Gạo lứt có tác dụng gì? 6 công dụng của gạo lứt với sức khỏe

Thứ Tư, ngày 20/04/2022 - 22:52
5 / 5 của 1 đánh giá
Hiện nay, gạo lứt được biết đến như là một nhiên liệu thực phẩm tốt cho sức khỏe và nhiều dinh dưỡng. Vậy gạo lứt có tác dụng gì? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem : Gạo lứt có tác dụng gì? 6 công dụng của gạo lứt với sức khỏe

Gạo lứt có tác dụng gì? 6 công dụng của gạo lứt với sức khỏe được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Gạo lứt nổi tiếng về độ dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên, còn rất nhiều người chưa biết đến loại thực phẩm này. Vậy gạo lứt có tác dụng gì? Hôm nay, TamTheThangLong sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này nhé.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người sử dụng. Trước khi đến với phần gạo lứt có tác dụng gì, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm gạo lứt ngay dưới đây.

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo chỉ xay và bỏ vỏ trấu nên vẫn còn lớp cám gạo. So với gạo trắng, gạo lứt ít được chế biến hơn,  nó có nhiều mầm chất rất giàu chất dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt vượt trội hơn nhiều so với gạo trắng. Cụ thể, trong một chén gạo lứt có chứa:

Xem thêm : Hạt macca có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời từ loại hạt ‘nữ vương’

  • Calo: 216
  • Chất xơ: 3,5 gram
  • Carb: 44 gram
  • Protein: 5 gram
  • Chất béo: 1,8 gram
  • Niacin (B3): 15% RDI
  • Thiamin (B1): 12% RDI
  • Axit pantothenic (B5) : 6% RDI
  • Pyridoxine (B6): 14% RDI
  • Magiê: 21% RDI
  • Kẽm: 8% RDI
  • Sắt: 5% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Photpho: 16% RDI
  • Selen: 27% RDI
  • Mangan: 88% RDI

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt có tác dụng gì? Lợi ích của gạo lứt là gì?

Với những thành phần trên, vậy gạo lứt có tác dụng gì? Sau đây là top 6 lợi ích của gạo lứt mà TamTheThangLong tổng hợp được.

Giảm cholesterol xấu

Theo nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng Thiết yếu Hoa Kỳ chỉ ra rằng dầu cám gạo trong gạo lứt có vai trò làm giảm cholesterol chứ không phải chất xơ như nhiều người lầm tưởng. Sau khi dùng gạo lứt, khả năng kháng insulin, tổng lượng cholesterol trong cơ thể đều giảm.

Tham khảo thêm : Nước dừa có tác dụng gì? Cách uống nước dừa đúng cách

Ổn định đường huyết trong cơ thể

Trong gạo lứt có lượng đường thấp nên khi ăn gạo lứt, chỉ số đường huyết thấp ít gây ra sự thay đổi lượng đường trong máu. Điều này giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết một cách đột biến. Đồng thời, nó hỗ trợ phòng và điều trị các biến triệu chứng liên quan đến tiểu đường.

Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa

Gạo lứt chứa một hàm lượng vitamin, khoáng chất lớn. Ngoài ra, các thành phần như phenolic là thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đối với trẻ em, gạo lứt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và chất xơ hoàn toàn tự nhiên. Nó được xem là loại thực phẩm dinh dưỡng mà các mẹ bỉm không thể bỏ qua. Nguồn chất xơ dồi dào này còn giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh.

Chống loãng xương

Như đã nói ở trên, trong gạo lứt có chứa đến 21% Magie. Đây là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng bên cạnh canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, Magie còn rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt hóa để hấp thụ canxi, hỗ trợ chắc khỏe xương.

Hỗ trợ điều trị nhiễm nấm candida

Dạo gần đây, gạo lứt là sự thay thế hoàn hảo cho liệu trình điều trị bệnh nấm candida. Bởi các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và giàu tinh bột không được dùng trong quá trình điều trị bệnh nấm candida. Với đặc tính dễ tiêu hóa làm dịu đường ruột do sự phát triển quá trớn của các thực thể candida.

Làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân

Trong thành phần của gạo lứt có chứa mangan, giúp hỗ trợ sự tổng hợp chất béo của cơ thể. Ăn gạo lứt giúp giảm cân và phát huy quá trình trao đổi chất, duy trì vóc dáng. Ăn gạo lứt là một sự lựa chọn được nhiều chị em tin dùng để có được vóc dáng hoàn hảo.

Làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân

Cách ăn gạo lứt đúng cách mang lại hiệu quả cao

Khác với gạo trắng, gạo lứt cứng và lâu chín hơn nên cần canh thời gian sao cho hợp chuẩn. Khi cơm chín, không nên ăn vội mà hãy để cơm trong nồi từ 10 – 15 phút cho nó được mềm và nở đều hơn.

Khi ăn, nên nhai kĩ hơn rồi hãy nuốt để một phần thức ăn và cơm được tiêu hóa nhờ các enzym trong nước bọt. Điều này giúp dạ dày tiêu hóa nhanh hơn và hạn chế chứng khó tiêu. Nhất là đối với trẻ nhỏ.

Cách ăn gạo lứt đúng cách mang lại hiệu quả cao

Tác hại của gạo lứt có thể bạn chưa biết

Sau đây là những tác hại của gạo lứt có thể bạn chưa biết mà TamTheThangLong đã tổng hợp được:

Chứa nguyên tố Asen

Gạo lứt trong quá trình sản xuất sẽ có chứa một lượng Asen. Tiêu thụ quá nhiều Asen trong một thời gian dài, cơ thể sẽ mắc phải chứng bệnh như ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da. Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần Asen trong gạo lứt không tốt cho những người mắc bệnh về tim.

Chứa Phytic Acid

Bên cạnh một nguyên tố độc là Asen, trong gạo lứt còn chứa acid phytic. Đây là một loại hợp chất không hòa tan, nó làm ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đặc biệt là vi khoáng.

Khả năng dị ứng chéo cao

Trước khi mua gạo lứt, hãy đọc kỹ thành phần trên bao bì sản phẩm để tránh những thành phần có thể gây dị ứng cho bản thân.

Không tốt với phụ nữ có thai

Lý do là vì gạo lứt có chứa Asen như đã nói ở trên, nên phụ nữ mang thai cần tránh ăn loại gạo này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Tác hại của gạo lứt có thể bạn chưa biết

Một số lưu ý khi ăn gạo lứt

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục đích của việc dùng gạo lứt là để đáp ứng nhu cầu trị bệnh hay giảm cân để có liều lượng phù hợp. Bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia lập ra thực đơn hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng.

Những người thể trạng gầy ốm, sức khỏe kém, dễ mắc các bệnh huyết áp thấp; đặc biệt là người bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa hoạt động kém thì không nên ăn gạo lứt.

Bạn nên ăn gạo ở nơi bán có địa chỉ uy tín, còn mới. Đồng thời, cần phải bảo quản gạo lứt kỹ, không bị ẩm mốc, tránh để gạo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Gạo lứt chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất nhiều, nhưng nó không bao gồm đạm và chất béo. Vì vậy, chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần mỗi tuần kết hợp với các loại thức ăn khác.

Một số lưu ý khi ăn gạo lứt

Câu hỏi thường gặp về gạo lứt

Bên trên bạn đã được tìm hiểu về gạo lứt có tác dụng gì. Phần này, TamTheThangLong đã tổng hợp được những câu hỏi thường gặp về gạo lứt. Bạn đọc đừng bỏ nội dung này nhé.

Một ngày nên ăn bao nhiêu gạo lứt?

Mỗi ngày nên ăn khoảng 150 gram gạo lứt. Theo các chuyên gia về sức khỏe, khi bạn ăn với lượng gạo lứt trên một ngày sẽ hạn chế được việc ăn vặt gây tăng cân. Kiên trì thực hiện chế độ ăn như thế này trong khoảng 6 tuần liên tiếp bạn sẽ nhìn thấy hiệu quả đấy.

Uống nước gạo lứt rang mỗi ngày có tốt không?

Uống nước gạo lứt rang mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nó không thể thay thế nước lọc. Bạn không nên lạm dụng thức uống này. Nếu bạn có sức khỏe tốt, chỉ nên uống từ 1 đến 2 lít mỗi ngày. Ngược lại nếu thể trạng bạn gầy yếu, không nên uống nước gạo lứt rang thường xuyên.

Uống nước đậu đen và gạo lứt rang có tốt không?

Uống nước đậu đen và gạo lứt rang rất tốt. Cụ thể, hàm lượng chất xơ trong nước đậu đen và gạo lứt cao nên nhiều người uống sẽ giảm cân. Loại thực uống này ít calo, cơ thể sẽ hạn chế hấp thụ chất béo. Ngoài ra, khi vận động lượng calo sẽ được đốt cháy nhanh chóng hơn.

Uống bột gạo lứt có tác dụng gì?

Uống bột gạo lứt có tác dụng giúp ngăn ngừa các khối u. Bởi vì nó có sự kết hợp của Estrogen trong đường ruột. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng tái hấp thụ ở trong máu. Thành phần IP6 có trong bột gạo lứt còn có khả năng kiểm soát cũng như ngăn ngừa tế bào u phát triển.

Uống bột gạo lứt có tác dụng gì?

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà TamTheThangLong đã tổng hợp được. Hi vọng bạn đọc đã biết gạo lứt có tác dụng gì. Chúc các bạn đọc và gia đình có một sức khỏe tốt. Đừng quên theo dõi TamTheThangLong mỗi ngày để biết thêm nhiều mẹo hay nhé!

Trên đây là bài viết Gạo lứt có tác dụng gì? 6 công dụng của gạo lứt với sức khỏe được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Người tuổi Mão kỵ màu gì năm 2022
Tuổi Mão hợp màu gì? Gia chủ tuổi Mão năm 2022 nên lựa chọn màu nào để giúp bản mệnh thu hút tài lộc, may mắn? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9? Bao nhiêu số chia hết cho 9?
Có bao giờ bạn thắc mắc, trong dãy số từ 1 đến 100 có bao nhiêu số 9 và số chia hết cho 9 chưa? TamTheThangLong sẽ bật mí cho bạn các mẹo nhỏ để biết được đáp án nhé!
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Tử vi Tuổi Tỵ khoa học nhất
Bạn đang muốn kinh doanh hoặc kết hôn nhưng không biết Tuổi Tỵ hợp với tuổi nào? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu thông tin này nhé!
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì? Phong thủy màu hồng có gì đặc biệt?
Màu hồng có ý nghĩa gì và tại sao mọi người lại thích màu hồng? Để tìm hiểu về thông tin này, các bạn hãy cùng TamTheThangLong khám phá ngay thôi nào!
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào? Xem tử vi tuổi Tý mới nhất
Tuổi Tý hợp với tuổi nào là câu hỏi mà rất nhiều người tuổi Tý thắc mắc. Trong bài viết này, TamTheThangLong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì? Tổng quan tử vi tuổi Ngọ
Tuổi Ngọ hợp màu gì là câu hỏi được khá nhiều bạn thắc mắc khi muốn mua bất cứ vật dụng gì. Hãy cùng TamTheThangLong theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc của bạn nhé!