Bạn đang xem : Hịch tướng sĩ – Áng văn còn lại của một thời kỳ lịch sử oanh liệt
Hịch tướng sĩ – Áng văn còn lại của một thời kỳ lịch sử oanh liệt được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Tác giả tác phẩm Hịch tướng sĩ
Hịch tướng sĩ (tên gốc: Dụ chư tì tướng hịch văn) là tác phẩm được viết bởi Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông được biết đến như là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Trần Quốc Tuấn còn là người có công trong cả 3 trận chiến oai hùng với quân Mông Nguyên. Bên cạnh tài cầm quân thao lược, ông còn là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng: Hịch tướng sĩ, Bình thư yếu lược.
How to design a macronutrient diet for bodybuilding prevent erectile dysfunction total definition in 12 weeks ~ total bodybuilding.
Nói về vị tướng tài ba của nhà Trần này không thể bỏ qua chính là phẩm chất cao đẹp trong suốt cuộc đời của ông. Trần Quốc Tuấn là có khí chất cao đẹp, sẵn sàng gạt bỏ hiềm khích riêng vì đại cục, luôn kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông còn là một trong số những người có công lớn trong việc tiến cử người tài cho đất nước như: Dã Tượng, Yết Kiêu, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Ngô Sĩ Thường,…
Thể loại của Hịch tướng sĩ
Tác phẩm Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết theo thể loại hịch. Đây là một trong số những thể loại nghị luận rất được ưa chuộng thời xưa. Thể loại này thường được các vua chúa, tướng lĩnh viết ra nhằm để cổ động, thuyết phục nhân dân cho một phong trào nào đó. Điểm làm nên sức hấp dẫn của các bài hịch nằm ở kết cấu chặt chẽ, lý lẽ sắc bén và dẫn chứng thuyết phục.
Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau) để tạo nên tác động mạnh mẽ đến người nghe. Kết cấu của bài hịch có thể thay đổi linh hoạt tùy theo mục đích và nghệ thuật lập luận của tác giả. Bên cạnh Hịch tướng sĩ lẫy lừng thì Hịch Cần Vương cũng là một phiên bản thành công trong lịch sử được viết theo thể loại này.
Xem thêm : Tặng bạn Top 8 tựa Sách hay về tình yêu lãng mạn nhất
Hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ
Tháng 12 năm 1284, đại binh của Thoát Hoan Chi Lăng buộc Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Giữa lúc ấy thế giặc ngày một hùng mạnh, vua Trần Nhân Tông cho mời Hưng Đạo Vương mà phán rằng:
“Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?”
Hưng Đạo Vương tâu:
“Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!”
Tham khảo thêm : Đầu tư sinh lợi với Top 8 Sách hay về chứng khoán nổi tiếng nhất
Sau đó, Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp tập hợp 30 vạn quân Nam, và thảo bài Hịch tướng sĩ để khuyên răn binh sĩ chăm chỉ rèn luyện để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh dân tộc trước mắt.
Bố cục tác phẩm Hịch tướng sĩ
Cũng giống như những tác phẩm hịch khác, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được chia thành 4 phần chính:
- Phần mở đầu: Gợi lên truyền thống lịch sử đánh giặc vẻ vang của ông cha đi trước.
- Phần thứ hai: Nêu lên vấn đề thực trạng mà đất nước đang phải đối mặt.
- Phần thứ ba: Nhận định tình hình, phân tích phải trái để tạo lòng căm thù giặc.
- Phần kết thúc: Đề ra chủ trương cụ thể và nhiệm vụ cấp bách để khích lệ lòng quân.
Nội dung tác phẩm Hịch tướng sĩ
Thông qua Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được bản thân là một người không chỉ cầm quân hỏi mà còn là người có học vấn uyên thâm. Ông nêu rõ cho binh lính thấy những tội ác và lòng tham của sứ giặc đang hoàng hoành trong đời sống người dân. Ông phê phán sự sai trái của một số quần thần khi “thấy nước nhục mà không thấy thẹn, hầu quân giặc mà không biết tức”. Thông qua đó, ông khơi lên trong lòng mỗi người nỗi nhục nếu để mất nước.
Không dừng lại đó, Hưng Đạo Vương còn nhắc đến tình chủ – tướng khẳng định quyết liệt: “ Các người không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm…”. Ông tin rằng, sự chung sức ấy là cái cốt yếu làm nên sức mạnh toàn dân, thành công đuổi giặc ra khỏi biên giới… Từ đó, Trần Quốc Tuấn kêu gọi, cũng như ra mệnh lệnh để binh lính chuyên cần rèn luyện, học tập.
Ông đã thành công trong việc vạch con đường chết vinh còn hơn sống nhục, nêu cao lí tưởng sống mà mỗi đấng nam nhi nên làm. Mỗi câu từ trong tác phẩm không đơn giản là lời kêu gọi, nó còn là một lời khẳng định rõ ràng của Trần Quốc Tuấn. Ông nói lên một điều rằng: mỗi người dân phải có sứ mệnh bảo vệ quê hương và đứng lên đấu tranh, chiến đấu là cách duy nhất để làm được điều ấy.
Đặc sắc nghệ thuật của Hịch tướng sĩ
Không chỉ thành công về mặt nội dung, Hịch tướng sĩ còn là một tác phẩm đặc sắc về cả nghệ thuật. Tác phẩm được là một trong số những áng văn chính luận xuất sắc với những lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng cô đọng rõ ràng.
Ngôn từ được Trần Quốc Tuấn sử dụng một cách thông minh có chủ ý, giàu hình ảnh, sức thuyết phục cao và giàu nhạc điệu. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp hoàn hảo giữa lí trí và tình cảm khiến người nghe xúc động nhằm chinh phục lòng quân.
Giá trị nội dung của Hịch tướng sĩ
Hịch tướng sĩ là một thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện một tình yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân dân khi nhìn thấy đất nước bị xâm lược. Không dừng lại tại đó, tác phẩm còn là một tiếng nói đanh thép bóc trần những tội ác dã man của bè lũ quân Mông Nguyên đối với người dân nước Việt cũng như ý đồ xấu xa của chúng.
Tác phẩm đã thành công vang dội khi chinh phục được lòng binh khiến họ tự nguyện lấy mực xăm vào tay hai chữ: “Sát Thát” (nghĩa giết quân Mông Cổ), và hết lòng chiến đấu chống giặc.
Tình yêu quê hương đất nước là một trong số những tình cảm thiết tha, bền chặt nhất trong mỗi con người. Tâm Thế Thăng Long mong rằng, với phần tóm lược và phân tích nội dung của Hịch tướng sĩ ở trên, chúng mình đã giúp các bạn có một cái nhìn thật trọn vẹn về tác phẩm đáng tự hào này của dân tộc nhé!
Trên đây là bài viết Hịch tướng sĩ – Áng văn còn lại của một thời kỳ lịch sử oanh liệt được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.