- 1. Doping là gì?
- 2. Một số khái niệm liên quan đến Doping là gì?
- 2.1 Bê bối Doping là gì?
- 2.2 Kiểm tra Doping là gì?
- 3. Các dạng Doping?
- 4. Các chất Doping
- 5. Mua thuốc Doping ở đâu?
- 6. Vì sao trong thể thao lại cấm sử dụng Doping?
- 7. Tác hại của Doping là gì? Chất Doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- 8. Cách phát hiện các vận động viên sử dụng Doping
- 9. Một số VĐV sử dụng Doping của Việt Nam
- 9.1 Đỗ Thị Ngân Thương (Thể dục dụng cụ)
- 9.2 Đoàn Ngọc Hào (Futsal)
- 9.3 Nguyễn Thị Mỹ Linh (Thể hình)
- 9.4 Hoàng Anh Tuấn (Cử tạ)
Bạn đang xem : Doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Là một người yêu thích thể thao chắc chắn ai cũng đã từng nghe đến Doping. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được Doping là gì? Vì sao trong tất cả các bộ môn thể thao luôn cấm các vận động viên (VĐV) sử dụng doping trong thi đấu? Hãy cùng TamTheThangLong giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!!
Doping là gì?
Doping là các chất kích thích bị cấm sử dụng trong các trận thi đấu thể thao, kể cả nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Một số chất doping thường được dùng phổ biến như: chất kích thích, chất giảm đau, chất tăng đồng hóa, chất lợi tiểu.
Một số khái niệm liên quan đến Doping là gì?
Bê bối Doping là gì?
Bê bối Doping là những vụ VĐV hoặc những người nổi tiếng sử dụng chất cấm Doping này và bị phát hiện. Trường hợp đối với VĐV thì sẽ bị trục xuất khỏi giải đang tham gia. Còn với người nổi tiếng thì sẽ bị cơ quan chức năng điều tra đưa về điều tra.
Kiểm tra Doping là gì?
Kiểm tra Doping là do tổ chức thể thao các cấp cử nhân viên kiểm tra chuyên môn đối với VĐV vào các thời điểm trước và sau khi thi đấu (thậm chí cả ngày thường). Để xác định VĐV có dùng các chất hoặc phương pháp nằm trong danh mục bị cấm hay không.
Xem thêm : Tòa án quân sự là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự là gì?
Hiện nay trên thế giới, kiểm tra Doping có hai hình thức lấy mẫu là: kiểm tra mẫu nước tiểu và kiểm tra mẫu máu.
Các dạng Doping?
Hiện nay có 3 dạng doping thông dụng bao gồm:
Doping máu
Là những chất kích thích như ESP (Erythropoietin), NESP (Darbepoetin) được vận động viên sử dụng để tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu và đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu. Nhờ đó, các cơ bắp trong cơ thể sẽ tăng cường sức mạnh và tốc độ hoạt động.
Tham khảo thêm : Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính lợi nhuận ròng chuẩn xác nhất
Doping cơ
Dạng này bao gồm các chất như hormone peptit, EPO, Trimetazidine. Chúng có khả năng kích thích quá trình tự sản sinh hormon trong cơ thể để tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Như vậy, việc thi đấu của vận động viên sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Doping thần kinh
Đây là những chất kích thích có khả năng ngăn chặn quá trình điều khiển và phản hồi của các nơ ron thần kinh cơ bắp đến não. Doping này khiến hệ cơ bắp không bắt buộc phải nghỉ ngay cả khi mệt hoặc vận động quá sức.
Các chất Doping
Chất kích thích
- Amineptine.
- Amiphenazole.
- Amphetamines.
- Bromantan, caffeine…
Chất giảm đau gây nghiện
- Morphin.
- Buprenorphine.
- Methadone.
- Pethidine, diamorphine (heroin)…
Chất tăng đồng hoá
- Nandrolone.
- Clostebol.
- Metandienone, stanozolol…
Chất lợi tiểu
- Bumetanide.
- Acetazolamide.
- Chlorthalidone, ethacrynic acid…
Mua thuốc Doping ở đâu?
Ngày nay nếu mua được các loại thuốc Doping chính gốc thì dường như rất khó vì chúng được xem là chất cấm nên không được buôn bán rộng rãi. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều loại thuốc không phải là Doping nhưng nếu chúng ta thường xuyên sử dụng thì sẽ có kích thích như Doping.
Cụ thể nếu chúng ta sử dụng các loại thuốc cảm thông thường như Ephedrine cũng sẽ gây ra những triệu chứng như Doping. Những viên thuốc này có giá rẻ bèo và được bán ở tất cả các tiệm thuốc.
Vì sao trong thể thao lại cấm sử dụng Doping?
Trong thể thao cấm sử dụng Doping vì Doping là chất kích thích có thể làm tăng khả năng hoạt động của cơ thể, thậm chí trong lúc mệt mỏi nhất. Bên cạnh đó, chất này cũng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, giúp khối lượng máu chảy về tim nhiều hơn bình thường.
Việc sử dụng Doping là một trong những hình thức gian lận tinh vi nhằm tăng cao lượng hồng cầu trong máu. Bởi trong tế bào hồng cầu luôn có chứa oxy để cung cấp và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Chính điều này sẽ mang đến cho cơ thể khả năng hoạt động nhanh, mạnh. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ chịu đựng được mệt mỏi và sự đau đớn một cách phi thường.
Vì vậy, Doping luôn nằm trong danh sách những chất bị cấm sử dụng trong sân chơi thể thao để đảm bảo tính công bằng cho các vận động viên. Hơn nữa, việc dùng Doping còn gây ra cho cơ thể con người nhiều tác dụng phụ khác nhau.
Một số trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của vận động viên trong quá trình thi đấu.
Tác hại của Doping là gì? Chất Doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Tác hại khó lường khi sử dụng Doping
Làm yếu cơ, to các đầu chi
Khi sử dụng Doping sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone. Nội tiết tố tăng trưởng trong cơ thể giúp tăng sức bền và sự dẻo dai cho các vận động viên.
Tuy nhiên, về lâu dài nó sẽ làm yếu cơ và phình to các đầu ngón tay, ngón chân hoặc gây ra bệnh tiểu đường. Doping làm rối loạn, biến đổi hormone giới tính
Trên thực tế, Doping (chất kích thích) đều làm tăng nội tiết tố nam trong cơ thể. Do đó, trong trường hợp các VĐV nữ sử dụng sẽ khiến cơ thể có biến đổi nam hóa. Một số biểu hiện đáng chú ý là: giọng nói trầm lại, mọc râu, nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt,..
Mặt khác, nếu các VĐV nam sử dụng lại có xu hướng nữ hóa như: teo tinh hoàn, chất lượng tinh dịch bị giảm sút hoặc nghiêm trọng có thể gây ra liệt dương,..
Gây hội chứng run rẩy
Bản chất của Doping là chất kích thích giúp cơ thể trở nên cường tráng, tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng doping có thể gây ra hội chứng run rẩy chân tay, hay hồi hộp, suy nghĩ nhiều dẫn đến thiếu ngủ gây suy nhược cơ thể.
Gây tán huyết, sốt, mẩn ngứa
Việc tăng cường oxy trong máu của các chất ESP (Erythropoietin) hay NESP (Darbepoetin) trong doping chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Chính vì vậy, các vận động viên sử dụng doping có thể bị tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, hen suyễn, nhiễm khuẩn gan,..
Gây suy tim thận và ung thư gan
Việc lạm dụng và thường xuyên sử dụng Doping là một trong những tác nhân gây ra tình trạng giữ muối trong cơ thể mang lại tác động xấu cho các cơ quan nội tạng. Đây là nguyên nhân chính gây ra những bệnh suy thận, suy gan, ung thư gan,..
Cách phát hiện các vận động viên sử dụng Doping
Hiện nay chưa có kỹ thuật hay biện pháp tối ưu nào để có thể kiểm tra Doping cho tất cả các chất kích thích. Vì mỗi chất khác nhau cần dùng một cách xét nghiệm riêng, Do đó, việc kiểm tra Doping với các VĐV thể thao là vấn đề vẫn rất nan giải và phức tạp.
Có hai phương pháp kiểm tra Doping phổ biến là: lưu mẫu máu và xét nghiệm lại.
Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ phát hiện được các chất Doping có sẵn trong phòng thí nghiệm. Còn trong trường hợp phát hiện ra một chất Doping nào đó. Trước đây chưa có thì các phòng thí nghiệm sẽ phải tiến hành xét nghiệm lại mẫu máu đã được lưu trữ của VĐV.
Một số VĐV sử dụng Doping của Việt Nam
Đỗ Thị Ngân Thương (Thể dục dụng cụ)
Sau khi thi đấu không thành công ở Olympic 2008 kết quả kiểm tra doping của Ủy ban Olympic quốc tế cho thấy Ngân Thương dương tính với furosemide. Đây là một chất lợi tiểu có tác dụng khiến cơ thể không tích nước, giảm cân bị xếp vào danh mục cấm.
Đoàn Ngọc Hào (Futsal)
Tuyển thủ futsal Việt Nam bị xác định dương tính với doping tại Vòng chung kết châu Á 2014, được tổ chức tại TP.HCM từ ngày 30-4 đến 10-5. Anh sau đó bị AFC cấm thi đấu 2 năm trong tất cả các hoạt động liên quan đến bóng đá.
Nguyễn Thị Mỹ Linh (Thể hình)
Tại giải vô địch thể hình châu Á vào tháng 7-2008, mẫu thử của Nguyễn Thị Mỹ Linh dương tính với Furosemide- một chất nằm trong danh mục bị cấm.
Hoàng Anh Tuấn (Cử tạ)
Trong thời gian chuẩn bị cho ASIAD 2010, Anh Tuấn vô tình sử dụng một loại đồ uống của Trung Quốc. Sau đó, kết luận kiểm tra anh dương tính với chất Oxilofrine. Chất này bị Liên đoàn cử tạ thế giới (IWF) liệt vào danh mục cấm.
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Doping là gì cũng như chất Doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Hãy cùng theo dõi TamTheThangLong để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!
Trên đây là bài viết Doping là gì? Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.