- 1. LSS là phí gì?
- 2. LSS là viết tắt của từ gì?
- 3. Tại sao lại có phí LSS?
- 4. Cách tính phí LSS như thế nào?
- 5. Vì sao phí LSS càng ngày càng tăng?
- 6. Mức thu phí LSS là bao nhiêu?
- 7. Phí LSS có cần kê khai trong trị giá tính thuế không?
- 8. Hàng xuất khẩu/nhập khẩu nước nào bị thu LSS? Tại sao lúc có lúc không?
- 9. Những đặc điểm cần lưu ý về LSS
Bạn đang xem : LSS là phí gì? Cách tính phí LSS như thế nào cho đúng?
LSS là phí gì? Cách tính phí LSS như thế nào cho đúng? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Có khá nhiều vấn đề và câu hỏi xoay quanh vấn đề LSS là phí gì, phí này có cần thiết hay không. Mọi thắc mắc sẽ được TamTheThangLong làm sáng tỏ bằng những thông tin thú vị trong bài viết này.
LSS là phí gì?
LSS là phụ phí giảm thải lưu huỳnh được quy định trong điều luật quốc tế kể từ năm 2015. Phí này được áp dụng trong vận tải đường biển, hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các hãng tàu sẽ dùng khoản phí LSS thu được để chuyển đổi sang loại nhiên liệu sử dụng ít sulfur hơn. Hoặc đầu tư nâng cấp các tàu chở hàng của mình để xử lý bớt lượng sulfur này trước khi thải ra ngoài.
LSS là viết tắt của từ gì?
LSS là viết tắt của từ Low Sulphur Surcharge, nghĩa là phụ phí nguyên liệu. Mức phụ phí LSS được xác định theo tuyến vận chuyển và áp dụng bằng nhau cho hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, hàng khô và hàng đông lạnh.
Xem thêm : FBI là gì? Những điều cần biết về Cục Điều tra Liên bang Mỹ
LSS sẽ được xem xét hàng quý và sẽ được điều chỉnh để tính đúng chi phí cho nhiên liệu ít lưu huỳnh. Điều này ảnh hưởng bởi biến động của giá nhiên liệu thế giới.
Tại sao lại có phí LSS?
Có phí LSS vì việc sử dụng các nhiên liệu sạch, giúp cho môi trường an toàn và được bảo vệ hơn. Nhưng bù lại cần tốn một khoản chi phí lớn. Để có thể bù đắp lại những chi phí phát sinh do ứng dụng nhiên liệu sạch vào việc chạy tàu vận chuyển ở các khu vực được kiểm soát. Bắt buộc các hãng tàu phải nộp thêm khoản phí giảm thải lưu huỳnh này.
Việc thu phụ phí về môi trường là hết sức cần thiết. Nó giúp cho việc vận chuyển bằng các nhiên liệu có hại giảm xuống. Đồng thời còn giúp cho các phụ phí phát sinh không xảy ra cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu và công ty dịch vụ vận chuyển, hãng tàu,…
Tham khảo thêm : Take over là gì? 4 cụm từ tương tự của take over
Cách tính phí LSS như thế nào?
Tùy từng tuyến đi và điểm đến khác nhau mà có cách tính phí LSS khác nhau. Mỗi tàu mỗi hành trình đều sẽ được thông báo. Đồng thời quy định khi tàu xác định được hành trình và những tuyến đi qua khu vực kiểm soát khí thải.
Mức phí không thay đổi dựa vào loại mặt hàng. Vậy nên cho dù hàng hóa đó là hàng nhập khẩu hay là hàng xuất khẩu sang nước khác. Hàng khô may mặc, hay hàng có chứa dung môi,… đều được áp dụng như nhau. Sự khác nhau giữa các mức phí sẽ được đánh giá tùy thuộc vào các khoản chi phí cộng thêm. Do sử dụng nhiên liệu sạch trên mỗi một điểm đi cụ thể.
Vì sao phí LSS càng ngày càng tăng?
Nguyên nhân khiến phí LSS ngày càng tăng là do Tổ chức Hàng hải Quốc tế yêu cầu giảm lượng khí thải sulfur của các tàu chở hàng xuống 0.50%m/m (mức cũ 3.5% – tức giảm hơn 85% so với mức quy định trước đó áp dụng từ 2012). Quy định này áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, gây ảnh hưởng đến chi phí của các doanh nghiệp.
Đối với một số hãng tàu, phí LSS không thể hiện trên hóa đơn và bảng báo giá cước tàu. Nguyên nhân là do hãng tàu đã cộng dồn và bao gồm phí này vào giá cước tàu. Dẫn đến giá cước tàu tăng.
Mức thu phí LSS là bao nhiêu?
Phí LSS được các hãng tàu thu riêng hoặc có thể tính cộng vào cước biển (ocean freight). Theo ước tính, giá cước vận chuyển bằng tàu biển có thể sẽ tăng theo thời gian.
Thực tế các mức thu hiện tại đang áp dụng phí LSS như sau:
- 25 – 40 USD/container 20’ hàng khô.
- 50-80 USD/container 40’ hàng khô –Phụ phí LSS hàng lạnh sẽ cao hơn.
Phí LSS có cần kê khai trong trị giá tính thuế không?
Phí LSS cần kê khai trong trị giá tính thuế. Nó là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế. Nếu người nhập khẩu phải thanh toán khoản phụ phí này cho hãng tàu. Trường hợp hãng tàu (người vận chuyển hàng hóa) không thu khoản phụ phí LSS thì doanh nghiệp không cần kê khai.
Nếu hàng nhập có đóng phí LSS sẽ phải cộng vào trị giá tính thuế. Điều này sẽ làm tăng chi phí thuế phải nộp khiến doanh nghiệp tăng thêm một phần chi phí vận chuyển.
Hàng xuất khẩu/nhập khẩu nước nào bị thu LSS? Tại sao lúc có lúc không?
Tất cả các tuyến vận chuyển đều bị hãng tàu tính LSS. Do luật giảm thiểu sulfur áp dụng cho tất cả các tàu, vận chuyển trên tất các các tuyến. Tùy tuyến vận chuyển dài hay ngắn mà LSS có mức dao động nhẹ.
Khi nhận hóa đơn từ hãng tàu và forwarder nhưng không thấy thu phí này. Có nghĩa là phí này đã được cộng dồn vào cước tàu (ocean freight) hoặc vào BAF (Bunker Adjustment Factor – Phụ phí điều chỉnh giá nhiên liệu xăng dầu) để báo giá.
Những đặc điểm cần lưu ý về LSS
Phụ phí LSS là một phần của tiền cước, ai trả cước thì người đó phải trả phụ phí này. Bất kể là cước trả trước hay trả sau.
Những đặc điểm cần lưu ý về LSS bao gồm:
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Nên quy định phụ phí này do ai trả để ghi rõ lên vận đơn. Tạo cơ sở pháp lý để xác định ai phải trả phụ phí LSS.
- Theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Từ ngày 01/01/2022, các tàu biển cỡ lớn vận chuyển hàng hóa vượt đại dương phải dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, chỉ ở mức 0,5%.
- Đã có sự thống nhất trong ngành vận tải biển là khách hàng sẽ chịu phần chi phí nhiên liệu tăng thêm. Miễn là người vận chuyển (hãng tàu) phải chứng minh rõ ràng, minh bạch chi phí họ phải chịu thêm để tàu hoạt động.
- Từ tháng 11/2022, các hãng tàu đã có thông báo thu phụ phí LSS. Doanh nghiệp hiểu và thể hiện sự đồng thuận với những quy định của IMO nhằm bảo vệ môi trường. Phụ phí LSS này được áp dụng tại cảng bốc hàng (Port of Loading – POL).
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu LSS là phí gì. Đồng thời biết rõ đặc điểm của loại phí này để không phải quá bất ngờ khi gặp phải loại phí này. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi những thông tin mới nhất từ TamTheThangLong nhé.
Trên đây là bài viết LSS là phí gì? Cách tính phí LSS như thế nào cho đúng? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.