- 1. Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- 2. Làm bảo hiểm thất nghiệp ở huyện có được không?
- 3. Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất
- 4. Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp khác tỉnh
- 5. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- 6. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đúng nhất
- 7. Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Bạn đang xem : Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Thông tin chi tiết
Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Thông tin chi tiết được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động. Vậy làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Bài viết dưới đây, TamTheThangLong sẽ đề cập đến toàn bộ thông tin về bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục làm BHTN, nơi nhận BHTN, mức hưởng BHTN và hồ sơ cần chuẩn bị để làm BHTN.
Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Người lao động làm bảo hiểm thất nghiệp ở các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương. Những người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm thì mới được giải quyết bảo hiểm thất nghiệp.
Pháp luật cũng cho phép người lao động được làm bảo hiểm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Và người lao động sẽ nhận tiền tại các trung tâm dịch vụ việc làm. Ví dụ, bạn muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội thì bạn sẽ làm bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.
Làm bảo hiểm thất nghiệp ở huyện có được không?
Pháp luật cho phép người lao động có thể làm bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương (quận, huyện, thành phố) nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Tuy nhiên, người lao động chỉ có thể làm bảo hiểm thất nghiệp ở các trung tâm dịch vụ việc làm, nếu bạn tới các cơ quan huyện, quận, xã thì bạn sẽ không làm được bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm : Làm lý lịch tư pháp ở đâu ở Tp HCM? Thông tin chi tiết
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp và thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm
Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn
Tham khảo thêm : Sân hàng đẫy ở đâu? Top 8 sân vận động lớn nhất Việt Nam
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên
Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định
Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp khác tỉnh
Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp khác tỉnh là trong trường hợp bạn đang tạm trú tại nơi này nhưng lại muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh khác:
Bước 1: Nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi mình muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp. Lưu lý trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động chưa có việc và có nhu cầu nhận BHTN.
Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên từ tổ chức bảo hiểm xã hội.
Bước 4: Hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
Lưu ý: Nếu người lao động đang ở thành phố và muốn chuyển địa điểm được hưởng bảo hiểm thất nghiệp về quê (tỉnh khác) thì cần phải đáp ứng yêu cầu là đã có hưởng ít nhất 01 tháng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người lao động vẫn có thể chuyển được nếu như đã nhận trợ cấp ít nhất 01 tháng và làm đầy đủ thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Điều kiện để người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật việc làm năm 2013:
- Người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với người sử dụng lao động trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Đã đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 24 tháng trước khi thôi việc hoặc trong thời hạn 36 tháng trước khi thôi việc trong trường hợp người lao động ký hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định của pháp luật.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đúng nhất
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp một cách đúng nhất như sau:
Mức hưởng (Mức hưởng TCTN) = 60% x (Tổng mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)
Thời gian người lao động được hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng số tháng hưởng tối đa không quá 12 tháng.
Ví dụ: Ông A đóng Bảo hiểm thất nghiệp được 75 tháng và mức đóng là 3.358.000đ. Điều kiện cho rằng ông A có đầy đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, trong trường hợp của ông A, ông A sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng (dựa vào thời gian đóng BHTN). Mỗi tháng sẽ được hưởng mức hưởng là 60% x (3.358.000 x 6) = 12.088.800đ.
Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
- Quyết định thôi việc
- Quyết định sa thải
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
- Số bảo hiểm xã hội
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm được các thông tin về bảo hiểm thất nghiệp, làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu và các thông tin chi tiết rồi nhỉ? Hãy theo dõi TamTheThangLong và chia sẻ bài viết này để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!
Trên đây là bài viết Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Thông tin chi tiết được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.