Lá trầu không có tác dụng gì? 3 bài thuốc dân gian từ lá trầu không

Thứ Bảy, ngày 23/04/2025 - 11:18
5 / 5 của 1 đánh giá
Lá trầu không là loại cây thân thuộc, phổ biến với người dân Việt Nam. Vậy lá trầu không có tác dụng gì? Lá trầu không chữa được những bệnh nào thì cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!

Bạn đang xem : Lá trầu không có tác dụng gìLá trầu không có tác dụng gì? 3 bài thuốc dân gian từ lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng và có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn hiệu quả. Hiện nay, lá trầu không còn được truyền tai nhau chữa được nhiều bệnh lý. Cùng TamTheThangLong khám phá lá trầu không có tác dụng gì ngay nào.

Lá trầu không có tác dụng gì? Công dụng của lá trầu

Cây trầu không được trồng ở nhiều nơi trên cả nước để lấy lá ăn trầu. Lá trầu không có vị cay nồng, mùi hơi hắc, tính ấm và thường được sử dụng làm thuốc.

Lá trầu không giúp điều trị một số bệnh lý về răng miệng, giảm đau

Trong lá trầu không có chứa chất chống oxy hóa và diệt khuẩn, có khả năng trị hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất chống viêm có trong lá trầu giúp bảo vệ răng miệng, hạn chế sâu răng.

Lá trầu không giúp điều trị một số bệnh lý về răng miệng, giảm đau

Lá trầu không còn có tác dụng giảm đau đầu, đau do vết thương bầm tím, các vết trầy da hoặc sưng viêm. Bạn có thể giã nát lá trầu đắp lên vết thương hoặc đun lấy nước uống đều có hiệu quả tốt.

Xem thêm : Yến mạch có tác dụng gì? 5 công dụng thần kỳ của yến mạch

Lá trầu không giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu

Lá trầu không có chất eugenol có tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu. Từ đó, giúp người dùng ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.

Lá trầu không có tác dụng gì? Điều trị đái tháo đường hiệu quả

Sử dụng lá trầu không có tác dụng chống lại các oxy hóa; giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng tích cực khi sử dụng lá trầu không điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Hỗ trợ giảm đau khớp do gout bằng lá trầu không

Để hỗ trợ giảm đau khớp bằng lá trầu không, nhiều người đã ngâm chân trong nước trầu ấm. Trong lá trầu có chất kháng khuẩn cao nên giúp ích rất nhiều cho người bệnh gout. Ngoài ra, bạn có thể hơ nóng lá trầu không để đắp lên phần khớp bị gout.

Lá trầu không có tác dụng gì? Điều trị một số bệnh lý phụ khoa

Sử dụng lá trầu không điều bệnh một số bệnh lý phụ khoa như ngứa, nhiễm nấm rất hiệu quả và được nhiều chị em tin dùng.

Tham khảo thêm : Hạt điều có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng của hạt điều

Bạn có thể dùng lá trầu không để xông vùng kín để cải thiện viêm nhiễm. Ngoài ra, rửa vùng kín bằng lá trầu không còn giúp cải thiện một số bệnh lý phụ khoa.

Cách sử dụng lá trầu không

Cách xông lá trầu vùng kín

Cách xông lá trầu vùng kín sẽ giúp tinh dầu trong lá trầu đi sâu vào trong vùng kín hơn. Từ đó, giúp nữ giới làm sạch mùi hôi, ngăn chặn tình trạng nấm, ngứa vùng kín.

Nguyên liệu thực hiện: 5 lá trầu không, 2 thìa muối và nước.

Cách làm: Bạn rửa sạch lá trầu không, vò nát lá. Sau đó cho vào nồi nhỏ có nước và đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút. Sau đó, bạn thêm 2 thìa muối vào khuấy đều rồi đổ nước ra chậu nhỏ dùng để xông vùng kín đã được vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện xông trong khoảng 10 – 15 phút.

Cách xông mặt bằng lá trầu

Xông mặt bằng lá trầu giúp nữ giới trị nám sau sinh, thu nhỏ lỗ chân lông. Làn da của nữ giới sẽ trở nên mềm mại và hồng hào.

Cách xông mặt bằng lá trầu

Cách làm: Lá trầu không mang đi rửa sạch với nước rồi cho vào nồi có nước đun sôi trong 30 phút. Sau đó, đổ nước lá ra chậu và xông hơi mặt trực tiếp bằng cách ủ một chiếc khăn lên. Sau 10 phút, khi nước lá trầu không đã dần nguội thì rửa lại với nước.

Cách xông mắt bằng lá trầu không

Cách xông mắt bằng lá trầu không rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị khoảng 50g lá trầu không tươi. Đem lá trầu không đi rửa sạch từng để loại bỏ đất cát và bụi bẩn.

Sau đó, bạn cho lá trầu không vào một nồi nước sạch, đun sôi rồi xông mắt trong 3 phút. Duy trì thực hiện cách làm này mỗi ngày từ 2 – 3 lần và liên tục trong một tuần.

Cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh

Để hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên rửa sạch lá với nước muối loãng. Dùng bếp điện để hơ nóng lá trầu không khoảng 1-2 phút trên bếp. Khi cảm thấy lá trầu đã đủ nóng, đặt lá trầu không lên cổ tay để kiểm tra lại một lần nữa. Hãy đảm bảo lá trầu nóng vừa đủ không gây hại cho bé.

Cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh

Khi đã chắc chắn nhiệt độ lá trầu vừa đủ, các mẹ tiến hành hơ bụng 10 lần để giúp trẻ ít bị lạnh. Hơ ngực và lưng 15 lần để giữ ấm phổi. Hơ đỉnh đầu 10 lần để ấm mỏ ác (thóp) đang còn rộng ở trẻ. Hơ vùng bẹn của bé 5 – 7 lần.

Mỗi vị trí, mẹ cần hơ kỹ một chút sẽ càng tốt cho bé nhà mình. Hơ lá trầu không cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện đều đặn trong vòng 1 – 2 tháng. Điều này sẽ giúp bé được cứng cáp và sau này ít đau.

Cách trị nám bằng lá trầu không

Để trị nám bằng lá trầu không, bạn rửa sạch lá trầu không rồi đun sôi trong vòng 30 phút. Sau khi nước lá trầu nguội thì massage vùng da bị nám trong vòng 5 – 8 phút rồi rửa sạch mặt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong 2 tuần đầu, từ tuần thứ 3 trở đi duy trì 1 lần/ tuần.

Liều dùng của lá trầu không như thế nào?

Liều thông thường là 8 – 16g lá trầu không một ngày, dưới dạng thuốc sắc. Bạn có thể dùng ngoài, đắp lá tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa vết loét, mẩn ngứa với liều lượng tùy ý.

Ngoài ra, trước khi dùng lá trầu không bạn nên tham khảo cách làm và liều lượng. Tránh lạm dụng bài thuốc từ lá trầu không sẽ gây phản tác dụng và gây hại cho sức khỏe.

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng lá trầu không

Chữa vết thương bằng lá trầu không

Bạn chuẩn bị lá trầu không, lá thanh táo, lá cỏ răng cưa, lấy lượng bằng nhau. Tất cả đem giã nát rồi đắp lên vết thương.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá trầu không tươi 40g đem rửa sạch, đun với 2 lít nước sôi trong 15 – 20 phút. Để nguội, gạn lấy nước trong; thêm phèn phi 8g vào, đánh tan rồi rửa vết thương.

Lá trầu không chữa mụn nhọt tiểu gắt

Bạn chuẩn bị lá trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt, lấy lượng bằng nhau. Giã nát tất cả rồi đắp lên da. Để chữa tiểu gắt, bạn dùng rễ trầu không (có thể dùng thân, lá), rễ cau, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang, dùng vài ngày đến khi khỏi.

Lá trầu không chữa mụn nhọt tiểu gắt

Chữa sai khớp, bong gân bằng lá trầu không

Chuẩn bị lá trầu không 12g, nghệ già 20g, lá cúc tần, lá xạ can mỗi vị 12g. Giã nát các nguyên liệu, trộn với một ít giấm, bọc gạc rồi đắp lên chỗ sưng đau. Thay băng sau khoảng 2 – 3 ngày/lần.

Tác hại của lá trầu không là gì?

Trong lá trầu không chứa chất phenolic compounds, chất này có cơ chế ức chế sản xuất melanin và lột da nên tác dụng làm trắng nhanh. Vì thế, nếu dùng lâu dài, lá trầu không sẽ làm mất hoàn toàn màu da, tạo thành hình ảnh giảm sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen ăn trầu cũng dẫn đến việc giảm sắc tố vùng khoang miệng. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người dân trước khi sử dụng phương pháp dân gian; trị bệnh với loại lá này, nên thận trọng để giảm thiểu tác dụng phụ.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng không đúng cách rất dễ gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không bao gồm:

  • Chỉ dùng nước lá trầu không vệ sinh nhẹ nhàng phía bên ngoài vùng kín. Tuyệt đối tránh thụt rửa âm đạo quá mạnh sẽ gia tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.
  • Nước lá trầu không chỉ nên dùng trong ngày, tránh để qua đêm. Bởi lá trầu không có phản ứng với không khí độc.
  • Chỉ được dùng nước lá trầu không đã nguội hẳn, không dùng nước ấm nóng tại vùng da nhạy cảm. Nếu bạn không cẩn thận sẽ bị bỏng da và tăng khả năng viêm nhiễm.
  • Không được lạm dụng nước lá trầu không như một loại thuốc đặc hiệu để chữa bệnh phụ khoa. Nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ gây khô vùng kín.

Câu hỏi thường gặp

Lá trầu không có tác dụng gì cho vùng kín?

Lá trầu không chứa nhiều chất xơ, tinh dầu, chất tanin, protein và vitamin,…Những chất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế vi khuẩn lây lan trong vùng kín. Hỗ trợ nữ giới điều trị nấm và phục hồi vết thương nhanh chóng.

Lá trầu không được sử dụng phổ biến trong việc điều trị viêm âm đạo. Trầu không có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy. Đồng thời, lá trầu không giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu và  ngăn ngừa bệnh tái phát hữu hiệu.

Lá trầu không có tác dụng gì với da mặt?

Lá trầu không có chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất khác. Vì thế, loại lá này thường dùng để điều trị nám và tàn nhang hiệu quả.

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng cao. Vì vậy nếu sử dụng lá trầu không đúng cách sẽ giúp trị mụn hiệu quả, lấy lại làn da láng mịn.

Lá trầu không có tác dụng gì với da mặt?

Xông lá trầu không có tác dụng gì?

Xông lá trầu không có tác dụng giảm ngứa, giảm hôi và giảm viêm vùng kín và da rất tốt. Theo đó, trong lá trầu không có chứa hoạt chất ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm. Đồng thời, giúp ngăn cản sự phát triển và gây bệnh của nấm và vi khuẩn.

Ngâm chân lá trầu không có tác dụng gì?

Ngâm chân lá trầu không có tác dụng đẩy lùi phong, hàn, thấp ra khỏi cơ thể. Đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, giải tỏa tình trạng tắc nghẽn của kinh mạch. Do đó người bệnh thấp khớp ngâm chân lá trầu không rất tốt.

Uống nước lá trầu không có hại không?

Uống nước lá trầu không với lượng phù hợp sẽ không gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, sẽ giúp bạn cải thiện chứng khó tiêu, viêm phế quản và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Mong rằng những thông tin mà TamTheThangLong cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lá trầu không có tác dụng gì. Đồng thời, giúp bạn biết thêm nhiều bài thuốc dân gian hiệu quả từ lá trầu không. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi nhiều bài viết mới từ TamTheThangLong nhé.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2025

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Yến mạch có tác dụng gì? 5 công dụng thần kỳ của yến mạch
Yến mạch có tác dụng gì? 5 công dụng thần kỳ của yến mạch
Yến mạch luôn được xem là một loại thức ăn và một bài thuốc quý. Vậy thực chất trong từng lĩnh vực, yến mạch có tác dụng gì? TamTheThangLong sẽ giải đáp ngay cho bạn nhé!
Hạt điều có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng của hạt điều
Hạt điều có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng của hạt điều
Hạt điều là một trong những loại hạt được tiêu thụ nhiều nhất, vì những giá trị dinh dưỡng nó mang lại. Vậy hạt điều có tác dụng gì? TamTheThangLong sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây!
Dầu oliu có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của dầu oliu
Dầu oliu có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời của dầu oliu
Dầu oliu là một thực phẩm được rất nhiều người tin dùng bởi giá trị dinh dưỡng cao. Vậy dầu oliu có tác dụng gì? TamTheThangLong bật mí sau đây!
Lắc vòng có tác dụng gì? 8 tác dụng tích cực của lắc vòng
Lắc vòng có tác dụng gì? 8 tác dụng tích cực của lắc vòng
Lắc vòng là một bài tập thể dục đơn giản được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Vậy lắc vòng có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu với TamTheThangLong nhé!
Sắn dây có tác dụng gì? Cách dùng bột sắn dây hiệu quả
Sắn dây có tác dụng gì? Cách dùng bột sắn dây hiệu quả
Theo nhiều tài liệu, sắn dây được xem là vị thuốc có lợi cho sức khỏe. Cụ thể sắn dây có tác dụng gì? Sau đây phần chia sẻ từ TamTheThangLong.
Hạt ươi có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời của ươi
Hạt ươi có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời của ươi
Hạt ươi là một trong những thức uống giải nhiệt mùa hè. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của TamTheThangLong để biết hạt ươi có tác dụng gì nhé!