Cây ngải cứu là cây gì? Ngải cứu có tác dụng gì trong đời sống?

Thứ Ba, ngày 03/05/2022 - 11:22
5 / 5 của 1 đánh giá
Từ lâu ông cha ta đã xem ngải cứu giống như một loại dược phẩm trong đời sống hằng ngày. Vậy ngải cứu là cây gì? Ngải cứu có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu bài viết ngày hôm nay của TamTheThangLong bạn nhé!

Bạn đang xem : Cây ngải cứu là cây gì? Ngải cứu có tác dụng gì trong đời sống?

Cây ngải cứu là cây gì? Ngải cứu có tác dụng gì trong đời sống? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Ở nước ta, cây ngải cứu mọc hoang nhiều nơi và nó được trồng ở trong các trạm y tế để dùng làm thuốc. Trong Đông y, ngải cứu được xem là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Vậy ngải cứu có tác dụng gì? Mời bạn đọc cùng TamTheThangLong khám phá những công dụng tuyệt vời của cây ngải cứu nhé!

Cây ngải cứu là cây gì?

Cây ngải cứu là cây gì?

Ngải cứu là một loại rau ăn được và có công dụng làm thuốc.  Nó có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ Cúc. Ngày nay, người ta trồng ngải cứu trong nhà vừa để ăn vừa để làm thuốc. Ngoài ra, ngải cứu còn được gọi là cây thuốc cứu.

Cây ngải cứu là cây gì?

Cây ngải cứu mọc hoang ở khắp nơi, có thể trồng trong nhà để làm thuốc. Nó được xem là cây thuốc nam với rất nhiều công dụng chữa bệnh được rất nhiều bệnh. 

Đặc biệt là ngải cứu phơi khô để lâu năm mang lại rất nhiều tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe con người. Lá ngải cứu phơi khô còn được gọi là ngải diệp. Nó được xem là một vị thuốc lưu truyền từ xưa tới nay.

Xem thêm : Ý nghĩa số CCCD là gì? 12 số trên thẻ CCCD có ý nghĩa gì?

Cách nhận biết cây ngải cứu

Ngải cứu là loài cây thân cỏ sống lâu năm, thân có các rãnh dọc. Lá của nó mọc so le và không có cuống, mỗi lá có hai mặt với hai màu khác nhau. Mặt trên của lá nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới lá có màu trắng ngà và có nhiều lông tơ nhỏ.

Ngải cứu có tác dụng gì? 

Dưới đây là top 8 công dụng tuyệt vời của ngải cứu mà TamTheThangLong tổng hợp được. Đừng vội lướt qua mà bỏ lỡ thông tin quan trọng này bạn nhé!

Ngải cứu làm thuốc điều kinh

Chị em phụ nữ là những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, không ổn định thì ngải cứu chính là phương thuốc vô cùng hiệu quả. Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt, tuần hoàn máu và giảm đau bụng kinh. 

Ngải cứu làm thuốc điều kinh

Tham khảo thêm : Chuối hột có tác dụng gì? Chữa bách bệnh bằng chuối hột

Hàng tháng, những ngày bắt đầu chu kỳ kinh hoặc những ngày trong chu kỳ bạn nhớ lấy một ít lá ngải cứu khô hãm với nước ấm rồi uống ngày 2 lần. Bạn sẽ cảm thấy đỡ đau bụng kinh và cơ thể sẽ thoải mái hơn khi tới ngày đèn đỏ.

Ngải cứu giúp an thai

Đối với phụ nữ mang thai, nếu gặp các triệu chứng đau bụng, ra máu thì áp dụng ngay bài thuốc với ngải cứu có thể giúp an thai. Các bà bầu 3 tháng trở lên nên dùng đều đặn nước ngải cứu để tử cung ổn định và không ảnh hưởng tới em bé.

Cách làm dùng 15g ngải cứu khô, 15g lá tía tô, sắc cùng 500ml nước để uống. Ngày uống 3 – 4 lần sẽ mang lại hiệu quả tốt cho thai nhi. 

Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng cầm máu nhanh và giảm đau nhức hiệu quả. Bạn có thể sử dụng ngải cứu trong các tình huống khẩn cấp như đứt tay, chó cắn, chấn thương chảy máu,…

Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu

Khi chảy máu bạn có thể lấy một ít là ngải cứu tươi giã chung với muối sau đó đắp lên miệng vết thương. Cách này sẽ làm ngưng chảy máu, chống viêm ban đầu. Do đó, Sau khi sơ cứu bạn nên đưa bệnh nhân đến cơ quan ý tế gần nhất.

Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa, mề đay

Ngải cứu có tính sát khuẩn cao nên nó có tác dụng chống viêm, ngăn hình thành mụn viêm. Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng loại bỏ mề đay, mẩn ngứa và các bệnh nấm, vi khuẩn ngoài da.

Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa, mề đay

Đặc biệt ngải cứu còn là một vị thảo dược có công dụng làm trắng da và làm sáng da. Nếu một tuần bạn đắp mặt nạ ngải cứu 1 – 2 lần làn da của bạn sẽ cải thiện một cách đáng kể.

Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, đau nhức xương khớp

Với những người đi đứng khó khăn, đau thần kinh tọa, nhức buốt xương khớp,… thì ngải cứu là một bài thuốc hay có thể làm giảm đau nhức một cách nhanh chóng. Mặt khác, ngải cứu có tác dụng giảm đau và chống sưng với các bệnh nhân bị phù chân tay.

Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não

Đối với những bệnh nhân hay vị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên đau đầu, thiếu máu,… không rõ lý do. Ngải cứu có tác dụng tăng tuần hoàn máu lên não, chấm dứt tình trạng đau đầu và mệt mỏi. 

Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não

Ngải cứu trị suy nhược cơ thể, kén ăn

Trong ngải cứu có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Nếu bạn đang cảm thấy cơ thể gặp vấn đề hoặc kén ăn thì có thể hầm gà ác với ngải cứu để ăn. Đây được coi là một món ăn giàu dinh dưỡng và có hiệu quả cao.

Ngải cứu trị ho, cảm cúm

Theo một vài nghiên cứu thì lá ngải cứu có thể trị được các bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi và cảm cúm. Nó được xem là bài thuốc dân gian lưu truyền tới hiện nay. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ khi bị ốm mà không thể uống thuốc tây thì lá ngải cứu chính là vị cứu tinh của các bà mẹ.

Ngải cứu trị ho, cảm cúm

Cách sử dụng ngải cứu đúng cách, hiệu quả

Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà ngải cứu được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Ngải cứu có thể dùng để sắc uống, ăn thay rau hoặc ép lấy nước uống.

  • Trường hợp dùng ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt thì cần phối hợp ngải cứu với các dược liệu khác như ích mẫu,… để cho kết quả tốt nhất.
  • Trường hợp dùng ngải cứu để cầm máu thì cần lấy lá ngải cứu tươi rồi giã nhuyễn.
  • Trường hợp dùng ngải cứu để chữa các bệnh về khớp, bệnh về thần kinh thì có thể dùng ngải cứu đã phơi khô để sắc uống.

Ngải cứu có rất nhiều công dụng trong đời sống. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ về từ công dụng cũng như cách dùng của nó để sử dụng một cách hiệu quả và giảm đau nhanh nhất.

Cách sử dụng ngải cứu đúng cách, hiệu quả

Một số bài thuốc và món ăn ngon từ ngải cứu

Ở phần trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cây ngải cứu có tác dụng gì, tiếp theo xin mời bạn đọc cũng khám phá về các bài thuốc cũng như các món ăn được làm từ ngải cứu nhé!

Bài thuốc trị bệnh hay bằng ngải cứu

Bài thuốc trị chứng vô sinh ở phụ nữ do tử cung lạnh

Nguyên liệu cần có:

  • Hương phụ.
  • Thục địa.
  • Xuyên khung.
  • Ngải cứu.
  • Đương quy.
  • Bạch thược.

Cách dùng:

Đem tất cả các vị thuốc này tán nhuyễn, sau đó vo thành từng viên nhỏ khoảng 12-16g. Mỗi ngày dùng 1-2 viên, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc trị đau bụng và đi ra máu ở phụ nữ mang thai

Nguyên liệu cần có:

  • 15g tía tô.
  • 15g ngải cứu.

Cách dùng:

Bạn rửa sạch tía tô và ngải cứu, sắc với 1 lít nước, đun bằng lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 250ml thì tắt bếp. Chia ra làm 3 hoặc 4 lần uống trong ngày. 

Món ăn ngon từ ngải cứu

Trứng gà chiên ngải cứu

Trứng gà chiên ngải cứu giúp lưu thông máu lên nào và chữa được các bệnh về đau đầu.

Cách làm món này: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ bỏ vào tô. Sau đó đập một quả trứng vào tô ngải cứu đánh đều và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, khi dầu nóng bạn đổ trứng vào chiên. Khi chín bạn gắp ra dĩa là có ngay một món ăn ngon mà chữa được bệnh nữa đó.

Món ăn ngon từ ngải cứu

Canh ngải cứu nấu thịt nạc

Đây được xem là bài thuốc chữa các bệnh về kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Bạn cần lưu vào để lúc đèn đỏ đem ra nấu để giảm đau bụng kinh nhé!

Cách nấu món này: Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị. Sau đó cho một ít hành vào xào chung với thịt trên lửa nhỏ, khi thịt săn lại thì cho nước vào nấu đến khi nước sôi thì cho lá ngải cứu vào. Chờ nồi canh sôi lại lần nữa bạn nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp múc ra tô để thưởng thức nhé!

Một số lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Ngải cứu được xem là một loại thuốc lành tính được dùng trong Đông y và Y học hiện đại. Tuy nhiên khi dùng ngải cứu chúng ta vẫn cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Đối với những người đang bị âm hư hoặc bị huyết nhiệt cần nên cẩn trọng khi sử dụng ngải cứu, vì nó có thể mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không kết hợp ngải cứu cùng với các loại thuốc chống viêm không có Steroid, đặc biệt là Aspirin, đây là chất có thể làm suy giảm khả năng đông máu của thuốc.
  • Những bệnh nhân đang có vấn đề về huyết áp hoặc gan nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Dù có mặt trong rất nhiều bài thuốc hỗ trợ cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên các bà bầu lưu ý chỉ nên dùng ngải cứu khi thai kỳ từ 3 tháng trở lên. Sử dụng ngải cứu trong thời gian đầu mang thai có thể gây hưng phấn các cơ trong tử cung, khiến tử cung co bóp quá mức, có thể dẫn đến thai ra máu, nguy cơ sinh non cao.
  • Sử dụng ngải cứu khoa học, điều độ sẽ thấy kết quả tốt.

Một số lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Ngải cứu có rất nhiều công dụng đối với sử khỏe của chúng ta nếu bạn dùng vừa đúng, vừa đủ. Các bạn hãy lưu ý những vấn đề này khi sử dụng ngải cứu để tránh các rủi ro không đáng có trong cuộc sống nhé!

Câu hỏi thường gặp

TamTheThangLong đã chia sẻ cho bạn đọc về các công dụng cũng như một số lưu ý khi dùng vị thuốc nào. Ở phần cuối cùng của bài viết về chủ đề ngải cứu có tác dụng gì, TamTheThangLong xin giải đáp một số câu hỏi mà rất nhiều độc giả thắc mắc hiện nay. Cùng theo dõi nhé!

Muối rang ngải cứu có tác dụng gì?

Muối rang ngải cứu là một trong những vị thuốc làm giảm đau lưng được áp dụng rất rộng hiện nay. Muối biển có chức năng chống viêm, sát trùng và giảm đau hiệu quả. Kết hợp với ngải cứu được xem là một thần dược để khắc phục chứng đau lưng.

Chườm nóng ngải cứu và muối biển là phương pháp an toàn và đem lại nhiều hiệu quả. Cách làm như sau: 

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi và một ít muối biển.
  • Bước 2: Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo rồi cho vào cối giã sơ qua.
  • Bước 3: Sau đó bạn cho lên chảo sao nóng cùng muối biển.
  • Bước 4: Bọc hỗn hợp thuốc trong miếng vải sạch.
  • Bước 5: Chờ bớt nóng rồi bạn chườm đắp lên vùng lưng bị đau 15 phút.
  • Bước 6: Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày đến khi cơn đau giảm hẳn.

Muối rang ngải cứu có tác dụng gì?

Dầu ngải cứu có tác dụng gì?

Dầu ngải cứu được sử dụng để giảm viêm, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt và điều trị ký sinh trùng. Ngoài ra dầu ngải cứu còn mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe như chống động kinh, làm ấm cơ thể, chống nhiễm trùng,… Trong gia đình bạn nên sắm ngay một chai tinh dầu ngải cứu để đề phòng trường hợp cần dùng đến bạn nhé!

Nhang ngải cứu có tác dụng gì?

Nhang ngải cứu dùng để điều trị các chứng như đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa, đau khớp gối, đau tay, vai gáy, bại liệt chân, tay do tai biến mạch máu não… 

Nhang ngải cứu có bán tại các nhà thuốc Đông y với giá từ 30.000 – 40.000đ/10 điếu. Bạn có thể mua về nhà và dùng thường xuyên nhé!

Nhang ngải cứu có tác dụng gì?

Xông lá ngải cứu có tác dụng gì?

Xông lá ngải cứu có tác dụng ôn kinh thông lạc, cải thiện tuần hoàn tại chỗ, tăng khả năng miễn dịch. Phương pháp này phù hợp với những người bị cảm lạnh, viêm quanh khớp vai, đau bụng kinh, các bệnh lý về phụ khoa,… 

Một vài lưu ý khi xông lá ngải cứu: 

  • Không xông khi quá no, quá đói và sau khi uống rượu bia.
  • Tránh nơi thoáng gió, không ngồi trước quạt hay trong phòng điều hòa lạnh, giữ ấm sau khi xông lá ngải cứu.
  • Sau khi xông lá ngải cứu, bạn cần uống nhiều nước ấm (tuyệt đối không uống nước lạnh hay nước đá).
  • Không xông lá ngải cứu khi nhịp tim (mạch đập) vượt quá 90 lần/phút.
  • Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
  • Không xông lá ngải cứu vào các vùng đang bị viêm nhiễm và lở loét.

Tắm lá ngải cứu có tác dụng gì?

Tắm lá ngải cứu có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi bạn có thể nấu nước lá ngải cứu cho vào bồn tắm và ngâm mình từ 15-20 phút để thư giãn.

Tắm lá ngải cứu có tác dụng gì?

Trứng ngải cứu có tác dụng gì?

Trứng ngải cứu là một vị thuốc giúp bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe. Bạn có thể dùng 1 – 2 quả trứng gà xào với lá ngải cứu dùng khi còn nóng sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng. Nếu ăn quá nhiều trứng trong một tuần như vậy sẽ có tác dụng ngược đối với cơ thể.

Chườm ngải cứu có tác dụng gì?

Phương pháp chườm lá cây ngải cứu được sử dụng một cách ít phổ biến trong Y học. Tuy vậy chườm ngải cứu vẫn có rất nhiều công dụng như làm tăng ngưỡng kích thích của các sợi cơ, làm co mạch, cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời, nó còn giúp làm giảm lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương giúp giảm đau hiệu quả. Đây được xem là cách làm đơn giản, rẻ tiền và vô cùng hiệu quả.

TamTheThangLong vừa tiết lộ với bạn những thông tin quan trọng về ngải cứu có tác dụng gì. Bạn có thể thực hiện một số món ăn ngon từ ngải cứu cho gia đình của mình nhé. Nhớ theo dõi chúng mình để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Trên đây là bài viết Cây ngải cứu là cây gì? Ngải cứu có tác dụng gì trong đời sống? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Gia chủ tuổi Mão năm 2022 nên lựa chọn màu nào để giúp bản mệnh thu hút tài lộc, may mắn? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Có bao giờ bạn thắc mắc, trong dãy số từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9 và số chia hết cho 9 chưa? TamTheThangLong sẽ bật mí cho bạn các mẹo nhỏ để biết được đáp án nhé!
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Bạn đang muốn kinh doanh hoặc kết hôn nhưng không biết Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thông tin này nhé!
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì và tại sao mọi người lại thích màu hồng? Để tìm hiểu về thông tin này, các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi nào!
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào là câu hỏi mà rất nhiều người tuổi Tý thắc mắc. Trong bài viết này, TamTheThangLong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì là câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc khi muốn mua bất cứ vật dụng gì. Hãy cùng TamTheThangLong theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé!