Bạn đang xem : Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực vào thời gian nào?
Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực vào thời gian nào? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Để bảo vệ an ninh quốc gia, bí mật Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức mà Luật An ninh mạng đã ra đời. Vậy Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực vào thời gian nào? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu về vấn đề này ngay thôi nào.
An ninh mạng là gì?
An ninh mạng là hành động bảo vệ máy tính, máy chủ, các thiết bị di động, hệ thống điện tử, mạng và dữ liệu khỏi những tấn công độc hại.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng thì An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực vào thời gian nào?
Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Xem thêm : Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018.
Luật An ninh mạng có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Khi nghe thông tin về Luật An ninh mạng ra đời. Bạn có bao giờ thắc mắc Luật này có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều không? Hãy để TamTheThangLong trả lời cho nhé!
Luật An ninh mạng có tổng cộng 7 Chương và 43 Điều.
- Chương I: Những quy định chung.
- Chương II: Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Chương III: Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
- Chương IV: Hoạt động bảo vệ an ninh mạng.
- Chương V: Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng.
- Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Chương VII: Điều khoản thi hành.
Nội dung luật an ninh mạng
Luật An ninh mạng quy định những nội dung cơ bản về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
Luật An ninh mạng cũng đề cập đến vấn đề triển khai các hoạt động, công tác bảo vệ an ninh mạng. Đặc biệt là Luật này cũng quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với vấn đề an ninh mạng.
Cụ thể:
Chương I: Những quy định chung. Chương này gồm 9 Điều.
Chương này chủ yếu giải thích từ ngữ như an ninh mạng; bảo vệ an ninh mạng; không gian mạng; không gian mạng quốc gia; cơ sở không gian mạng quốc gia;… Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng và các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ không gian mạng quốc gia.
Trong chương này cũng đề cập đến các chính sách của Nhà nước về an ninh mạng, các hành vi nghiêm cấm về an ninh mạng. Các biện pháp xử lý nếu vi phạm pháp luật an ninh mạng.
Chương II: Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Chương này gồm 5 Điều.
Chương II đề cập đến một số cách ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng an ninh quốc gia.
Chương III: Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. Chương này gồm 7 Điều.
Nội dung chính của chương này là một số biện pháp phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng;…
Chương này đưa ra một số cách để bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Chúng ta cần đấu tranh bảo vệ an ninh mạng và cách xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
Chương IV: Hoạt động bảo vệ an ninh mạng. Chương này gồm 7 Điều.
Nội dung là triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương; kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Ngoài ra chương IV còn chú trọng nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng. Không những thế, tại chương này còn có một số điều bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Chương V: Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng. Chương này gồm 6 Điều.
Nội dung chủ yếu là về lực lượng bảo vệ an ninh mạng; bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng; tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng; phổ biến kiến thức về an ninh mạng. Chương này cũng đề cập đến kinh phí bảo vệ an ninh mạng.
Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chương này gồm 7 Điều.
Chương này chủ yếu đề cập đến trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu chính phủ và trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong quản lý an ninh mạng. Và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng.
Chương VII: Điều khoản thi hành và hiệu lực thi hành.
Người dùng mạng xã hội cần lưu ý gì?
Nếu như chúng ta chia sẻ những thông tin sai sự thật thì sẽ tác động rất lớn đến cộng đồng mạng. Điều này còn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, nghiêm trọng hơn nữa là sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, khi tham gia mạng xã hội người dùng cần phải lưu ý những nội dung sau:
- Khi sử dụng mạng xã hội người dùng không được phép đăng tải, phát tán thông tin kích động biểu tình trái pháp luật, kích động gây rối an ninh, trật tự.
- Mọi người không được đưa ra những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội.
- Tuyệt đối không chia sẻ những thông tin sai sự thật, chưa rõ nguồn gốc của sự việc.
- Cần phải chú ý đến lời nói, không được đăng lên mạng xã hội những lời lẽ xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Người dùng mạng xã hội không được sử dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi n liên quan đến việc mua bán, vận chuyển các chất cấm.
- Hạn chế đăng hình gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ lên mạng xã hội.
Luật An ninh mạng ra đời để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích cho cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, khi sử dụng mạng xã hội người dùng cần phải lưu ý những vấn đề trên để tự bảo vệ chính bản thân mình, gia đình và xã hội.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực vào thời gian nào? Hãy theo dõi TamTheThangLong để thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!
Trên đây là bài viết Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực vào thời gian nào? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.