Văn Chấn. Đây cũng là một đặc sản nổi tiếng của Yên Bái.
Gà đồi
Gà đồi được người dân vùng cao chăn thả hoàn toàn tự nhiên và ăn chủ yếu là ngô bởi vậy nên thịt gà thường có màu vàng rất bắt mắt. Thịt của gà đồi rắn chắc, hương vị thơm ngon không thể tìm thấy được ở các loại gà nào khác.
Lợn bản
Do được nuôi trong điều kiện gần như tự nhiên nên thịt lợn ở Mù Cang Chải lúc nào cũng chắc, bì dày, ăn giòn và rất ngọt. Thịt lợn bản ở đây có thể được chế biến làm nhiều món như nướng, rán hay luộc.
Thịt băm nướng của người Thái
Món thịt băm nướng của người Thái rất đơn giản. Nguyên liệu chỉ là phần thịt vai gồm cả bì và mỡ, cứ thế băm nhỏ ra. Tuy nhiên chính nhờ gia vị mới là bí quyết tạo nên sự đặc biệt của món ăn.
Châu chấu rang
Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn hấp dẫn không thể không thử khi đến Mù Cang Chải.
Cua suối rang muối
Thịt cua suối thơm, chắc và có thể chế biến được nhiều món ngon trong đó có món cua suối rang muối. Thịt cua chắc, thấm đẫm gia vị, xào thơm với tỏi thêm vị mặn mặn của muối rang cùng vỏ cua chín vàng ươm chắc chắn là món ăn du khách không thể bỏ qua.
Cốm Tú Lệ
Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt. Khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát khiến du khách không thể cưỡng lại.
Táo mèo
Loại táo này quả nhỏ, khi chín có màu hồng trắng hoặc vàng trong, ngọt, giòn và mùi thơm đặc biệt quyến rũ, rất hấp dẫn người thưởng thức. Táo mèo có thể ăn chơi hoặc mua về làm quà, ngâm rượu.
10 địa điểm du lịch ở Mù Cang Chải không nên bỏ qua
Thị Trấn Tú Lệ
Được xem là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi du lịch Mù Cang Chải. Tới đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng bậc thang trải dài màu vàng và màu xanh tuyệt đẹp, ngắm những ngôi nhà sàn sát nhau.
Đèo Khau Phạ
Đây là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền Bắc và là đèo dài nhất với độ cao trên 40km. Đèo uốn lượn ngoằn ngoèo quanh những dãy núi điệp trùng, xen kẽ giữa rừng đại ngàn.
Ruộng bậc thang La Pán Tẩn
Đây là nơi có nhiều ruộng bậc thang nhất ở Mù Cang Chải với 700 ha ruộng bậc thang. Với những ruộng bậc thang và những ruộng mâm xôi vàng rất nổi tiếng, nơi đây thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.
Thác Pú Nhu
Nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, thác có độ cao cột nước khoảng 20m được chia thành nhiều bậc. Thác được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về.
Thác Mơ
Thác Mơ nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái). Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn.
Bản Thái
Tới đây bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm nước lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái. Sau đó bạn được trải nghiệm nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức các buổi giao lưu, đốt lửa trại với người bản địa.
Đèo Lũng Lô
Đây là nơi chứng kiến di tích lịch sử hào hùng của nước ta. Ngoài ra khi đến đây bạn có thể vào thăm các bản làng dân tộc, khám phá văn hóa cũng như những phong tục đặc sắc nơi vùng cao Tây Bắc, tìm hiểu đời sống của người dân nơi đây.
Đồi Mâm Xôi
Khỏi phải bàn cãi, đây là một điểm đến được coi như là hình ảnh của mùa lúa chín Mù Cang Chải. Xung quanh khu vực này lúa cũng khá nhiều, sẽ cho bạn nhiều góc chụp bao ảo và chất lừ.
Đồi móng ngựa
Điểm đến không thể bỏ qua khi đến Mù Cang Chải. Khoảnh khắc được mọi người lựa chọn khi đến chỗ này là hoàng hôn, khi ấy ánh nắng vàng ruộm hắt xuống cánh đồng lúa đang chín thì còn gì bằng.
Lìm Mông – Lìm Thái
Nằm dưới thung lũng Cao Phạ, những bản làng nhỏ nằm ẩn mình quanh những đồi ruộng bậc thang vàng óng. Bạn sẽ được trải nghiệm không khí vừa thanh bình và đầy nên thơ.
Vì sao không nên du lịch Mù Cang Chải mùa lúa chín?
Bạn không nên đi du lịch Mù Cang Chải vào mùa lúa chín bởi vì nó quá đẹp. Bạn sẽ bị mê hoặc với vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang mênh mông nhuộm màu vàng chín cùng ánh nắng và khí trời mát mẻ dễ chịu.
Tuy nhiên, có một số lưu ý là mùa lúa chín cũng chính là lúc thời tiết tại vùng núi Mù Cang Chải diễn ra thất thường nhất. Lúc nắng lúc mưa, lúc có luồng gió lạnh đặc biệt vào khoảng thời gian tháng 9, tháng 10, tháng 11. Bạn nếu đi vào mùa này cần chú ý đem theo áo ấm, áo mưa, đảm bảo sức khỏe trong chuyến du lịch của mình.
Bên cạnh đó, nếu bạn là người không thích đi vào mùa cao điểm thì đi vào mùa này. Vì đây là mùa lễ hội, khách sạn mùa này rất đông. Các lễ hội ở Mù Cang Chải thường diễn ra vào khoảng giữa tháng 9 hàng năm.
Sau bài viết này, hy vọng các bạn sẽ cập nhập thêm một địa điểm du lịch thú vị và biết thêm thông tin về Mù Cang Chải ở đâu. Mong bạn có một chuyến đi thoải mái, vui vẻ bên gia đình và người thân. Đừng quên chia sẻ bài viết này và theo dõi những bài viết tiếp theo của TamTheThangLong nha!
Trên đây là bài viết Mù Cang Chải ở đâu? Top 10 địa điểm du lịch không nên bỏ qua được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.