Soạn bài Viếng lăng Bác – Ngữ văn 9 hay và chi tiết nhất

Thứ Bảy, ngày 14/05/2025 - 12:03
5 / 5 của 1 đánh giá
Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất viết về Bác Hồ. Cùng TamTheThangLong soạn bài Viếng lăng Bác nhé!

Bạn đang xem : Soạn bài Viếng lăng Bác – Ngữ văn 9 hay và chi tiết nhất

Soạn bài Viếng lăng Bác làm sao cho đầy đủ nhưng lại hết sức ngắn gọn là điều mà các bạn học sinh luôn mong muốn. Đừng lo TamTheThangLong sẽ giúp bạn soạn bài Viếng lăng Bác chi tiết nhất.

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Đôi nét về nhà thơ Viễn Phương

Nhà thơ Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn. Ông sinh năm 1928 tại An Giang. Ông là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Đôi nét về nhà thơ Viễn Phương

Thơ của Viễn Phương rất dung dị, cảm xúc và sâu lắng thiết tha. Ngôn ngữ thơ của ông đậm đà màu sắc Nam Bộ. Một số tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Viễn Phương như Mắt sáng học trò, Nhớ lời di chúc, Như mấy mùa xuân,…

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta được thống nhất. Tháng 4.1976, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, ông đã đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm : Soạn bài tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố chi tiết nhất

Và bài thơ “Viếng lăng Bác” đã được sáng tác trong dịp đó. Bài thơ được in trong tập thơ Như mấy mùa xuân.

Mạch cảm xúc bài thơ Viếng lăng Bác

Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự của một cuộc viếng thăm. Đó là sự kết hợp của thời gian và không gian.

Mạch cảm xúc bài thơ Viếng lăng Bác

  • Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre bên lăng gợi hình ảnh của quê hương đất nước.
  • Khổ 2 – 3: Từ cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
  • Khổ 4: Khi sắp phải trở về Miền Nam, niềm mong ước thiết tha: muốn tấm lòng mình được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

Bố cục bài thơ Viếng lăng Bác

Bố cục của bài thơ Viếng lăng Bác gồm có 4 phần.

Tham khảo thêm : Soạn bài Làng SGK Ngữ văn 9 tập 1 chi tiết nhất

  • Phần 1: (khổ thơ thứ 1) Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng
  • Phần 2: (khổ thơ thứ 2) Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác
  • Phần 3: (khổ thơ thứ 3) Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác
  • Phần 4: (khổ thơ thứ 4) Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.

Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Viếng lăng Bác

Câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Trả lời:

Cảm xúc bao trùm của tác giả: niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và niềm tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

Câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Mạch cảm xúc đi theo trình tự vào viếng lăng Bác: khi đứng trước lăng (dòng người, hàng tre), bên trong (xúc động thấy Bác trong giấc ngủ bình yên), và khi sắp phải trở về (mong ước mãi bên Bác).

Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Trả lời:

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Cây tre biểu tượng cho dân tộc Việt Nam với sức mạnh bền bỉ, kiên cường, bất khuất.

Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu.

Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng. Cách kết cấu này làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc, giúp cảm xúc được nâng cao lên.

Câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Trả lời:

Tình cảm nhà thơ và mọi người với Bác qua khổ thơ 2, 3, 4:

Khổ 2: sự thành kính, biết ơn và niềm tự hào vô hạn.

Khổ 3: đau nhói, tiếc thương, xót xa, hụt hẫng, trống vắng.

Khổ 4: lưu luyến, xao xuyến, tiếc nuối và mong muốn là người có ích.

Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 9 Tập 2

Trả lời:

Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc với nghệ thuật:

  • Giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc vừa trang nghiêm sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động của nhà thơ vào lăng viếng Bác.
  • Thể thơ tám chữ có dòng bảy chữ gieo vần lưng. Khổ thơ không cố định có khi liền khi cách nhịp. Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng.
  • Hình ảnh thơ sáng tạo, có nhiều biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, tượng trưng.

Hy vọng phần soạn bài Viếng lăng Bác sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 9. Hãy theo dõi TamTheThangLong để cập thêm nhiều cách thức soạn bài hay và độc đáo hơn nhé!

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2025

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh – Lời giải các câu hỏi trong sgk Ngữ Văn lớp 9
Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh – Lời giải các câu hỏi trong sgk Ngữ Văn lớp 9
Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh. TamTheThangLong tổng hợp các lời giải các câu hỏi trong sgk Ngữ Văn lớp 9 và tóm tắt trong bài viết dưới đây.
Soạn bài Sống chết mặc bay đầy đủ và hay nhất
Soạn bài Sống chết mặc bay đầy đủ và hay nhất
Sống chết mặc bay là văn bản đem lại nhiều ý nghĩa nhân văn. Để hiểu rõ hơn về văn bản này, hãy cùng TamTheThangLong soạn bài Sống chết mặc bay nhé!
Soạn bài Ý nghĩa văn chương của sách Ngữ văn lớp 7
Soạn bài Ý nghĩa văn chương của sách Ngữ văn lớp 7
Khi nhắc đến tác giả Hoài Thanh, nhiều người liền nhớ ngay tới tác phẩm Ý nghĩa văn chương. Trong bài viết này, mời bạn cùng TamTheThangLong soạn bài Ý nghĩa văn chương để hiểu bài hơn nhé!
Nội dung soạn bài Từ ghép ngắn gọn, bài tập từ ghép 7
Nội dung soạn bài Từ ghép ngắn gọn, bài tập từ ghép 7
Trong từ phức, dựa theo mối quan hệ giữa các tiếng mà người ta chia thành hai loại là từ láy và từ ghép. Thế nào là từ ghép? Cùng TamTheThangLong soạn bài Từ ghép ngay nhé!
Soạn bài Bố cục trong văn bản chương trình Ngữ văn 7
Soạn bài Bố cục trong văn bản chương trình Ngữ văn 7
Hôm nay TamTheThangLong sẽ hướng dẫn cách soạn bài Bố cục trong văn bản. Đây là nội dung cần thiết trong chương trình Ngữ văn 7. Cùng theo dõi nhé.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Vợ chồng A Phủ chi tiết
Hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Vợ chồng A Phủ chi tiết
Hôm nay TamTheThangLong sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Vợ chồng A Phủ. Qua đó, các bạn có thể nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất.