- 1. PTSD là gì và một số khái niệm liên quan
- 1.1 PTSD là gi?
- 1.2 Sang chấn là gì?
- 1.3 Sang chấn tâm lý là gì?
- 1.4 Sang chấn tâm lý tiếng Anh là gì?
- 2. Nguyên nhân gây hội chứng PTSD
- 3. Triệu chứng và dấu hiệu rối loạn stress sau sang chấn
- 4. Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý
- 5. Hội chứng PTSD có nguy hiểm không?
- 6. Cách điều trị triệu chứng PTSD
- 6.1 Sử dụng thuốc
- 6.2 Trị liệu tâm lý
Bạn đang xem : Ptsd là gì? Bệnh tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống
PTSD là gì? Bệnh tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Không ít người đã từng nghe qua bệnh PTSD nhưng không biết PTSD là gì. Nếu không có kiến thức về chuyên môn thì bạn sẽ không thể hiểu cặn kẽ PTSD là gì. Trong bài viết hôm nay, TamTheThangLong sẽ chia sẻ cho bạn biết về bệnh tâm lý này, cả triệu chứng và cách điều trị của PTSD.
PTSD là gì và một số khái niệm liên quan
PTSD là gi?
PTSD là từ viết tắt của Posttraumatic stress disorder. Đây là một loại bệnh tâm lý phức tạp có tên rối loạn căng thẳng do chấn thương. PTSD là tình trạng tâm thần không ổn định bao gồm khủng hoảng, hồi hộp, trầm cảm do chấn động lớn xảy ra trong quá khứ.
Xem thêm : 092 là mạng gì? Cách chọn SIM số đẹp mang đến may mắn, tài lộc
PTSD là hậu quả lâu dài của việc sợ hãi, ám ảnh kinh hoàng. Nó có thể là tai nạn, chiến tranh, cái chết bất ngờ của người thân, bị tấn công về tình dục hay thể xác,… Bệnh nhân sẽ có những phản ứng như bị sốc, căng thẳng, sợ hãi hay thậm chí cảm thấy tội lỗi. Họ thường suy nghĩ nhiều về ký ức đau buồn và làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của họ.
Trong cuộc sống khi những điều khủng khiếp xảy ra, nhiều người bị ảnh hưởng lâu dài. Ở một vài trường hợp, những ảnh hưởng này vẫn tồn tại dai dẳng và nghiêm trọng. Điều này có thể gây ra suy nhược và cấu thành một bệnh rối loạn gọi là PTSD.
Sang chấn là gì?
Sang chấn là một phản ứng tâm lý. Nó cũng là cảm xúc trước một việc gì đó đau thương hoặc xáo trộn sâu sắc mà người bệnh không bao giờ nghĩ tới. Điều này gây ra cảm giác bất lực, làm giảm ý thức về bản thân và khả năng cảm nhận toàn bộ cảm xúc.
Tham khảo thêm : Số CIF là gì? 2 cách tra cứu mã CIF nhanh chóng
Người bị sang chấn có thể cảm thấy bị đe dọa, lo lắng hoặc sợ hãi. Đôi khi, họ không biết làm thế nào để tự mình vượt qua nỗi đau. Họ cần sự giúp đỡ của người khác để lấy lại sự ổn định về tinh thần và cảm xúc.
Sang chấn tâm lý là gì?
Sang chấn tâm lý là bị tổn thương về mặt tâm lý sau khi trải qua những chuyện đau khổ. Nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bệnh.
Sau khi trải qua biến cố, một số người chịu nhiều tổn thương, căng thẳng, stress. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện triệu chứng sang chấn tâm lý.
Sang chấn tâm lý tiếng Anh là gì?
Sang chấn tâm lý tiếng Anh là trauma. Ví dụ: The doctor said it was because of the trauma. (Bác sĩ nói đó là do chấn thương tâm lý.)
Nguyên nhân gây hội chứng PTSD
Nguyên nhân gây hội chứng PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương) là do ảnh hưởng của các biến cố, đe dọa đến tính mạng trong quá khứ, các chấn thương nghiêm trọng hoặc xâm hại tình dục.
Các yếu tố có thể gây ra bệnh PTSD như: có những đặc điểm di truyền về sức khỏe tâm thần như tăng nguy cơ lo âu và trầm cảm; trải qua những chấn thương tâm lý nghiêm trọng trong quá khứ; cách não kiểm soát các tín hiệu và hormone trong cơ thể khi phản ứng với hồi hộp.
Triệu chứng và dấu hiệu rối loạn stress sau sang chấn
Các triệu chứng và dấu hiệu rối loạn stress sau sang chấn được phân loại thành 4 nhóm:
Hồi tưởng về sự kiện sang chấn:
- Thường xuất hiện những giấc mơ xấu hoặc những ký ức đau khổ về sự kiện này.
- Hành xử hoặc cảm thấy như thể sự kiện đang lặp lại một lần nữa.
- Phản ứng phân ly khỏi thực tại hoặc mất nhận thức về mọi thứ xung quanh ở hiện tại.
- Có những cảm xúc mãnh liệt khi nhắc về sự kiện như: tim đập hoặc lỡ nhịp, đổ mồ hôi, khó thở, cảm thấy muốn ngất xỉu, mất kiểm soát.
Tránh nhắc nhớ về sự kiện sang chấn:
- Né tránh suy nghĩ, các câu chuyện hoặc cảm xúc về sự kiện đó.
- Tránh những người hoặc địa điểm liên quan trực tiếp đến sự kiện.
Có tâm trạng tiêu cực:
- Khó có thể nhớ lại phần quan trọng của sang chấn.
- Bị mất cảm giác với mọi thứ xung quanh.
- Không thấy thú vị với các hoạt động xã hội.
- Không có tâm trạng tích cực.
- Bi quan về tương lai.
Tăng sự nhạy cảm và cảnh giác:
- Khó ngủ bao gồm khó vào giấc hoặc khó ngủ sâu.
- Dễ cáu gắt và bộc phát cơn giận.
- Khó tập trung.
- Hay bị giật mình.
- Tăng cảnh giác với xung quanh.
Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị sang chấn tâm lý thường được chia là 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu:
- Trẻ nhỏ dưới một vài tuổi thường phản ứng với sự khủng hoảng bằng cách la khóc, hoảng sợ, hay giật mình hoặc khóc mớ khi ngủ.
- Đối với trẻ lớn hơn thể hiện sự run sợ, mặt biến đổi cảm xúc, khóc ré, tè dầm ra cả quần, kích động hoặc chạy trốn người lạ.
Giai đoạn diễn biến:
- Trẻ gặp ác mộng, ngủ mớ, rụt rè, nhút nhát, sợ người lạ,…
- Trẻ lớn có thể bị rối loạn cảm xúc, mặc cảm, không thích tiếp xúc với xã hội, tránh đến những nơi gây ra khủng hoảng trước đây, tránh những hoạt động gợi nhớ khủng hoảng quá khứ. Trẻ trở nên chậm chạp và mất tập trung.
Giai đoạn cuối:
- Trẻ rơi vào trạng thái tổn thương tâm lý nặng nề, ảnh hưởng không ít đến việc hình thành nhân cách trẻ, kéo theo hiệu quả học tập và chất lượng sống của trẻ sau này.
Tùy thuộc vào lứa tuổi, sự hiểu biết cuộc sống mà dấu hiệu sang chấn tâm lý đa dạng giữa các trẻ. Vì vậy, việc quan sát trẻ, nhận biết sớm dấu hiệu của khủng hoảng là rất quan trọng để kịp thời giúp trẻ vượt qua biến cố, sớm hòa nhập với cuộc sống.
Hội chứng PTSD có nguy hiểm không?
Hội chứng PTSD (rối loạn căng thẳng do chấn thương) ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ cuộc sống của bệnh nhân. Từ các hoạt động hằng ngày, học tập, lao động, thậm chí đến các mối quan hệ.
Nếu không kịp thời điều trị, hội chứng PTSD có thể gây ra các vấn đề như: trầm cảm, tăng nguy cơ sử dụng chất kích thích, tự sát. Đồng thời, tăng nguy cơ mắc các bệnh về mãn tính chẳng hạn như tim mạch, các bệnh về xương khớp và tuyến giáp.
Cách điều trị triệu chứng PTSD
Cách điều trị triệu chứng PTSD chủ yếu có 2 phương pháp chính. Đó là sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc chống trầm cảm sẽ được dùng trong điều trị PTSD (rối loạn căng thẳng do chấn thương). Thuốc này sẽ làm giảm triệu chứng lo lắng, hồi hộp cải thiện được sự tập trung và chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân. Tuy nhiên, dùng thuốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Trị liệu tâm lý
Đây là phương pháp điều trị PTSD an toàn cho trẻ em và người lớn. Trị liệu tâm lý thường bao gồm liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi,…
Để trị liệu tâm lý thì buộc cả người thân cũng phải hiểu rõ được căn bệnh TPSD là gì; và tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ cảm xúc của từng bệnh nhân mà sẽ có phác đồ điều trị riêng. Từ đó, người bệnh mắc PTSD có thể ổn định dần về cảm xúc, giảm sự sợ hãi, lạc quan và vui vẻ trong cuộc sống hơn.
Qua những chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ về bệnh tâm lý PTSD là gì và cả cách điều trị của PTSD. Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để cập nhập những thông tin hay và hấp dẫn hơn nhé!
Trên đây là bài viết PTSD là gì? Bệnh tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.