Bạn đang xem : Việt Nam gia nhập APEC năm nào? Cột mốc năm 1998 có ý nghĩa với Việt Nam như thế nào?
Việt Nam gia nhập APEC năm nào? Cột mốc năm 1998 có ý nghĩa với Việt Nam như thế nào? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
APEC là một trong những nguồn lực giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế. Vậy Việt Nam gia nhập APEC năm nào? Cùng TamTheThangLong đi tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!
APEC là tên viết tắt của tổ chức nào?
APEC là tên viết tắt của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn này có tên tiếng Anh là Asia – Pacific Economic Cooperation. APEC là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
APEC được ra đời vào tháng 11 năm 1989, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Can-bê-ra thuộc ÚC. Khi đó có 12 thành viên sáng lập là Mỹ, Nhật bản, Australia, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Malaysia và Indonesia.
Việt Nam gia nhập APEC năm nào?
Việt Nam gia nhập APEC năm 1998. Cụ thể là ngày 14/11/1998, tại Hội nghị APEC, Bộ Trưởng Ngoại giao – Kinh tế đã tuyên bố kết nạp Việt Nam.
Xem thêm : Thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào? Mẹo ghi nhớ thập niên, thế kỷ, thiên niên kỷ
Trước đó, vào tháng 10/1998, Việt Nam đã hoàn thiện Chương trình hành động quốc gia (IAP) và nộp cho APEC. Hằng năm chúng ta tiếp tục nâng cấp và cụ thể hóa hơn các cam kết đưa ra trong IAP.
Vì sao Việt Nam quyết định gia nhập APEC năm 1998?
APEC là cơ chế hợp tác kinh tế đầu tiên ở tầm châu Á – Thái Bình Dương mà Việt Nam tham gia kể từ khi bước vào công cuộc đổi mới. Việt Nam quyết định gia nhập APEC vì những lý do sau đây:
- APEC là động lực hỗ trợ cho quá trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
- APEC là diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 38% viện trợ phát triển chính thức (ODA) và 79% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.
- Tham gia APEC góp phần tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của nước ta.
- Các hội nghị do APEC tổ chức là cơ hội để nước ta thúc đẩy các cuộc tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt là ở cấp cao.
- Khi gia nhập APEC, Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn khoa học công nghệ. Chúng ta có thể tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của APEC để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Hợp tác APEC có thể mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược cũng dễ dàng hơn.
- Tham gia APEC giúp tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên. Tạo điều kiện cho người dân có thêm nhiều lựa chọn về việc làm, hàng hóa, dịch vụ, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, du lịch… với chất lượng và giá cả tốt hơn.
APEC có bao nhiêu thành viên? Việt Nam gia nhập APEC là thành viên thứ mấy?
Hiện tại APEC bao gồm 21 thành viên. Ngoài 12 thành viên sáng lập thì còn các thành viên khác là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hong Kong – Trung Quốc, Đài Bắc – Trung Quốc, Mexico, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga, Việt Nam.
Tham khảo thêm : Ngày phụ nữ Việt Nam bắt đầu từ năm nào? Những lời chúc hay dành cho phụ nữ
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong tổ chức tập trung thực hiện Mục tiêu Bogor về tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Nên Hội nghị cấp cao APEC đã quyết định tạm ngừng kết nạp thành viên mới kể từ năm 1998 cho đến bây giờ.
Hiện nay, chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi Việt Nam gia nhập APEC là thành viên thứ mấy? Bởi vì Việt Nam, Peru, Nga cùng gia nhập APEC vào ngày 14/11/1998. Do đó, thật khó để xác định Việt Nam là thành viên thứ mấy trong APEC.
Điều kiện để trở thành thành viên của APEC
Các điều kiện để trở thành thành viên của APEC là:
- Về vị trí địa lý: Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ biển Thái Bình Dương.
- Quan hệ kinh tế: Có quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ với các nền kinh tế trong khu vực về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tự do đi lại của các quan chức.
- Sự tương đồng về kinh tế: Chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường.
- Về mục tiêu: Quyết tâm thực hiện các chính sách của APEC đề ra. Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC.
Tuy nhiên, nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì các nước không phải thành viên APEC vẫn có thể được tham gia các hoạt động của APEC. Các nước tham gia với tư cách khách mời tại các nhóm Công tác của APEC.
Thật tuyệt vời khi Việt Nam là một trong những thành viên của APEC. Hy vọng rằng nước ta sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, cuộc sống người dân ngày một ổn định hơn. Giờ thì TamTheThangLong tin chắc rằng bạn đã trả lời được câu hỏi Việt Nam gia nhập APEC năm nào rồi phải không? TamTheThangLong sẽ cố gắng cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích cho bạn.
Trên đây là bài viết Việt Nam gia nhập APEC năm nào? Cột mốc năm 1998 có ý nghĩa với Việt Nam như thế nào? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.