Bạn đang xem : Nên uống bột sắn dây vào lúc nào? Bài thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, mát gan
Nên uống bột sắn dây vào lúc nào? Bài thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, mát gan được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Từ lâu bột sắn dây được xem là loại thực phẩm dùng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Nhiều câu hỏi được đặt ra là Nên uống bột sắn dây vào lúc nào? Tác dụng thực sự của bột sắn dây là gì? Cách pha bột sắn dây đúng chuẩn nhất? Bài viết dưới đây của TamTheThangLong sẽ giải đáp thắc mắc đó!
Thành phần dinh dưỡng của bột sắn dây
Bột sắn dây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người vì những thành phần dinh dưỡng sau:
Trong 100g bột sắn dây chứa đến 14g nước, 0,7g protid, 84,3g gluxit và 0,8g xenlulozơ, 18mg canxi, 20g phốt pho, 1,5mg sắt,… Ngoài ra, các loại vitamin A, C và khoáng chất cũng được tìm thấy trong bột sắn dây.
Bột sắn dây cũng chưa các hàm lượng dinh dưỡng khác như: đạm thô (2.48%), chất béo thô (1.4%), chất xơ thô (1.37%).
Xem thêm : IPhone X ra mắt năm nào? Giá bán iPhone X hiện nay bao nhiêu?
Tác dụng của bột sắn dây
Trong Đông y, bột sắn dây là một vị thuốc có rất nhiều công dụng như:
Ngăn ngừa thiếu máu
Uống bột sắn dây giúp bổ sung 13% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.
Thanh nhiệt, điều trị chứng nghiện rượu
Tham khảo thêm : Việt Nam gia nhập Asean vào thời gian nào? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean
Nhờ có tính mát đặc trưng, bột sắn dây có thể giải độc, thanh nhiệt và bảo vệ tế bào gan giúp giảm cơn say. Ngoài ra loại bột này còn làm hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim.
Bài tiết độc tố khỏi cơ thể
Bột sắn dây giúp độc tố được bài tiết ra khỏi cơ thể; hạn chế hình thành các loại mụn và rôm sảy khi thời tiết nắng nóng.
Giảm cholesterol trong cơ thể
Bột sắn dây cung cấp khoáng chất giúp chuyển hóa cholesterol, axit amin trong cơ thể. Đồng thời chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe và chống oxy hóa.
Hạ sốt, giảm triệu chứng đau đầu
Tính mát và vị ngọt của bột sắn dây sử dụng hiệu quả cho trường hợp cảm sốt, nhức đầu, khát nước.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Bột sắn dây tốt cho phụ nữ mang thai vì hàm lượng folate cao trong bột sắn dây đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo DNA cũng như phân chia tế bào.
Hỗ trợ tiêu hóa
Bột sắn dây có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa vì sắn dây dạng tinh bột khi đưa vào cơ thể sẽ làm trung hòa lớp axit; giúp người bị đau dạ dày cảm thấy dễ chịu.
Giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn
Thường xuyên uống bột sắn dây sẽ giúp người dùng ăn ngon miệng và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Kích thích tăng vòng 1
Bột sắn giúp cải thiện kích thích vòng 1 của phái nữ vì tinh bột sắn dây giàu protein và lecithin. Các chất này giúp sản sinh nội tiết tố nữ estrogen làm cho vòng 1 của phái nữ căng tròn và săn chắc hơn.
Điều hòa kinh nguyệt và nội tiết tố nữ
Ngoài ra, bột sắn dây còn giúp điều hòa kinh nguyệt và nội tiết tố nữ. Sử dụng bột sắn dây pha với nước nóng, để nguội, uống 2 lần/ngày vào 2 ngày đầu sau “đèn đỏ”.
Cách này sẽ giúp cơ thể được thanh nhiệt, mụn cũng dần biến mất, da hồng hào hơn.
Giảm cân hiệu quả
Bột sắn dây có khả năng loại bỏ mỡ thừa cơ thể.
Khi uống sắn dây, các mô mỡ dưới da sẽ bị phá bỏ khi có tác động từ axit tự nhiên trong sắn dây, giúp giảm cân hiệu quả hơn.
Làm đẹp da, làm mờ vết tàn nhang
Bột sắn dây hữu ích trong vấn đề làm đẹp vì công dụng thanh nhiệt và đẩy lùi các loại độc tố tích tụ trong cơ thể. Từ đó làm giảm mụn và giúp làn da trở nên trắng sáng, mịn màng.
Chất Isoflavone có chứa trong sắn dây là nhóm hoạt chất làm mờ nám và tàn nhang hiệu quả. Hơn nữa, bột sắn dây còn được sử dụng như một loại bột tẩy tế bào chết rất hiệu quả.
Tuy nhiên, vì giá thành của bột sắn dây khá cao, vì thế mà bột sắn dây rất ít khi được dùng để tẩy tế bào chết.
Nên uống bột sắn dây vào lúc nào?
Uống bột sắn dây tốt nhất là sau ăn trưa hoặc ăn tối 1 tiếng. Vì thời điểm buổi trưa nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, lúc này bạn có thể pha bột sắn dây và uống để làm mát, thanh nhiệt cơ thể.
Đồng thời việc uống bột sắn dây vào buổi tối cũng giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày dài.
Nên uống bột sắn dây sống hay chín
Uống bột sắn dây sống hay chín cũng tùy thuộc vào từng thể trạng người dùng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi uống sống, hàm lượng dinh dưỡng sẵn có trong sắn dây được giữ nguyên nên rất bổ dưỡng lại dễ làm.
Tuy nhiên, điều này không phù hợp người bụng dạ yếu vì có thể dẫn đến tiêu chảy, lạnh bụng do tính hàn vốn có của sắn dây.
Khi pha chín, bột sắn dây bị giảm dược tính đi khá nhiều, lượng dinh dưỡng cũng giảm. Tuy nhiên ăn chín thì an toàn cho sức khỏe hơn.
Bởi vì bột sắn dây được làm thủ công nên trong quá trình lọc tinh bột sẽ có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn dễ nhiễm khuẩn. Vì thế tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, có thể để nguội và bỏ tủ lạnh thưởng thức sau.
Cách pha bột sắn dây
Nguyên liệu
- 1 muỗng canh bột sắn dây.
- Nước sôi (tùy theo ý thích mỗi người mà cho nước sôi ít hoặc nhiều, nếu cho ít thì bột sắn dây sẽ đặc hơn).
- 1 muỗng canh nước cốt chanh.
- Đường.
Cách thực hiện
Bước 1: Cho bột sắn dây vào ly, vừa đổ nước sôi vừa dùng muỗng khuấy thật đều để bột không bị vón cục và chín đều.
Bước 2: Cho thêm đường và nước cốt chanh (nếu muốn) vào, trộn đều là có thể thưởng thức ngay.
Liều lượng thích hợp để pha bột sắn dây là với 1 thìa bột sắn dây ta sẽ pha chung với 1 ly nước sôi.
Tác hại của bột sắn dây
Dễ gây lạnh bụng
Không nên sử dụng bột sắn dây với người có dạ dày yếu, đặc biệt là những người vốn sẵn tính hàn trong người, vì dễ gây lạnh bụng.
Tụt huyết áp
Không nên dùng cho người đang cảm lạnh hay bị đuối sức, tụt huyết áp. Việc dùng sắn dây lúc này càng khiến cơ thể đuối sức, mất nhiệt thêm.
Nguy cơ gây động thai
Đối với phụ nữ có thai không nên uống sắn dây mỗi ngày. Vì uống nhiều bột sắn dây khiến bụng trở nên khó tiêu, hạn chế hấp thu nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Hơn thế nữa, bột sắn dây còn có nguy cơ gây động thai, co bóp tử cung, dễ thúc đẩy vào chuyển dạ sớm, kích thích sinh non.
Bột sắn dây kị với gì?
Mật ong
Khi uống mật ong và sắn dây sẽ gây ra một số phản ứng đối với cơ thể có cơ địa không hợp. Trường hợp xấu dẫn đến đau bụng, đầy hơi.
Vì thế nên hạn chế kết hợp hai nguyên liệu này với nhau.
Hoa bưởi
Không nên ướp hoa bưởi vào trong bột sắn dây để làm dậy mùi thơm. Vì nó khiến giá trị dinh dưỡng trong bột sắn dây giảm đi.
Thậm chí có thể dẫn đến các tình trạng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Một số lưu ý khi uống bột sắn dây
Uống bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người dùng cũng lưu ý một vài điều sau để tránh tác dụng phụ xảy ra:
- Không nên sử dụng bột sắn dây với người có dạ dày yếu.
- Với trẻ em thì tuyệt đối không pha bột sắn dây với nước lạnh, nước nguội mà cần nấu chín.
- Không cho người bệnh, người cảm lạnh, đang mỏi mệt, bị huyết áp thấp uống bột sắn dây.
- Uống bột sắn dây tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên vì tính hàn của sắn dây có thể gây cảm giác mệt mỏi, lạnh cơ thể. Với những người bị động thai, tuyệt đối không được sử dụng bột sắn dây để tránh tình trạng sảy thai.
- Không nên uống quá 1 ly bột sắn dây/ngày. Không nên uống với quá nhiều đường, chỉ nên cho thêm 1 chút.
- Bột sắn dây nếu để lâu sẽ bị đông lại, bạn hãy dùng hết trong khoảng 15 – 30 phút, không nên để lâu hơn sẽ làm nước sắn dây mất đi vị ngon.
- Mua sắn dây ở những địa chỉ, thương hiệu uy tín, an toàn. Tránh mua phải những loại bột sắn dây kém chất lượng, pha trộn các loại bột và tạp chất gây hại cho sức khỏe.
Như vậy TamTheThangLong đã chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích về bột sắn dây, nên uống bột sắn dây vào lúc nào, công dụng của nó ra sao. Hy vọng bạn sử dụng bột sắn dây đúng cách để đạt hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
Trên đây là bài viết Nên uống bột sắn dây vào lúc nào? Bài thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, mát gan được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.