Lạc đà trữ nước ở đâu? Những ‘bí mật sinh tồn’ của lạc đà

Thứ Sáu, ngày 04/03/2022 - 16:32
5 / 5 của 1 đánh giá
Lạc đà là một loài động vật không còn quá xa lạ, hầu như ai cũng biết đến những vị “lữ khách sa mạc” này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về những đặc điểm cơ thể có “1-0-2” của chúng. Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu lạc đà trữ nước ở đâu và những đặc quyền mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho lạc đà để có thể sinh sống tại vùng đất sa mạc khắc nghiệt nhé!

Bạn đang xem : Lạc đà trữ nước ở đâu? Những ‘bí mật sinh tồn’ của lạc đà

Lạc đà trữ nước ở đâu? Những ‘bí mật sinh tồn’ của lạc đà được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Những động, thực vật sống trên sa mạc thường có những cách riêng để lưu trữ nước cho mình. Vậy lạc đà trữ nước ở đâu? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu “tất tần tật” về loài động vật đặc biệt này nhé!

Lạc đà trữ nước ở đâu?

Lạc đà trữ nước ở dòng máu. Đặc điểm nhận dạng của lạc đà chính là những chiếc bướu rất to trên lưng của mình. Và mọi người thường nghĩ trong những chiếc bướu đó là lượng nước mà chúng lưu trữ. Tuy nhiên, đây là một sự nhầm lẫn. Trên thực tế, bướu lạc đà chỉ chứa toàn mỡ mà không có một chút nước nào. Vậy lạc đà trữ nước ở đâu? Câu trả lời là máu. Máu mới là nơi thật sự lạc đà trữ nước – gần 150 lít nước được trữ trong một lần tích.

Lạc đà trữ nước ở đâu?

Để làm được điều này, tế bào máu của lạc đà khá đặc biệt – chúng có hình bầu dục. Nhờ đó, các tế bào máu luôn dễ dàng qua thành mạch nên lạc đà có thể hấp thu rất nhiều nước mà không sợ vị đứt vỡ mạch máu.

Lạc đà sống ở đâu?

Lạc đà sống ở sa mạc. Lạc đà được chia làm 2 loại với hai địa điểm sống khác nhau: lạc đà 1 bướu và lạc đà 2 bướu. Lạc đà 1 bướu có nguồn gốc từ sa mạc Bắc Phi và lạc đà 2 bướu sống chủ yếu ở vùng sa mạc châu Á. Đặc điểm chung của hai vùng sa mạc này là khí hậu nắng nóng khiến cho điều kiện tự nhiên ở đó khô cằn và vô cùng khắc nghiệt. Nhiệt độ cao quanh năm, có thể lên đến 45 độ C vào mùa hè. Tuy nhiên khi vào mùa đông, nhiệt độ ban đêm có thể tụt đột ngột đến mức đóng băng.

Lạc đà sống ở đâu?

Lợi ích của lạc đà đối với con người

Lạc đà mang đến nhiều lợi ích đối với con người. Ngoài khả năng hỗ trợ con người di chuyển trong sa mạc và có thể “vận chuyển” số lượng hàng hóa tương đối lớn, ngày nay, lạc đà còn được biết đến như một loài động vật cung cấp nguồn sữa tuyệt vời cho con người. Sữa lạc đà có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng cách giúp cân bằng và giữ mức insulin trong cơ thể con người ở mức ổn định cũng như ngăn ngừa căn bệnh này. Ngoài ra, loại sữa này còn tốt cho các loại bệnh khác như thiếu máu, dị ứng thức ăn, viêm gan B,…

Lợi ích của lạc đà đối với con người

Lạc đà đẻ trứng hay đẻ con?

Lạc đà là một loài động vật có vú. Vì vậy, chúng đẻ con thay vì đẻ trứng. Khi sắp sinh, lạc đà cái thường tìm chỗ tối và sạch sẽ. Các chi trước của lạc đà con sẽ xuất hiện trước, rồi sau đó là đầu. Thông thường lạc đà chỉ sinh một con trong mỗi lần sinh sản. Các con non thường bú mẹ trong vòng 18 tháng.

Lạc đà đẻ trứng hay đẻ con?

Tại sao lạc đà sống được ở sa mạc?

Lạc đà sống được ở sa mạc là nhờ những đặc điểm như trữ nước ở máu, cấu tạo mũi, tuyến mồ hôi,… mà lạc đà được mẹ thiên nhiên ban tặng để thích ứng với điều kiện sống khắc nghiệt. Lớp trong lỗ mũi lạc đà có hình cuộn xoắn ốc, có tác dụng thu hồi lượng nước từ lượng khí thở ra để hạn chế tối đa lượng nước thoát ra ngoài cơ thể. Lạc đà cũng rất ít toát mồ hôi và đi tiểu nên sự tiêu hao nước dường như không đáng kể. Việc di chuyển đường dài trên sa mạc đòi hỏi lạc đà phải có đủ năng lượng trong khi thức ăn rất khó kiếm, vì vậy lượng mỡ được tích trữ trong bướu giúp lạc đà duy trì sự sống.

Tại sao lạc đà sống được ở sa mạc?
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được lạc đà trữ nước ở đâu cũng như những “bí kíp” sinh tồn trên sa mạc của chúng rồi nhỉ! Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến bạn bè và theo dõi TamTheThangLong để biết thêm nhiều điều thú vị nữa nhé!

Trên đây là bài viết Lạc đà trữ nước ở đâu? Những ‘bí mật sinh tồn’ của lạc đà được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Valhalla ở đâu? Vùng đất linh thiêng trong thần thoại Bắc Âu
Valhalla ở đâu? Vùng đất linh thiêng trong thần thoại Bắc Âu
Valhalla được biết đến là một địa danh độc đáo, kì lạ của thần thoại Bắc Âu. Để biết chính xác Valhalla ở đâu, sau đây là chia sẻ của TamTheThangLong.
Hàm Tử ở đâu? Lịch sử hào hùng của trận Hàm Tử
Hàm Tử ở đâu? Lịch sử hào hùng của trận Hàm Tử
Hàm Tử là địa danh được xuất hiện trong bài thơ nổi tiếng “Phò giá về kinh”. Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu Hàm Tử ở đâu nhé!
Cầu Thị Nghè ở đâu? ‘Phố đèn đỏ’ nhộn nhịp giữa lòng Sài Gòn
Cầu Thị Nghè ở đâu? ‘Phố đèn đỏ’ nhộn nhịp giữa lòng Sài Gòn
Cầu Thị Nghè là một chứng tích lịch sử hào hùng của nhân dân Sài Gòn. Vậy cầu Thị Nghè ở đâu? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây của TamTheThangLong nhé!
Quần Đảo Trường Sa ở đâu? Vài nét khái quát về Trường Sa
Quần Đảo Trường Sa ở đâu? Vài nét khái quát về Trường Sa
Giữa biển trời bao la, các đảo ở Quần Đảo Trường Sa giờ đây như những viên ngọc xanh, thách thức nắng gió. Vậy Quần Đảo Trường Sa ở đâu? Hãy cùng TamTheThangLong đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Sông Bạch Đằng ở đâu? Những trang sử hào hùng của dân tộc
Sông Bạch Đằng ở đâu? Những trang sử hào hùng của dân tộc
Sông Bạch Đằng được mệnh danh là dòng sông huyền thoại. Là nơi chứng kiến bao trận đánh quân xâm lược của dân tộc. Vậy sông Bạch Đằng ở đâu? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Ai Cập thuộc châu lục nào? Khám phá về đất nước Ai Cập
Ai Cập thuộc châu lục nào? Khám phá về đất nước Ai Cập
Ai Cập một quốc gia được biết đến với tên gọi “vùng đất của các kim tự tháp” và những xác ướp lâu đời. Vậy Ai Cập thuộc châu lục nào? Hãy cùng TamTheThangLong khám phá về Ai Cập trong bài viết dưới đây các bạn nhé!