Thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Lịch sử 10

Thứ Năm, ngày 02/06/2022 - 09:13
5 / 5 của 1 đánh giá
Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến có điểm nào nổi bật? Để trả lời câu hỏi liên quan đến nền văn hóa này, cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang xem : Thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Lịch sử 10

Thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Lịch sử 10 được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào? Những đặc điểm đặc biệt của nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến là gì? Hãy lướt ngay xuống bài viết dưới đây để cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến nhé!

Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến như thế nào?

Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ và độc đáo. Trước tiên, tư tưởng Nho giáo giữ vai trò rất quan trọng.

Đây là cơ sở hình thành lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Ở thời kì này, Phật giáo cũng rất thịnh hành, nhất là vào thời Đường.

Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến như thế nào?

Cũng chính ở thời kì này, Sử học đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Trong đó, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Đến thời Đường, Sử quán được thành lập.

Xem thêm : Cách mạng tư sản Hà Lan và các câu hỏi liên quan Lịch sử 10

Kế tiếp là về mặt Toán học, Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán đã nêu ra các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau. Đặc biệt hơn nữa, Tổ Xung Chi chính là người đã nghiên cứu và tìm ra số Pi chính xác đến 7 chữ số thập phân.

Ngoài ra, về Văn học, thơ Đường thường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội lúc bấy giờ. Thành tựu nổi bật chính là thơ Đường đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Những tác phẩm nổi tiếng thường gắn liền với nhiều nhà thơ tên tuổi như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

Không chỉ vậy, văn học thời kì này còn xuất hiện cả những tiểu thuyết mới phát triển ở thời Minh và Thanh. Trong đó nổi bật là những tác phẩm lớn, nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa do La Quán Trung viết, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần…

Tham khảo thêm : Sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn kín và hở? Sinh học 11

Không những vậy, ở thời kì này đã xuất hiện những thành tựu tiêu biểu về thiên văn học. Đỉnh cao chính là phát minh ra nông lịch và chia 1 năm thành 24 tiết.

Lịch này hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính toán các ngày lễ hội quan trọng hoặc tính ngày tháng cho các công việc trọng đại.

Nông lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là nông dân có thể dựa vào đó biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn phát minh ra một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi.

Về y dược, thời kì phong kiến đã có nhiều thầy thuốc giỏi như Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh.

Nổi bật là tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

Đặc biệt, về lĩnh vực kĩ thuật có 4 phát minh quan trọng như giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn đối với nền văn minh thế giới.

Bên cạnh đó không thể không nhắc đến các kiến trúc đặc sắc, vươn tầm thế giới như Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,… Những kiến trúc này đã được lưu giữ đến ngày nay.

Câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 7

Để hiểu rõ hơn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến, hãy cùng nhau giải đáp các câu hỏi về bài tập trong SGK Lịch sử 7 nhé!

Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến

Trung Quốc thời phong kiến có 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ.

Năm 105, một viên quan thời Đông Hán là Thái Luân đã phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,… để làm giấy.

Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến

Từ đó, nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới. Việc này sẽ tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang phương Tây.

Về kĩ thuật in, kĩ thuật này được phát minh từ thời Đường. Tuy nhiên bấy giờ, người ta chỉ biết in bản khắc trên gỗ.

Đến giữa thế kỉ XI, một người dân là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Đây là một trong những phát minh vô cùng tiến bộ, góp phần phát triển nghề in một cách vượt bậc.

Không chỉ vậy, vào thế kỉ X người Trung Quốc đã bắt đầu biết mài lên đá nam châm. Họ thực hiện việc này để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. Người ta cắt miếng sắt có từ tính để nối vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.

Bên cạnh đó người Trung Quốc vẫn tin rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Đến thời Đường, mục đích này của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ.

Do vậy tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.

Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào?

Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng. Dưới thời Tần, các giai cấp mới được hình thành. Cụ thể là những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải.

Bằng quyền lực của mình, những viên quan lại còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới được hình thành.

Giai cấp mới này bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và tầng lớp nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào?

Bên cạnh đó, giai cấp nông dân cũng bị phân hoá từ nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.

Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

Ngoài ra, quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh được gọi là quan hệ phong kiến kiến hiện. Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ.

Kể từ đây, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường biểu hiện như thế nào?

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện qua nhiều mặt khác nhau như kinh tế, nông nghiệp, thủ công nghiệp,…

Kinh tế: Kinh tế dưới sự thịnh trị của nhà Đường phát triển tương đối toàn diện.

Nông nghiệp:

  • Thực hiện chính sách giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
  • Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
  • Áp dụng kĩ thuật canh tác vào sản xuất nhằm tăng năng suất.

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường biểu hiện như thế nào?

Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ vô cùng phát triển. Các xưởng thủ công được hình thành chủ yếu về các lĩnh vực như luyện sắt, đóng thuyền,… Các xưởng thủ công có hàng chục người dân làm việc.

Thương nghiệp: Thương nghiệp phát triển khá thịnh đạt, mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới.

Chính trị: Bộ máy cai trị phong kiến nhà Đường ngày một hoàn chỉnh hơn. Bộ máy nhà nước được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là tăng cường củng cố chính quyền trung ương.

Văn hoá: Nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử. Đặc biệt hơn nữa là mở rộng các trường học ở cả thành thị và nông thôn.

Đáng chú ý hơn, thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Nhiều nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

Đối ngoại: Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước nhằm mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên,…

Xem thêm: 

  • Cách mạng tư sản Hà Lan và các câu hỏi liên quan Lịch sử 10
  • Cách mạng tư sản Anh Lịch sử 10 – Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết những nét đặc biệt về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến rồi phải không? Vậy thì hãy nhanh tay theo dõi TamTheThangLong ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới lạ nữa nhé!

Trên đây là bài viết Thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? Lịch sử 10 được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Gia chủ tuổi Mão năm 2022 nên lựa chọn màu nào để giúp bản mệnh thu hút tài lộc, may mắn? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Có bao giờ bạn thắc mắc, trong dãy số từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9 và số chia hết cho 9 chưa? TamTheThangLong sẽ bật mí cho bạn các mẹo nhỏ để biết được đáp án nhé!
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Bạn đang muốn kinh doanh hoặc kết hôn nhưng không biết Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thông tin này nhé!
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì và tại sao mọi người lại thích màu hồng? Để tìm hiểu về thông tin này, các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi nào!
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào là câu hỏi mà rất nhiều người tuổi Tý thắc mắc. Trong bài viết này, TamTheThangLong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì là câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc khi muốn mua bất cứ vật dụng gì. Hãy cùng TamTheThangLong theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé!