- 1. Mentor là gì?
- 2. Mentor là ai?
- 3. Một số khái niệm liên quan đến mentor
- 3.1 Mentor programe là gì?
- 3.2 Mentor trong khởi nghiệp là gì?
- 4. Công việc của Mentor là gì?
- 4.1 Đặt quan hệ giữa hai con người cụ thể lên trên quan hệ mang tính cố vấn
- 4.2 Tập trung vào tính cách chứ không phải những yếu tố khả năng
- 4.3 Nói về sự lạc quan, giữ im lặng với sự hoài nghi
- 4.4 Nghĩ cho giá trị của học trò của mình hơn là công ty/tổ chức
- 5. Tại sao chúng ta nên làm một mentor cho một ai đó?
- 6. Mentoring khác gì với coaching?
- 7. Tại sao khởi nghiệp cần mentor?
- 8. Những phẩm chất cần có của một mentor?
- 9. 5 phương pháp mentoring phổ cập nhất trên thế giới
Bạn đang xem : Mentor là gì? Một số khái niệm liên quan đến mentor bạn nên biết
Mentor là gì? Một số khái niệm liên quan đến mentor bạn nên biết được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Trước đây, người ta thường biết đến mentor trong các chương trình truyền hình thực tế, gameshow. Để hiểu rõ mentor là gì và những khái niệm liên quan đến mentor, hãy cùng TamTheThangLong phân tích ngay bài viết dưới nhé!
Mentor là gì?
Mentor là người cố vấn, người hỗ trợ ở bất cứ lĩnh vực nào từ kinh doanh, học tập hay trong công việc. Mentor sẽ giám sát, hướng dẫn bạn, tư vấn,…tạo bước phát triển cho người được cố vấn.
Khi gặp mentor sẽ giúp chúng ta nhìn ra điểm thiếu sót và từ đó tự đưa ra bài học và rút kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên để giải thích đầy đủ ý nghĩa về Mentor thì cần đề cập thêm quá trình con người tạo dựng kết quả.
Mentor là ai?
Mentor là người tìm hiểu và đưa ra những định hướng nhằm đưa ra các cơ hội và hỗ trợ trong quá trình khởi nghiệp. Điều này giúp họ tìm thấy phương hướng đi đến thành công.
Xem thêm : SOP là gì? Lợi ích của việc sử dụng SOP trong các lĩnh vực
Ngoài ra, Mentor còn là người lắng nghe những băn khoăn của các bạn về các tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó đưa ra lời khuyên có giá trị từ chính kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm vốn có của họ.
Một số khái niệm liên quan đến mentor
Liên quan tới Mentor, sau đây chúng ta cùng đi sâu vào để phân tích các khái niệm nhỏ xoay quanh Mentor.
Mentor programe là gì?
Mentor programe là cụm từ chỉ những chương trình, những bản kế hoạch được thiết lập bởi mentor. Mentor Program luôn có được những cơ hội để tạo ra những kế hoạch phù hợp.
Những kế hoạch này được làm rất cẩn thận, tỉ mỉ để có thể dễ dàng thực hiện. Làm việc có kế hoạch định hướng trước sẽ mang lại được hiệu quả và kết quả công việc cao.
Tham khảo thêm : HSE là gì? Những điều bạn cần biết về nghề HSE
Mentor trong khởi nghiệp là gì?
Mentor trong khởi nghiệp là người sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc, mang đến cho bạn một cái đầu tỉnh táo và suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, Mentor còn giúp bạn loại bỏ những tiêu cực và hỗ trợ bạn định hướng lại sự nghiệp của bản thân.
Công việc của Mentor là gì?
Sau khi tìm hiểu rõ được những ý nghĩa căn bản của định nghĩa Mentor, chúng ta cùng xem công việc của một Mentor là gì nhé!
Đặt quan hệ giữa hai con người cụ thể lên trên quan hệ mang tính cố vấn
Để có một giai đoạn trải nghiệm mentoring thành công, cần phải có một quan hệ gần gũi giữa hai “thầy trò”. Quan hệ này được xây dựng dựa trên hệ giá trị và trình độ của người dẫn dắt.
Các mentee chọn một người để mentoring vì những người đó có giá trị sống. Nếu thiếu đi điều kiện quan trọng mang tính nền tảng này, quan hệ Mentor và Mentee sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả.
Tập trung vào tính cách chứ không phải những yếu tố khả năng
Bạn nên chọn những mentor có tâm bởi họ vô cùng quan trọng và giúp ta hình thành tất cả những tính cách. Trong công cuộc tìm kiếm Mentor, bạn cần biết là người mentor giỏi. Và bạn luôn hiểu rằng con đường phía trước mà bạn cần nhắm tới rất xa. Điều này giúp bạn tập trung hiệu quả hơn.
Nói về sự lạc quan, giữ im lặng với sự hoài nghi
Tìm kiếm mentor cũng như khi tìm chìa khóa cho cuộc đời của mình. Khi ta đến tìm kiếm Mentor, người Mentor giỏi là người sẽ truyền thêm năng lượng tích cực cho ta. Điều quan trọng ở đây chính là họ đã sử dụng nguồn năng lượng tích cực của họ để truyền cảm hứng.
Trong bất cứ một cuộc trò chuyện nào, sự tích cực cũng luôn mang lại tín hiệu tốt. Chúng ta đối diện với hoàn cảnh tiêu cực sẽ mang đến những người xung quanh cảm giác nặng nề, chán nản.
Nghĩ cho giá trị của học trò của mình hơn là công ty/tổ chức
Để tìm Mentor phù hợp nhất, bạn phải xác định được ai là người sẽ trân quý giá trị của mình. Người làm Mentor cần phải nhìn thấy và xác định ra tiềm năng thật sự của học trò. Đồng thời khuyến khích họ phát triển tiềm năng và giá trị cốt lõi của bản thân.
Tại sao chúng ta nên làm một mentor cho một ai đó?
Có thể thấy bản chất mối quan hệ Mentor-Mentee giống như mối quan hệ của hai người đồng đội. Người này dùng hết sức trẻ của mình để chạy đến gặp người kia. Đồng thời giao lại cho họ cây gậy truyền tín. Người kia lại tiếp tục dùng sức trẻ để chạy đến gặp một người khác nữa… cho đến khi hết đường chạy.
Chính nhờ những mối quan hệ mentor-mentee, mà mỗi ngành nghề đều được phát huy chứ không bị mai một. Các thế hệ tiếp bước nhau, trao cho nhau những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để sống với nghề.
Muốn làm nên sự nghiệp lớn lao, không thể chỉ dựa vào sức cá nhân là đủ, mà còn phải dựa vào những người đi trước và những người đi sau. Nếu bản thân có đủ kĩ năng cũng như phẩm chất để trở thành một mentor, đừng ngần ngại thử sức. Bởi những gì bạn có có thể sẽ là thứ mà người khác cần.
Mentoring khác gì với coaching?
Mentoring tạm dịch là cố vấn giữa một người có kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cho một người ít kinh nghiệm. Nhằm giúp các đối tượng liên quan phát triển bản thân, đạt được hiệu quả công việc cao. Mối quan hệ Mentoring, là mối quan hệ lâu dài và dựa trên nền tảng tôn trọng và chia sẻ, tự nguyện của cả hai.
Không giống Coaching – những người có nhiệm vụ giám sát công việc của bạn. Họ là người chỉ cho Mentee các kỹ năng sống và kỹ năng công việc cả về phần mềm, kỹ năng cứng. Nhằm cung cấp thêm những kỹ năng trong công việc để có thể giúp bạn giải quyết nhanh chóng.
Coaching là quá trình can thiệp 1-1, dựa trên mối quan hệ hợp tác, nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Quan hệ này bao gồm một huấn luyện viên (coach) và người được huấn luyện (coachee). Mục đích của coachee khi tham gia vào mối liên kết này là hiện thực hóa các mục tiêu cá nhân một cách có chủ đích và tích cực.
Tại sao khởi nghiệp cần mentor?
Mentor được coi là người dẫn đường của những ai mang giấc mơ khởi nghiệp. Họ cũng là người mang lại thành công cho nhiều Startup lớn trên thế giới. Bởi họ là những người định hướng con đường phát triển một cách đúng đắn.
Với khởi nghiệp, Mentor trước hết là một cố vấn. Khi khởi nghiệp bạn gặp phải những vấn đề khiến bản thân mất phương hướng. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng bạn không thể tìm được câu trả lời hợp lý nhất.
Những lúc như vậy, Mentor chính là người dẫn đường giúp bạn xác định được lối ra an toàn. Không chỉ là người giúp bạn giải đáp những câu hỏi, Mentor đôi khi còn là người đặt ra những câu hỏi để bạn tìm ra đáp án.
Quá trình tìm ra những câu trả lời sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Mentor lúc này giống như một người hướng dẫn, dẫn bạn đi tìm con đường phát triển phù hợp.
Về chuyên môn, họ chính là người hiểu được tư duy và mục tiêu của bạn. Mentor giúp bạn tìm ra hướng giải quyết những vấn đề khó khăn trong kinh doanh, quản lý,… Những lúc như thế này, kinh nghiệm và chuyên môn rộng của Mentor sẽ giúp bạn đứng vững hơn.
Những phẩm chất cần có của một mentor?
Để trở thành một mentor giỏi không đòi hỏi bạn phải là một người thành công. Đặc biệt bạn phải là người hiểu rõ được năng lực của bản thân để mang lại hiệu quả. Để trở thành một mentor tốt, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Là một người có kinh nghiệm, có những kiến thức chuyên sâu.
- Là một người có đạo đức.
- Phải có mục tiêu rõ ràng trong công việc.
- Có thời gian để trau dồi mọi thứ.
- Có sự quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Đảm bảo tính lạc quan.
- Tin tưởng vào những nhân viên, chuyên viên của mình.
- Cởi mở và trung thực.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đáp ứng được hết tất cả những yêu cầu này. Điều quan trọng là bạn nên suy xét để có thể chọn cho mình một mentor phù hợp.
5 phương pháp mentoring phổ cập nhất trên thế giới
- Mô hình Mentoring 1:1: 1 Mentor sẽ hướng dẫn 1 Mentee, là mô hình được ưa chuộng nhất vì nó giúp cả hai bên đều có thể phát triển, trưởng thành lên cùng nhau.
- Mô hình Mentoring dựa trên nguồn lực: Các Mentor sẽ đưa tên vào danh sách Mentor và các Mentee sẽ lựa chọn họ, chủ động liên hệ và xin hỗ trợ từ Mentor.
- Mô hình Metoring theo nhóm: Mô hình này đòi hỏi một Mentor phải theo dõi, hướng dẫn cho 4-6 Mentee một lúc.
- Mô hình mentoring dựa trên đào tạo: Mô hình này gắn bó với một chương trình huấn luyện. Một Mentor sẽ được phân công đào tạo, phát triển kĩ năng đào tạo một Mentee.
- Mô hình Mentoring cho cấp quản lý/ điều hành: Mô hình này giúp phát triển kỹ năng và kiến thức về Mentoring nhanh nhất và rất phù hợp cho các công ty có quy mô nhỏ.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi liên quan đến khái niệm Mentor là gì cũng như những kiến thức xoay quanh Mentor. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn vững tin hơn trên con đường trở thành một Mentor trong tương lai.
Trên đây là bài viết Mentor là gì? Một số khái niệm liên quan đến mentor bạn nên biết được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.