Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng (Nguyễn Công Trứ) Siêu Ngắn Nhất

Thứ Ba, ngày 08/03/2022 - 21:04
5 / 5 của 1 đánh giá
Bài ca ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Công Trứ chính là tác phẩm được hướng dẫn học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11. Dưới đây là tài liệu giúp bạn học tốt và vô cùng hữu ích dành cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Bạn đang xem : Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng (Nguyễn Công Trứ) Siêu Ngắn Nhất

Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng (Nguyễn Công Trứ) Siêu Ngắn Nhất được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Mục Lục

   I. Tác giả Nguyễn Công Trứ

  •  Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn, ông được sinh ra trong một gia đình Nho học.
       I. Tác giả Nguyễn Công Trứ
    Hình ảnh tác giả Nguyễn Công Trứ
  •   Ông xuất thân là người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  •  Từ nhỏ cho đến những năm 1819 ông đã sống trong hoàn cảnh khó khăn chính thời gian này, ông có điều kiện được tham gia sinh hoạt ca trù. Tuy sống trong những năm tháng khó khăn ấy nhưng ông học hành rất chăm chỉ, và cuối cùng ông cũng thi đỗ Giải Nguyên và được bổ làm quan. Bằng cuộc đời của mình chính bản thân, ông đã chứng tỏ rằng mình là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội từ văn hóa, kinh tế và cả quân sự. Nhưng con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ lại không hề bằng phẳng. Ông thường xuyên được thăng chức và bị giáng chức thất thường.
  •  Các tác phẩm của ông thường được viết bằng chữ Nôm.Thể loại ưa thích của ông chính là hát nói. Đây cũng là thể loại khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ chính là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói có một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu của ông đó chính là: Bài ca ngất ngưởng, Tự thuật, Vịnh mùa thu…

II. Tác phẩm bài ca ngất ngưởng

    Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác năm những 1848, sau khi tác giả Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu. Bài ca ngất ngưởng chính là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm được sáng tác và được làm theo thể loại ca trù. Bài thơ đã phô trương, khoe khoang sự ngang tàng, cũng như là sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của một đạo Nho.

    Hoàn cảnh sáng tác
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”

     Bố cục 

Bài thơ được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: (6 câu đầu) Chính là sự ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp.
  • Phần 2: (12 câu tiếp theo) Sự ngất ngưởng trong lối sống cũng như trong suy nghĩ.
  • Phần 3: (Phần còn lại) Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch của nhà thơ.

 III. Tìm hiểu văn bản

 Sự ngất ngưởng trên chính con đường công danh, sự nghiệp.

  • “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (Tức là mọi sự việc diễn ra trong trời đất đều là phận sự của ta): Quan niệm con người sinh ra và tồn tại là do “ý của trời đất” bởi vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm, và cần phải gánh vác việc đời.
     Sự ngất ngưởng trên chính con đường công danh, sự nghiệp.
    Sự ngất ngưởng trên chính con đường công danh cũng như sự nghiệp của tác giả Nguyễn Công Trứ
  •  Trong câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” có ý nghĩa gì:
  • Hình ảnh ẩn dụ đó chính là “vào lồng”: đã diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh vọng của tác giả Nguyễn Công Trứ.
  • Nhập thế chính là việc làm trói buộc, khi làm quan thì sẽ bị mất tự do, và cả gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bản thân mình bộc lộ được tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.
  •  4 câu thơ tiếp: cũng chính những việc đã làm ở chốn quan trường và tài năng của bản thân. 
  • Giỏi văn chương (là thủ khoa), dùng binh (thao lược): văn võ song tài.
  • Danh vị xã hội hơn người: Lúc làm Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), lúc làm Phủ doãn Thừa Thiên.
  • Lời tự thuật chân thành của nhà thơ, đã khẳng định nên tài năng và lí tưởng trung quân, một lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài từ, phóng khoáng, khác đời khác người ngạo nghễ của một nhà thơ có khả năng xuất chúng.

Sự ngất ngưởng trong lối sống cũng như trong suy nghĩ.

  • Một cách sống theo ý chí và sở thích của cá nhân “Cưỡi bò đeo đạc ngựa, Đi chùa có gót tiên theo sau”: Đó là một sở thích kì dị, khác thường, thậm chí có phần bất cần trong cuộc sống.
  •  Quan niệm sống của tác giả:
    Sự ngất ngưởng trong lối sống cũng như trong suy nghĩ.
    Sự ngất ngưởng trong lối sống cũng như trong suy nghĩ.
  • “Được mất dương dương người tái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong”: Hãy sống như những người thời thượng cổ, không quan tâm câu chuyện được mất; bỏ ngoài tai những sự khen chê.
  • “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng/Không Phật, không tiên, không vướng tục”: Cuộc sống là để hưởng thụ, chứ không phải vướng vào trần tục.
  •  Quan điểm sống kỳ lạ mang đậm chất dấu ấn riêng của nhà thơ.

– Quãng đời của tác giả sau khi cáo quan về quê: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú/Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”: Ở đây tác giả đã sử dụng điển cố, ví mình sánh ngang hàng với những người nổi tiếng có và sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật. Qua đó ông cũng nhằm khẳng định tấm lòng của bậc trung thần, trước sau như một.

 Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch của nhà thơ.

“Trong triều ai ngất ngưởng giống như ông”: Lời hỏi cũng chính là lời khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng” của mình.

Xem thêm : +60 Tranh Tô Màu Con Chim Dễ Thương Nhất Cho Bé

 Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch của nhà thơ.
Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch của nhà thơ.

=> Qua đó ông nhằm khẳng định cá tính, cũng như sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho giáo thông thường. Cái ngất ngưởng của ông không phải là một cách sống tiêu cực mà là sự khẳng định bản thân của mình, cái bản lĩnh dám sống ở với đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.

IV. Soạn văn bài ca ngất ngưởng

Câu 1: (Trang 39 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1)

Trong bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” đã được sử dụng mấy lần? Anh chị hãy chỉ ra ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh sử dụng đó.

Hướng dẫn: 

“Ngất ngưởng” đã được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các câu số 4, 8, 12 và câu cuối. Và mỗi lần được nhắc lại đó, thì từ “ngất ngưởng” đều mang một ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Tham khảo thêm : +60 Tranh Tô Màu Cho Bé 7 Tuổi Phát Triển Tư Duy

– Từ “ngất ngưởng” thứ nhất đã chỉ ra sự thao lược, tài năng quân sự, của tác giả Nguyễn Công Trứ.

– Từ “ngất ngưởng” thứ hai trong bài chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi mình đã về hưu.

– Từ “ngất ngưởng” thứ ba chính là lời khẳng định cái chơi ngông hơn người của tác giả Nguyễn Công Trứ

– Từ “ngất ngưởng” cuối cùng trong bài còn cho người đọc thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường cả những thứ như công danh hay phú quý, coi thường đến cả những dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thứ gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.

=> Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã dùng từ “ngất ngưởng” với một nghĩa rộng hơn, để bộc lộ ra được những điều mới mẻ và rất thú vị.

Câu 2: (Trang 39 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1)

Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích tại sao tác giả Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Hướng dẫn:

Mặc dù tác giả biết rõ làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan bởi vì đó chính là phương tiện giúp ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Công Trứ thì con người sinh ra do “ý của trời đất” bởi vậy sống cần phải có trách nhiệm, và phải gánh vác việc đời. Do đó, ngất ngưởng thực chất chính là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, cách sống tự do, phóng khoáng của chính mình.

Câu 3: (Trang 39 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1)

Ở trong bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình. Tại sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đã đánh giá sự ngất ngưởng của mình là như thế nào?

Hướng dẫn:

–  Tác giả Nguyễn Công Trứ đã hiểu rõ được tài năng của bản thân, cũng như ông cảm thấy tự hào vì mình có những thành công trên con đường công danh.

– Ông cho rằng mình ngất ngưởng là bởi vì ông đã tự ý thức được tài năng cũng như bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của chính mình.

– Đánh giá về sự ngất ngưởng của mình: Đó là sự đắc ý và sảng khoái nhất về cái tôi ngông độc đáo của tác giả.

Câu 4:  (Trang 39 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1)

Bạn hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và hãy cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Hướng dẫn:

  • Số câu: thông thường thì một bài hát nói sẽ có 11 câu, nhưng bài thơ này có 19 câu ( sẽ không bị giới hạn bởi số câu)
  • Số chữ trong mỗi câu: không hề có quy định cụ thể, mà nó được sử dụng một cách linh hoạt.
  • Vần thơ: thì không bị giới hạn, và được sử dụng linh hoạt.
  • Luật: Không có quy định chặt về mặt chữ như thơ Đường.

=> Ý nghĩa: Phù hợp với việc diễn tả tất cả những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt và rất phù hợp với nội dung của Bài ca ngất ngưởng.

V: Luyện tập

Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, trang số 50), với Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?

Hướng dẫn:

Sự khác biệt về mặt từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công trứ với Bài phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh đó là:

  – Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng lại vừa phù hợp với nội dung, mà còn phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ: đó là phóng khoáng, tự do, và có chút ngạo nghễ…

 – Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn thì nhẹ nhàng, thẫm đấm với ý vị thiền và một niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Trên đây là bài viết Soạn Văn Bài Ca Ngất Ngưởng (Nguyễn Công Trứ) Siêu Ngắn Nhất được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Cách Đăng Nhập & Sử Dụng lms vnedu vn (lms.vnedu.vn) Mới Nhất
Cách Đăng Nhập & Sử Dụng lms vnedu vn (lms.vnedu.vn) Mới Nhất
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, các học sinh và sinh viên phải học online tại nhà dẫn đến nhu cầu sử dụng các phần mềm học online là là vô cùng lớn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách đăng nhập cũng như học và thi trực tuyến trên nền tảng lms vnedu vn để cho việc học tập online tại nhà đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.
+60 Tranh Tô Màu Pokemon Tăng Khả Năng Ghi Nhớ Cho Bé
+60 Tranh Tô Màu Pokemon Tăng Khả Năng Ghi Nhớ Cho Bé
Trong chúng ta có lẽ rằng ai cũng đã được biết đến nhân vật hoạt hình Pokemon khét tiếng. Đây là nhân vật phim hoạt hình đã được yêu thích với bao thế hệ với tạo hình rất là dễ thương. Để giúp những bé nhỏ rất có thể tiếp cận với những nhân phim hoạt hình ngộ nghĩnh này, để bé ngày càng tăng năng lực chuyên môn phát minh sáng tạo tư duy cho, chúng tôi đã tổng hợp những bức tranh tô màu Pokemon đẹp nhất để những bậc phụ huynh có thể in hình về cho các bé yêu tập tô. Chúng ta cùng xem thêm hình dưới đây nhé. Top 60 tranh tô màu Pokemon giúp bé thể hiện tư duy Không ít bậc phụ huynh hiện giờ đang tìm kiếm những bức tranh tô màu Pokemon dành riêng cho các bé tập tô màu. Y hệt như nhân vật Doremon, Pokemon cũng là nhân vật hoạt hình để lại nhiều dấu ấn tuyệt vời thâm thúy trong tim các bạn nhỏ. Những bức tranh tô màu Pokemon với đủ các hình vẽ, màu sắc rất đa chủng loại sẽ khiến cho các bạn nhỏ rất phấn khích và vui vẻ khi tập tô màu. Việc học vẽ và tô màu sẽ đem về cho bé, phụ huynh và cả mái ấm gia đình niềm vui và niềm hạnh phúc hơn đồng thời khi vẽ tranh tô màu, nó cũng sẽ giúp bé biểu hiện tư duy mưu trí và những trạng thái cảm xúc giúp nuôi dưỡng con tim bé bỏng luôn tươi mới và giàu màu sắc hơn.
+60 Tranh Tô Màu Cho Bé 6 Tuổi Bắt Đầu Vào Lớp 1
+60 Tranh Tô Màu Cho Bé 6 Tuổi Bắt Đầu Vào Lớp 1
Khi bé nhỏ lên lớp 1 cũng chính là lúc bé được 6 tuổi. Đây là tiến trình các bé sẽ cảm thấy hơi ngạc nhiên, xa lạ khi lần đầu đặt chân vào ngôi trường cấp 1 với sự dìu dắt của phụ huynh, thầy cô. Các bé bước đầu học chữ, học các môn học khác biệt đòi hỏi nhiều tài năng, kiến thức và kỹ năng. Việc trải qua các bức tranh tô màu cho bé 6 tuổi sẽ giúp các con cải tiến và phát triển, hoàn thiện kĩ năng cũng như tư duy hơn. Cùng xem qua các bức họa mà chúng tôi đã tổng hợp được dưới đây nhé!
+60 Tranh Tô Màu Cảnh Biển Đẹp Dành Cho Bé
+60 Tranh Tô Màu Cảnh Biển Đẹp Dành Cho Bé
Cứ đến tầm mùa hè hay những dịp được nghỉ lễ, phần nhiều bé nào cũng muốn được bố mẹ cho đi tắm biển chiêm ngưỡng cảnh vật biển đúng không nhỉ. Về với biển, bạn có thể thỏa sức bơi lội chìm đắm trong dòng nước xanh mát, nô đùa với bãi cát vàng và chơi đùa trên chúng hay ngắm hoàng hôn cạnh biển,vv… Với các bức tranh tô màu cảnh biển sau đây chúng tôi tin rằng bé bỏng nhà của bạn sẽ rất thích.
+60 Tranh Tô Màu Cho Bé Gái Vô Cùng Dễ Dương
+60 Tranh Tô Màu Cho Bé Gái Vô Cùng Dễ Dương
Khẳng định rằng các bức tranh tô màu cho bé gái dưới đây, bé nhà bạn sẽ rất thích bởi đây là các tấm hình thân cận, quen thuộc hàng ngày với các bé gái. Những mẫu tranh tô màu cho bé gái yêu thích như công chúa, hoa lá, búp bê, con vật,vv… sẽ được chúng tôi tổng hợp và giới thiệu tới các bậc phụ huynh tham khảo chính vì vậy cha mẹ đừng bỏ lỡ mà hãy tải về ngay nha!
+60 Tranh Tô Màu Cái Ly Dễ Thương Cho Bé Tập Tô
+60 Tranh Tô Màu Cái Ly Dễ Thương Cho Bé Tập Tô
Gửi đến những bạn nhỏ các bức tranh tô màu cái ly quen thuộc mà bé vẫn hay dùng mỗi ngày, bức ảnh cái ly hay có cách gọi khác là cái cốc, cái ca không thể thiếu trong các vật dụng của mỗi người dân. Nội dung bài viết hôm nay, mời phụ huynh hãy cùng chúng tôi tổng hợp những bức họa tô màu cái ly đẹp nhất dành cho các bé nhỏ nhé!