Tàu Titanic chìm vào năm nào? Tại sao tàu Titanic lại chìm

Chủ Nhật, ngày 06/03/2022 - 01:19
5 / 5 của 1 đánh giá
Câu chuyện về con tàu Titanic từ lâu đã trở thành niềm thương cảm của cả thế giới. Vậy bạn có biết tàu Titanic chìm vào năm nào? Cùng TamTheThangLong theo dõi bài viết sau đây nhé!

Bạn đang xem : Tàu Titanic chìm vào năm nào? Tại sao tàu Titanic lại chìm

Tàu Titanic chìm vào năm nào? Tại sao tàu Titanic lại chìm được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe hoặc xem bộ phim huyền thoại có tên Titanic rồi phải không nào? Bộ phim Titanic đã dựa trên một sự kiện có thật về con tàu Titanic định mệnh ấy. Vậy bạn có từng thắc mắc tàu Titanic chìm vào năm nào và nguyên nhân là gì? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tàu Titanic chìm vào năm nào?

Tàu Titanic chìm vào năm nào?

Tàu Titanic chìm vào năm 1912 sau khi bị va chạm vào một tảng băng trôi. Cụ thể hơn sự kiện này đã xảy ra vào lúc 23 giờ 39 phút vào ngày 14/4/1912.

Con tàu Titanic đã chìm hoàn toàn vào đáy đại dương trong vòng 2 giờ 40 phút kể từ khi xảy ra va chạm. Được biết, tàu Titanic bắt đầu khởi hành từ cảng của thành phố Southampton nước Anh. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày khởi hành thì con tàu đã gặp nạn.

Câu chuyện về con tàu Titanic được xem là một thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất trong lịch và của mọi thời đại.

Tàu Titanic chìm vào năm nào?

Xem thêm : Sinh con năm 2022 tháng nào tốt? Tháng nào hợp phong thủy?

Sự kiện này mặc dù đã xảy ra hơn một thế kỉ nhưng mỗi khi nhắc lại vẫn làm chấn động dư luận bởi những câu chuyện xoay quanh nó. Thảm họa hàng hải này đã cướp đi rất nhiều sinh mạng vô tội và để lại nhiều nỗi đau thương trong lòng mỗi người.

Tàu Titanic của nước nào?

Tàu Titanic là con tàu của nước Anh. Con tàu Titanic là chiếc tàu biển chở khách do công ty White Star Line chịu trách nhiệm đóng.

Con tàu Titanic được đóng tại xưởng đóng tàu Harland and Wolff ở Belfast. Belfast là một thành phố ở Bắc Ireland của vương quốc Anh.

Tên chính thức của con tàu Titanic là RMS Titanic (Royal Mail Ship). Titanic bắt đầu được đóng vào năm 1902 và được hạ thủy vào năm 10912.

Tham khảo thêm : Năm 1010 thuộc thế kỉ nào? Giải bài tập SGK lớp 4

Titanic được mệnh danh là “con tàu không chìm”. Trong thời điểm xảy ra thảm họa hàng hải nghiêm trọng như vậy thì Titanic là con tàu lớn nhất, hiện đại nhất và lộng lẫy nhất.

Tàu Titanic được sinh ra với sứ mệnh thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương của hãng vận tải biển White Star Line.

Tàu Titanic của nước nào?

Tàu Titanic chìm ở đại dương nào?

Tàu Titanic chìm ở Đại Tây Dương. Cụ thể của địa điểm chìm là phía Bắc Đại Tây Dương. Chiếc tàu đã chìm ở độ sâu hơn 3800m ở đáy biển Đại Tây Dương.

Sau hơn một thế kỉ nằm yên dưới biển sâu, xác con tàu được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Newfoundland. Hiện tại con tàu đã xuống cấp rất nghiêm trọng.

Tại sao tàu Titanic lại chìm?

Tàu Titanic chìm là do va chạm với một tảng băng trôi khổng lồ trên biển Đại Tây Dương. Cho đến thời điểm hiện tại, con tàu Titanic là con tàu duy nhất bị chìm do va chạm với tảng băng trôi.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã tin rằng, tảng băng mà con tàu định mệnh ấy va vào đã hình thành từ khoảng 1000 năm trước Công nguyên.

Tuy nhiên, việc va chạm vào tảng băng trôi chỉ là một trong những lí do khiến con tàu bị chìm. Nguyên nhân xảy ra thảm họa hàng hải nghiêm trọng này còn là do sự thiếu sót và sự chủ quan của con người.

Tại sao tàu Titanic lại chìm?

Cùng TamTheThangLong tìm hiểu thêm về một vài nguyên nhân gây ra chìm tàu Titanic nhé!

Thời tiết, khí hậu

Điều kiện thời tiết ở Bắc Đại Tây Dương rất thuận lợi cho việc xuất hiện của các núi băng trôi ở điểm giao nhau giữa dòng hải lưu Labrador và Gulf Stream. Nguyên nhân là do vùng nước ở Gulf Stream ấm hơn bình thường.

Những tảng băng trôi đã tập trung dày đặc tại nơi xảy ra vụ va chạm.

Tốc độ

Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng thuyền trưởng Edward J. Smith luôn mong muốn con tàu Titanic có thời gian vượt biển ngắn hơn tàu Olympic trước đó của White Star.  Vì vậy, tàu đã chạy với vận tốc tối đa và bất chấp sự xuất hiện của những khối băng trôi.

Vì vậy, đây chính là sai lầm lớn nhất và không thể sửa chữa trong cuộc đời của vị thuyền trưởng tài ba và cừ khôi Edward J. Smith.

Phớt lờ những cảnh báo băng trôi

Thông qua hệ thống liên lạc không dây, phòng điều khiển con tàu Titanic đã nhận hàng loạt các cảnh báo về vùng băng trên biển Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên Richard Corfield đã chỉ ra rằng những cảnh báo chi tiết cuối cùng đã không được truyền tải đến thuyền trưởng Smith.

Các cảnh báo cuối cùng và quan trọng nhất lại không được người trực tổng đài là Jack Phillips chuyển đến Smith. Thông tin được đưa ra từ tàu Ameraka nhưng Jack Phillips đã hạ thấp cảnh báo xuống mức “không khẩn cấp”.

Phớt lờ những cảnh báo băng trôi

Tủ đựng ống nhòm bị khóa

Những cặp ống nhòm để quan sát trên tàu đã bị khóa trong đêm tai nạn hàng hải kinh hoàng. Chìa khóa của hộp đựng dụng cụ là do David Blair giữ.

David Blair vốn được chỉ định là sĩ quan chỉ huy cao cấp thứ 2 trong chuyến vượt Đại Tây Dương đến New York của con tàu Titanic. Tuy nhiên, đến phút cuối ông lại được chuyển sang con tàu khác nhưng lại quên việc gửi lại chìa khóa mở hộp đựng dụng cụ.

Hướng rẽ sai lầm

Louise Patten là cháu gái của một sĩ quan tàu cao cấp may mắn sống sót sau tai nạn đã cho biết rằng sau khi phát hiện tảng băng trôi, thuyền trưởng đã ra lệnh xoay bánh lái sang mạn phải, để thuyền hướng mũi sang trái. Tuy nhiên, người cầm bánh lái do quá hoảng sợ mà nhận truyền tin sai lệch đã điều hướng tàu về bên phải.

Điều này đã nhanh chóng được phát hiện. Tuy nhiên, lúc phát hiện thì con tàu đã đâm vào tảng băng khổng lồ.

Thiết kế của con tàu không tối ưu

Thuyền phó William McMaster Murdoch đã gửi điện báo cho phòng kỹ thuật yêu cầu thiết kế động cơ tàu Titanic theo hướng đảo ngược. Từ đó chân vịt trái và phải sẽ quay ngược lại. Điều này khiến chân vịt trung tâm chỉ có thể điều khiển để dừng lại và không có cơ chế quay ngược.

Bên cạnh đó, chân vịt giữa được đặt phía trước bánh lái của tàu. Vì vậy càng làm giảm hiệu quả quay của bánh lái.

Đinh tán lỏng lẻo

Nhà luyện kim Tim Foecke và Jennifer Hooper McCarty đã nghiên cứu những vật liệu dùng để đóng tàu Titanic tại xưởng ở Belfast. Họ đã nhận thấy các tấm thép hướng về mũi tàu và đuôi tàu được gắn bằng đinh tán sắt có chất lượng thấp.

Nguyên nhân được đưa ra có thể do vào thời gian đóng tàu thì nguồn đinh tán cao cấp bị thiếu hụt. Hoặc cũng có thể đinh tán chất lượng cao hơn không phù hợp với máy móc lắp ráp. Điều này đã làm cho con tàu Titanic bị chìm nhanh hơn.

Đinh tán lỏng lẻo

Hậu quả của vụ chìm tàu Titanic

Thảm họa hàng hải của con tàu Titanic đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về người và của. Đặc biệt là sinh mạng của rất nhiều người và sự đau đớn của những gia đình có người thân bị mất tích trong vụ tai nạn kinh hoàng này.

Tàu Titanic chìm đã cướp đi hơn 1500 sinh mạng. Trong đó, chỉ có 328 thi thể được cứu vớt, còn những thi thể còn lại thì vẫn nằm yên dưới đáy đại dương.

Hầu hết những nạn nhân xấu số tim đều ngừng đập trong vòng 15-20 phút vì phải ngâm trong nước biển quá lạnh.

Xác tàu và các nạn nhân hầu như là không bao giờ được tìm thấy. Và bằng chứng duy nhất về cái chết của họ được tìm thấy sau 73 năm đó chính giữa những mảnh vỡ dưới đáy biển, những đôi giày nằm cạnh nhau.

Hậu quả của vụ chìm tàu Titanic

Và có lẽ không nơi nào cảm nhận được cảm giác đau buồn và mất mát bằng thành phố Southampton. Đã gần 600 cư dân nơi đây đã bỏ mạng. Tại một trường học ở thành phố này đã có hơn một nửa học sinh mất cha.

Những người vợ, người con, người mẹ của phi hành đoàn đã tập trung bên ngoài văn phòng White Star ở Southampton để tìm tin tức về những người thân của họ.

Một số câu hỏi thường gặp về vụ chìm tàu Titanic

Ai chịu trách nhiệm cho vụ chìm tàu ​​Titanic?

Người chịu trách nhiệm cho vụ chìm tàu Titanic chính là thuyền trưởng cừ khôi Edward Smith. Ông là người nhận được nhiều sự chú ý nhất với tư cách là thuyền trưởng của con tàu định mệnh ấy.

Ông phải chịu trách nhiệm cho hơn 2.200 sinh mạng và hơn 1.200 người đã thiệt mạng vào đêm định mệnh ngày 14 tháng 4 năm 1912. Thời gian mà đã đem lại sự kinh hoàng cho rất nhiều người và thế giới.

Ai chịu trách nhiệm cho vụ chìm tàu ​​Titanic?

Tại sao Titanic lại chìm nhanh như vậy?

Theo nghiên cứu, tàu Titanic lại chìm nhanh là do khi tàu va chạm vào tảng băng khổng lồ thì những chiếc đinh tán đã bị bật ra. Do đinh tán quá lỏng lẻo từ đó gây ra sự việc nước biển tràn vào các lỗ hỏng.

Điều này đã làm cho 6 khoang phía trước của tàu bị ngập nước. Đây chính là lí do tại sao con tàu lại chìm nhanh như vậy.

Có bao nhiêu con chó sống sót sau tàu Titanic?

Con tàu đã chở ít nhất 12 chú chó trên thuyền. Sau tai nạn kinh hoàng chỉ còn 3 chú chó là sống sót.

Những hành khách hạng nhất thường đi du lịch cùng thú cưng của mình. Tàu Titanic cũng đã trang bị cũi hạng nhất và những chú chó được chăm sóc rất cẩn thận.

Thậm chí còn có một buổi biểu diễn dành cho chó được lên lịch vào ngày 15 tháng 4. Nhưng một điều đáng buồn là buổi biểu diễn đã không bao giờ diễn ra.

Có bao nhiêu con chó sống sót sau tàu Titanic?

Ba con chó sống sót có một số điểm chung là chúng được nuôi trong phòng mà không phải trong cũi và chúng rất nhỏ. Chúng được chủ nhân đưa lên thuyền cứu sinh, nhiều khả năng chúng được quấn trong chăn hoặc quấn dưới áo khoác.

Con tàu Titanic còn lại bao nhiêu phần trăm?

Xác tàu bị gãy đôi đã được tìm thấy vào ngày 1/9/1985 dưới đáy biển Đại Tây Dương. Phần lớn xác tàu bị mục ruỗng và han gỉ do vi khuẩn ăn kim loại có tên Halomonas titanicae.

Các chuyên gia từng dự đoán, loại vi khuẩn này sẽ “ăn sạch” con tàu vào năm 2030.

Con tàu Titanic còn lại bao nhiêu phần trăm?

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tàu Titanic chìm vào năm nào. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về thảm họa hàng hải kinh hoàng mọi thời đại này. Hãy theo dõi TamTheThangLong mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin bạn nhé!

Trên đây là bài viết Tàu Titanic chìm vào năm nào? Tại sao tàu Titanic lại chìm được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tỉnh nào dài nhất Việt Nam tính theo đường quốc lộ 1A?
Tỉnh nào dài nhất Việt Nam tính theo đường quốc lộ 1A?
Tỉnh nào dài nhất Việt Nam tính theo đường quốc lộ 1A? Hãy cùng TamTheThangLong khám phá câu trả lời chính xác nhất thông qua những chia sẻ sau đây nhé!
Nhà Trần thành lập năm nào? Các đóng góp to lớn của nhà Trần
Nhà Trần thành lập năm nào? Các đóng góp to lớn của nhà Trần
Nhà Trần thành lập năm nào và bộ máy nhà nước thời Trần có gì đặc biệt? Để hiểu kĩ hơn về thông tin này, hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay nhé!
Năm 2000 thuộc thế kỉ nào? Thế kỉ 20 bắt đầu từ năm nào?
Năm 2000 thuộc thế kỉ nào? Thế kỉ 20 bắt đầu từ năm nào?
Cho đến nay, hẳn có rất nhiều người nhầm lẫn hay đắn đo khi trả lời câu hỏi năm 2000 thuộc thế kỉ nào. Vậy hãy để TamTheThangLong giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Sinh năm 1992 hợp với tuổi nào trong làm ăn, tình yêu?
Sinh năm 1992 hợp với tuổi nào trong làm ăn, tình yêu?
Đôi khi biết trước vận mệnh của mình cũng có rất nhiều điều thú vị để có thể thêm nhiều vận may cho mình. Vậy năm 1992 mệnh gì, sinh năm 1992 hợp với tuổi nào, cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm nào? Nguồn gốc từ đâu?
Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm nào? Nguồn gốc từ đâu?
Máy tính có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhân loại. Vậy máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay nhé!
Tháp Eiffel xây dựng năm nào? Khám phá biểu tượng của Pháp
Tháp Eiffel xây dựng năm nào? Khám phá biểu tượng của Pháp
Chắc hẳn ai cũng biết tháp Eiffel là biểu tượng của nước Pháp. Vậy tháp Eiffel xây dựng năm nào? Các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi!