Soạn bài Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố chi tiết nhất

Thứ Hai, ngày 16/05/2022 - 09:15
5 / 5 của 1 đánh giá
Tức nước vỡ bờ là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố. TamTheThangLong sẽ giúp bạn soạn bài Tức nước vỡ bờ để nắm rõ hơn về nội dung nhé!

Bạn đang xem : Soạn bài tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố chi tiết nhất

Soạn bài Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố chi tiết nhất được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Bạn muốn tìm hiểu về tác phẩm Tức nước vỡ bờ? Dưới đây là nội dung soạn bài Tức nước vỡ bờ ngắn nhất mà bạn có thể tham khảo cho bài học sắp tới. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết của TamTheThangLong để biết thêm chi tiết.

Nội dung soạn bài Tức nước vỡ bờ

Đôi nét về tác giả Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố (1893 – 1954)là một nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn trong giai đoạn trước cách mạng. Ông xuất thân từ một nhà Nho gốc nông dân. Nhà văn quê ở huyện Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).

Phong cách sáng tác của ông mang khuynh hướng dân chủ và giàu tính chiến đấu. Năm 1996, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố:

  • Tắt đèn (tiểu thuyết, 1939).
  • Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940).
  • phóng sự Tập án cái đình (1939).
  • Việc làng (phóng sự, 1940).
  • Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946).
  • Đóng góp (kịch, 1956).

Đôi nét về tác giả Ngô Tất Tố

Xem thêm : Hướng dẫn Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8 chi tiết nhất

Đôi nét về tác phẩm

Tắt đèn được xem là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ nằm trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Tên nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt.

Ý nghĩa của nhan đề Tức nước vỡ bờ thể hiện sự đấu tranh của những người nông dân lao động vốn hiền lành, chất phác. Khi bị đẩy đến đường cùng, họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút sợ hãi.

Để việc soạn bài Tức nước vỡ bờ hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi nội dung sau.

Tóm tắt tác phẩm Tức nước vỡ bờ

Mùa sưu thuế đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi để có tiền nộp sưu. Thậm chí chị đã bán cả đàn chó và đứa con gái đầu lòng. Tuy nhiên, người nhà lý trưởng vẫn không tha và bắt gia đình chị phải đóng luôn phần sưu cho người em trai anh Dậu đã mất.

Tham khảo thêm : Soạn bài lão Hạc sách giáo khoa Ngữ văn 8 đầy đủ, chi tiết nhất

Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn chúng lôi ra đình đánh thập tử nhất sinh. Dân làng thương cho tình cảnh nhà chị nên đã đến giúp đỡ. Bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ chạy vào đòi mang anh ra đình đánh tiếp.

Mặc chị hết lời van xin, cai lệ và người nhà lý trưởng vẫn nhất định bắt anh Dậu. Bọn chúng còn chửi mắng, bịch vào ngực chị. Không chịu nổi nữa, chị Dậu uất ức, vùng lên phản kháng.

Để nắm rõ nội dung cũng như việc soạn bài Tức nước vỡ bờ chi tiết nhất, mời bạn đọc đến phần tiếp theo của bài viết. Hãy tham khảo cùng TamTheThangLong nhé!

Bố cục tác phẩm Tức nước vỡ bờ

Bố cục tác phẩm Tức nước vỡ bờ gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “chồng chị ăn có ngon miệng hay không”. Phần này là cảnh chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
  • Phần 2: Nội dung còn lại. Cảnh người nhà lí trưởng đến bắt nộp sưu và sự phản kháng của chị Dậu.

Tiếp theo của bài viết soạn bài Tức nước vỡ bờ là phần nội dung giải đáp các câu hỏi trong sách giáo khoa. Mời bạn đọc theo dõi cùng TamTheThangLong.

Câu hỏi SGK trong nội dung soạn bài Tức nước vỡ bờ

Câu 1 trang 32 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào nhà:

  • Anh Dậu vừa tỉnh lại sau một trận đánh thừa sống thiếu chết.
  • Chị Dậu phải bán mọi thứ trong nhà, thậm chí dứt ruột bán đi đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu.
  • Bọn tay sai tiếp tục xông vào nhà, đòi đánh trói anh Dậu.

=> Chị Dậu rơi vào tình thế nguy khốn, cùng đường.

Qua tình thế thảm thương của chị Dậu, có thể thấy được sự tàn ác của bọn cai lệ. Cụ thể, bọn chúng là người như thế nào, mời bạn đến câu 2 để rõ hơn nhé!

Câu 2 trang 32 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Phân tích nhân vật cai lệ:

  • Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ.
  • Cai lệ ở làng Đông Xá: đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đi đòi sưu thuế.
  • Hành động: cầm roi thước dọa dẫm, quát mắng, đánh chị Dậu…

=> Tàn ác, hống hách, cậy hơi quan lớn ức hiếp người dân hiền lành.

Nhận xét: Cách miêu tả chân thực, sinh động, thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ.

Trước sự độc ác của bọn tay sai, diễn biến tâm trạng của chị Dậu như thế nào? Mời bạn đọc đến với câu hỏi tiếp theo của bài viết soạn bài Tức nước vỡ bờ để có câu trả lời nhé!

Câu 2 trang 32 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu 3 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Phân tích diễn biến tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

*Phân tích diễn biến tâm trạng của chị Dậu:

Ban đầu: Chị Dậu cam chịu, nhẫn nhịn, chỉ nói lý:

  • Xưng hô lịch sự, gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, van xin “cháu van ông, đưa ra lý lẽ là chồng đang ốm nên không được đánh đập”.
  • Hành động: Run run, chạy đến đỡ tay cai lệ,…

Sau đó: Không nhịn được nữa, chị Dậu đứng lên phản kháng:

  • Xưng hô gắt gỏng hơn “ông – tôi”, tiếp theo là “mày – bà”. Lời nói dứt khoát, quyết liệt và đầy thách thức.
  • Hành động phản kháng đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa…”.

* Cách miêu tả diễn biến tâm trạng của chị Dậu hết sức chân thực. Bởi nó được bộc lộ qua từng hoàn cảnh cụ thể, chính hoàn cảnh đã tác động đến diễn biến tâm trạng nhân vật chị Dậu.

*Nhận xét:

– Chị Dậu là một người phụ nữ hết mực yêu thương gia đình, yêu chồng thương con.

– Chị cũng là một người phụ nữ khéo léo, biết mềm mỏng đúng lúc.

– Nhưng khi đến đường cùng, chị trở nên mạnh mẽ và can đảm hơn. Chị dám phản kháng quyết liệt chống lại cái xấu cái ác.

Sau khi tìm hiểu xong các nhân vật trong đoạn trích, bạn hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ? Đừng lo, TamTheThangLong sẽ giải đáp giúp bạn qua phần nội dung sau.

Câu 4 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích. Theo em hiểu như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Nhan đề Tức nước vỡ bờ có ý nghĩa tả thực. Đây là một thành ngữ trong dân gian mang ý nghĩa có áp bức sẽ có đấu tranh. Nếu một người bị đẩy đến bước đường cùng, họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng và không chịu nhẫn nhục nữa.

Nhận xét: Đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ là thỏa đáng. Vì nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích.

Để biết các nhà phê bình văn học nói gì về đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Mời bạn đọc đến với câu 5 của soạn bài Tức nước vỡ bờ.

Câu 4 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu 5 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

– Tạo dựng tình huống: Cai lệ tát vào mặt chị Dậu, rồi nhảy bổ vào anh Dậu mặc lời van nài của chị.

– Miêu tả ngoại hình, hành động: “Chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm được gậy của hắn”…

=> Thể hiện sức mạnh của một người phụ nữ lực điền.

– Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, chân thực: Gọi “mày” – xưng “bà”, phù hợp với thái độ của nhân vật.

Kế đến là câu hỏi cuối cùng của bài viết Soạn bài Tức nước vỡ bờ. Mời bạn đọc tham khảo cùng TamTheThangLong.

Câu 6 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích, hãy làm rõ nhận định trên.

– Lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân đã phản ánh một quy luật trong xã hội. Khi có áp bức bóc lột, nhất định sẽ có đấu tranh.

– Sự “nổi loạn” trong đoạn trích không phải là việc làm trái với đạo lí. Mà sự “nổi loạn” ở đây thể hiện tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm dám vùng lên phản kháng.

– Đoạn trích Tức nước vỡ bờ với hình ảnh chị Dậu dám đứng lên chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng bất chấp hậu quả. Điều này đã thể hiện được sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

Chắc hẳn qua 6 câu trả lời của TamTheThangLong, bạn đọc đã phần nào hiểu được các nhân vật xoay quanh đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Câu 6 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Mong rằng bài viết của TamTheThangLong sẽ giúp ích cho việc soạn bài Tức nước vỡ bờ của độc giả trở nên hiệu quả hơn. Từ đó giúp bạn nắm được nội dung nhanh hơn và không gặp khó khăn khi tìm hiểu về tác phẩm. Hẹn gặp bạn ở bài viết tiếp theo của TamTheThangLong nhé!

Trên đây là bài viết Soạn bài Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố chi tiết nhất được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Gia chủ tuổi Mão năm 2022 nên lựa chọn màu nào để giúp bản mệnh thu hút tài lộc, may mắn? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Có bao giờ bạn thắc mắc, trong dãy số từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9 và số chia hết cho 9 chưa? TamTheThangLong sẽ bật mí cho bạn các mẹo nhỏ để biết được đáp án nhé!
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Bạn đang muốn kinh doanh hoặc kết hôn nhưng không biết Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thông tin này nhé!
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì và tại sao mọi người lại thích màu hồng? Để tìm hiểu về thông tin này, các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi nào!
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào là câu hỏi mà rất nhiều người tuổi Tý thắc mắc. Trong bài viết này, TamTheThangLong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì là câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc khi muốn mua bất cứ vật dụng gì. Hãy cùng TamTheThangLong theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé!