- 1. Đạo đức là gì?
- 2. Pháp luật là gì?
- 3. So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
- 3.1 Sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật
- 3.2 Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
- 3.3 Ví dụ về vi phạm đạo đức và pháp luật
- 4. Mối quan hệ mật thiết giữa đạo đức và pháp luật
- 4.1 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
- 4.2 Ví dụ về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Bạn đang xem : So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? Ví dụ cụ thể
So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? Ví dụ cụ thể được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Đạo đức và pháp luật luôn có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Cả hai đều được xem là tiêu chuẩn sống của xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số sự nhầm lẫn về đạo đức và pháp luật. Hãy cùng TamTheThangLong so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật bạn nhé!
Đạo đức là gì?
Trước khi đi vào nội dung so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật thì hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu về khái niệm đạo đức nhé!
Đạo đức là một từ Hán – Việt. Đạo đức là từ dùng để chỉ yếu tố về tính cách và giá trị của con người. Bên cạnh đó nó còn là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội.
Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói đến một người có đạo đức có nghĩa là nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức. Họ sống có chuẩn mực và có nét đẹp trong cả đời sống và tâm hồn.
Đạo đức qui định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người.
Xem thêm : Sự khác nhau giữa hàm VLOOKUP và HLOOKUP?
Những chuẩn mực và qui tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín,…
Pháp luật là gì?
Trước khi so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật thì hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu rõ về khái niệm pháp luật bạn nhé!
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành. Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Nó thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Tham khảo thêm : Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? Bài tập vận dụng
Pháp luật chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người hoặc toàn xã hội. Pháp luật được sử dụng nhiều lần trong thời gian và không gian rộng lớn.
Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Bất kỳ ai dù có địa vị, tài sản, chính kiến, chức vụ như thế nào cũng phải tuân theo các quy tắc pháp luật.
Ngoài ra pháp luật còn được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực của nhà nước bằng các biện pháp cưỡng chế. Từ đó mang lại hiệu quả đời sống cho xã hội. Pháp luật còn là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm liên quan đến đạo đức và pháp luật. Thì hãy cùng TamTheThangLong so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật nhé!
So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
Trong bài Pháp luật và đời sống GDCD 12 có đề cập đến việc so sánh sự khác giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. Cùng TamTheThangLong giải đáp câu hỏi này nhé!
Sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật
Sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật qua những điểm sau đây:
- Đạo đức và pháp luật đều là phương thức để điều chỉnh hành vi của con người.
- Đạo đức và pháp luật đều được xem là hệ thống các quy tắc xử sự chung, những chuẩn mực xã hội đối với con người.
- Đạo đức và pháp luật đều giúp con người điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với các quy tắc trong xã hội. Từ đó giúp con người có một đời sống tích cực hơn trong cộng đồng.
- Đạo đức và pháp luật đều được áp dụng chung cho tất cả mọi người, có tính cộng đồng. Đều là những tiêu chuẩn sống mà con người cần phải làm theo.
- Đạo đức và pháp luật được đặt ra không phải cho một chủ thể hay một cá nhân cụ thể hoặc một tổ chức nhất định. Nó được đặt cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.
- Đạo đức và pháp luật đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ đó nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự chung của xã hội.
Tiếp theo hãy cùng TamTheThangLong phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong nội dung so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật bạn nhé!
Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
Đạo đức và pháp luật có một số điểm khác nhau cơ bản sau đây:
Sự khác nhau về khái niệm
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người. Đạo đức xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm.
Ngoài ra là những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành. Được nhà nước bảo đảm thực hiện. Nó thể hiện ý chí nhà nước và điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Sự khác nhau về nguồn gốc hình thành
Đạo đức bắt nguồn từ thực tế của cuộc sống. Nó hình thành từ nhận thức của con người. Ngoài ra, đạo đức không được tìm thấy ở dạng viết và chỉ được truyền miệng.
Pháp luật được hình thành từ các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. Được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật. Luật được thể hiện trong hiến pháp dưới dạng văn bản.
Sự khác nhau về nội dung
Đạo đức bao gồm các chuẩn mực, quan niệm thuộc đời sống tinh thần con người (thiện ác, lương tâm, nhân phẩm, danh dự,…). Đạo đức là những triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống.
Pháp luật bao gồm các quy tắc xử sự như việc được làm, việc phải làm và việc không phải làm.
Sự khác nhau về hình thức thể hiện
Đạo đức được thể hiện qua nhiều hình thức như truyền miệng hoặc được ghi chép lại. Trong khi đó, pháp luật chỉ được thể hiện ở một hình thức là văn bản.
Sự khác nhau về tính chất
Đạo đức thì không bắt buộc tất cả mọi người phải làm theo. Bởi nó xuất phát từ nhận thức của con người. Nếu chúng ta không thực hiện thì cũng sẽ không bị xử phạt và cũng không có chế tài xử lí khi bị vi phạm.
Ngược lại, pháp luật do nhà nước ban hành nên bắt buộc mọi người phải làm theo. Pháp luật mang tính cưỡng chế. Nếu như chúng ta không thực hiện theo đúng pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Sự khác nhau về chủ thể ban hành
Đạo đức là do ông cha ta đúc kết lại. Được truyền từ đời này sang đời khác, qua kinh nghiệm sống lâu dài.
Pháp luật thì do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nó bắt buộc mọi người phải làm theo để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng và xã hội.
Ví dụ về vi phạm đạo đức và pháp luật
Để hiểu rõ hơn về nội dung so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật thì TamTheThangLong sẽ đưa cho bạn ví dụ về vi phạm đạo đức và pháp luật nhé!
Ví dụ về vi phạm đạo đức
Những hành vi vi phạm đạo đức luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Đạo đức len lỏi ở từng ngóc ngách trong cuộc sống và từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Một vài hành vi vi phạm pháp luật dễ thấy nhất trong đời sống hàng ngày của chúng ta như:
- Không vâng lời và lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi.
- Không giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, vứt rác bừa bãi.
- Trêu chọc người khuyết tật. Đem những thứ khiếm khuyết của người khác ra làm trò mua vui.
- Nói dối.
- Nói tục, chửi thề,…
Những hành vi vi phạm pháp luật
Những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị trừng trị bởi pháp luật. Hình phạt sẽ phụ thuộc vào mức độ của mỗi vi phạm.
Những hành vi vi phạm pháp luật có thể kể đến như sau:
- Trộm cắp tài sản.
- Lạng lách, đánh võng khi tham gia giao thông.
- Phá rừng làm nương rẫy.
- Buôn bán người và nội tạng trái phép.
- Hành vi mua bán sừng tê giác và động vật quý hiếm.
- Sử dụng các chất cấm như ma túy.
- Bạo hành trẻ em và phụ nữ.
- Giết người.
Mối quan hệ mật thiết giữa đạo đức và pháp luật
Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật cũng đã được đề cập trong bài Pháp luật và đời sống sách GDCD 12. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật.
Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
Đạo đức là nền tảng của pháp luật
Các quy định của pháp luật sẽ không vi phạm và đi ngược lại với đạo đức xã hội. Có nhiều quy định của pháp luật quy định chủ thể không được làm những hành vi trái với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục.
Nhiều quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước nên được thể chế hóa, được nhà nước thừa nhận. Sau đó đạo đức được nhà nước nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Khi soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luật, có nhiều chuẩn mực đạo đức và quy tắc đạo đức được nhà nước lấy.
Từ đó nhà nước sẽ bổ sung và nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên khi xây dựng các quy phạm pháp luật, nhà nước cũng không quên tính tới các chuẩn mực đạo đức.
Nếu chủ thể hay cá nhân đã có hành vi vi phạm pháp luật thì đạo đức sẽ giúp chủ thể đó có tư duy ăn năn hối cải, có thái độ sửa chữa lỗi lầm. Chủ thể có đạo đức tốt sẽ có thái độ nhiệt tình, có ý thức tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật tốt.
Còn đối với những người không có đạo đức sẽ thực hiện pháp luật một cách chống đối. Họ sẽ dễ có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Pháp luật điều chỉnh lại đạo đức
Cuộc sống ngày càng tân tiến và hiện đại. Từ đó xã hội cũng ngày càng phát triển. Vì vậy mà một vài chuẩn mực đạo đức từ thời xa xưa có thể không còn phù hợp.
Những chuẩn mực đó cần phải được điều chỉnh để phù hợp với xã hội. Và các chuẩn mực đạo đức này sẽ được điều chỉnh thông qua pháp luật.
Pháp luật còn có vai trò bảo vệ, duy trì và phát triển các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp, tiến bộ. Từ đó chúng sẽ phù hợp với xã hội.
Pháp luật ngoài ra còn góp phần vào công cuộc củng cố, phát huy vai trò của các chuẩn mực đạo đức. Trong trường hợp chúng phù hợp với ý chí của nhà nước, với tình hình của xã hội.
Một số chuẩn mực đạo đức có thể được thừa nhận trong các quy phạm pháp luật. Pháp luật còn có vai trò giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời của dân tộc; ngăn chặn sự tha hóa đạo đức.
Ví dụ về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Sau đây là một vài ví dụ về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong nội dung so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé!
- Quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và của con cái đối với cha mẹ, của ông và đối với cháu, của cháu đối với ông bà. Những quy phạm pháp luật này được nhà nước thừa nhận từ những chuẩn mực và quy tắc đạo đức lâu đời.
- Các quan niệm về cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy từ thời xưa, được truyền miệng và hình thành thói quen. Sau này nhận ra được các nguy cơ phát sinh từ tiền lệ đó nhà nước đã có những quy định cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình là hôn nhân là tự nguyện trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ.
- Tập tục tảo hôn đã tồn tại trong xã hội từ lâu đời. Tuy nhiên với tình hình xã hội bây giờ thì tập tục đó không còn phù hợp nữa. Vì vậy Nhà nước đã có quy định về độ tuổi kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình để nhằm ngăn chặn và loại bỏ những tập tục đó.
Trên đây là toàn bộ thông tin về so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến việc so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. Hãy theo dõi TamTheThangLong mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và bổ ích bạn nhé!
Trên đây là bài viết So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? Ví dụ cụ thể được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.