Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8 chi tiết nhất

Thứ Tư, ngày 11/05/2025 - 21:57
5 / 5 của 1 đánh giá
Trong lòng mẹ là đoạn trích được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 8. Hôm nay, TamTheThangLong sẽ chia sẻ cho bạn cách soạn bài Trong lòng mẹ.

Bạn đang xem : Hướng dẫn Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8 chi tiết nhất

Đoạn trích Trong lòng mẹ một phần của tác phẩm Những ngày thơ ấu được viết bởi nhà văn Nguyên Hồng. Dưới đây là tài liệu soạn bài Trong lòng mẹTamTheThangLong muốn gửi đến bạn. Cùng tìm hiểu nhé.

Tóm tắt Trong lòng mẹ – soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất

Đoạn dưới đây là nội dung soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất mà TamTheThangLong gợi ý cho bạn.

Sau khi bố qua đời, mẹ phải đi tha phương cầu thực ở tận Thanh Hóa, bé Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Vào một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi cậu bé có muốn đi thăm mẹ hay không. Hồng từ chối ngay vì cậu đã sớm hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”.

Tuy vậy, bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé. Điều đó càng khiến cậu cảm thấy đau đớn và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải xa rời anh em mình.

Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng trở về. Sự quay về của mẹ đã làm cậu vô cùng hạnh phúc. Khi được ngồi trong lòng mẹ, Hồng sung sướng cảm nhận hơi thở quen thuộc của mẹ.

Xem thêm : Soạn bài lão Hạc sách giáo khoa Ngữ văn 8 đầy đủ, chi tiết nhất

Tóm tắt Trong lòng mẹ – soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất

Thể loại, bố cục bài Trong lòng mẹ

Sau khi đã tìm hiểu cách soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất, chúng ta cùng đến với nội dung bố cục bài Trong lòng mẹ. Nếu muốn soạn bài Trong lòng mẹ chi tiết, bạn đọc đừng vội lướt qua nhé.

Phần một

Từ đầu đến ‘người ta hỏi đến chứ’. Nội dung của phần một là cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô cay nghiệt. Đồng thời phần một còn thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của cậu bé về người mẹ bất hạnh.

Phần hai

Đoạn hai là đoạn còn lại. Đoạn này nói về cuộc gặp lại bất ngờ của bé Hồng với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm khi nằm trong vòng tay mẹ.

Tham khảo thêm : Soạn bài Mẹ tôi sách giáo khoa Ngữ văn 7 ngắn gọn, chi tiết nhất

Phần hai

Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Nhằm củng cố lại kiến thức giúp bạn đọc có thể soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất, cùng TamTheThangLong trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa nhé. Đây đều là những câu hỏi cơ bản và cần thiết để soạn bài Trong lòng mẹ chi tiết.

Câu 1 trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Phân tích nhân vật người cô trong đoạn đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.

Hướng dẫn trả lời

Phân tích nhân vật người cô:

  • Tính cách độc ác, tàn nhẫn.
  • Khi bà cô hỏi bé Hồng “Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?” thể hiện sự nhẫn tâm, xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của cậu bé.
  • Thái độ mỉa mai, chế giễu mẹ cậu nhằm chia rẽ tình cảm mẹ con.
  • Bà cô dùng từ ‘phát tài’ ý chỉ nói mỉa người mẹ nghèo khổ, ’em bé’ nhằm gieo rắc lòng hoài nghi để bé Hồng khinh miệt ruồng rẫy mẹ.

Từ đó có thể thấy người cô là người nham hiểm, giả dối, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha. Bà ta là đại diện cho những thành kiến, những hủ tục đày đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 2 trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện ở những chi tiết:

Phản ứng của Hồng khi nghe những lời miệt thị của người cô

  • Khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm mẹ: cậu bé cúi đầu không đáp, tỉnh táo nhận ra “những rắp tâm tanh bẩn” của bà cô
  • Nghe “em bé” thì khóc ròng vì thương mẹ, vì uất ức, lòng căm tức xã hội tăng tiến

Phản ứng của Hồng khi gặp lại mẹ

  • Khóc sụt sùi khi nhìn thấy mẹ.
  • Ngồi trên xe, áp đùi vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm nhận được hơi thở quen thuộc của mẹ.
  • Ước mong bé lại để có thể áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, mơn man khuôn mặt mẹ từ trán xuống cằm.

Từ những chi tiết trên, ta có thể thấy được bé Hồng vô cùng yêu thương, kính trọng, có niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.

Câu 3 trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

Hướng dẫn trả lời

  • Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
  • Đối tượng thể hiện là tình mẫu tử thiêng liêng, ở dòng cảm xúc phong phú của bé Hồng (xót xa tủi nhục, căm giận sâu sắc, sự quyết liệt, tình thương mẹ,… dồn nén và lên cao)
  • Cách kể chuyện hay miêu tả cảm xúc,so sánh ấn tượng đều nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc của nhân vật.

Câu 4 trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi ký?

Hướng dẫn trả lời

Qua đoạn trích, em hiểu hồi kí là một thể loại kí kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà người kể là người tham dự hoặc chứng kiến, tác giả là người xưng tôi.

Câu 5 trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Có nhà nghiên cứu nhận định nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Hướng dẫn trả lời

Nói Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng bởi bà có cái nhìn thông cảm, thấu hiểu với những khổ đau người phụ nữ giữa những hủ tục khắt khe, người con trẻ với khát vọng tình thương, nỗi đau tinh thần. Hơn nữa, nhà văn am hiểu sâu sắc về phụ nữ và trẻ nhỏ, có sự nắm bắt cá tính và tâm lí nhân vật qua lời văn giàu cảm xúc, ngọt ngào.

Câu 5 trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn của TamTheThangLong về cách soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất. Bạn cũng có thể xem thêm nội dung soạn bài Hai cây phong, soạn bài Hịch tướng sĩ,… trong chương trình Ngữ văn 8. Hy vọng bài viết ngày hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của bạn đọc.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2025

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Soạn bài lão Hạc sách giáo khoa Ngữ văn 8 đầy đủ, chi tiết nhất
Soạn bài lão Hạc sách giáo khoa Ngữ văn 8 đầy đủ, chi tiết nhất
Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Sau đây là bài tóm tắt và các câu hỏi soạn bài lão Hạc mà TamTheThangLong mời độc giả tham khảo!
Soạn bài Mẹ tôi sách giáo khoa Ngữ văn 7 ngắn gọn, chi tiết nhất
Soạn bài Mẹ tôi sách giáo khoa Ngữ văn 7 ngắn gọn, chi tiết nhất
Soạn bài Mẹ tôi ngắn gọn, từ đó độc giả có thể vận dụng làm các bài tập liên quan tới tác phẩm hiệu quả. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
[Soạn Văn] 7 mẫu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt hấp dẫn không đụng hàng
[Soạn Văn] 7 mẫu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt hấp dẫn không đụng hàng
Bạn muốn tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt? Đừng lo, TamTheThangLong sẽ giải thích giúp bạn trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Hành tây có tác dụng gì? 10 lợi ích ‘thần kì’ của hành tây
Hành tây có tác dụng gì? 10 lợi ích ‘thần kì’ của hành tây
Hành tây là một loại rau củ quen thuộc trong các bữa ăn của mỗi gia đình. Vậy hành tây có tác dụng gì? Cùng TamTheThangLong điểm qua 10 lợi ích thần kì của loại củ này nhé!
Đường phèn có tác dụng gì? 6 tác dụng của đường phèn
Đường phèn có tác dụng gì? 6 tác dụng của đường phèn
Đường phèn luôn được biết đến là một gia vị đặc trưng trong những món bánh, đồ uống của Việt Nam. Vậy đường phèn có tác dụng gì? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Đạp xe đạp có tác dụng gì? Lợi ích khi đạp xe mỗi ngày
Đạp xe đạp có tác dụng gì? Lợi ích khi đạp xe mỗi ngày
Đạp xe là thói quen của nhiều người. Vậy đạp xe đạp có tác dụng gì? Tại sao chúng ta nên đạp xe mỗi ngày? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay những tác dụng của việc đạp xe các bạn nhé!