- 1. Một số khái niệm liên quan đến CRP
- 1.1 Hs-CRP là gì?
- 1.2 Test CRP là gì?
- 1.3 CRP tăng là gì?
- 1.4 CRP cao là gì?
- 1.5 CRP cobas là gì?
- 1.6 CRP trong logistics là gì?
- 1.7 Xét nghiệm máu CRP dương tính là gì?
- 2. Chỉ số CRP bình thường là bao nhiêu?
- 3. Chỉ số CRP tăng cao trong trường hợp nào?
- 4. Chỉ định xét nghiệm CRP khi nào?
- 5. Yếu tố ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP
- 6. Xét nghiệm CRP ở đâu?
- 7. Quy trình thực hiện kỹ thuật xét nghiệm CRP
Bạn đang xem : CRP là gì? Vai trò của xét nghiệm CRP đối với sức khỏe
CRP là gì? Vai trò của xét nghiệm CRP đối với sức khỏe được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
CRP là gì? CRP có vai trò như thế nào trong sức khỏe của chúng ta? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của TamTheThangLong để có thêm kiến thức về chỉ số CRP.
Một số khái niệm liên quan đến CRP
Hs-CRP là gì?
Hs-CRP là xét nghiệm protein phản ứng C nhạy cảm cao. Hs-CRP là viết tắt của cụm từ high – sensitivity CRP. Protein phản ứng C nhạy cảm cao được sử dụng cho những người khỏe mạnh để tìm ra nguy cơ tiềm tàng mắc bệnh tim và đột quỵ.
Xét nghiệm hs-CRP khác với xét nghiệm CRP tiêu chuẩn. Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn đo mức protein cao để tìm ra các bệnh khác nhau gây viêm. Xét nghiệm hs-CRP đo mức độ thấp và tập trung vào nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Test CRP là gì?
Test CRP có nghĩa là xét nghiệm CRP. CRP là viết tắt của cụm từ protein C reactive. Đây là một protein do gan sản xuất. CRP là thành phần không thể thiếu trong phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tổn thương hay nhiễm trùng.
Xem thêm : Trello là gì? 3 mẹo dùng Trello giúp bạn làm việc nhóm hiệu quả
Xét nghiệm CRP giúp đánh giá mức độ viêm và nhiễm trùng. Chỉ số CRP thường tăng cao trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm. Đặc biệt, giá trị CRP không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi globulin máu và hematocrit trong máu.
CRP tăng là gì?
CRP tăng là CRP được nhân lên đến 1000 lần khi cơ thể bị viêm nhiễm hoặc tổn thương. Ngoài ra, CRP còn tăng trong các bệnh nhiễm trùng hoặc tự miễn khác. CRP thường tăng trong các phản ứng viêm nhiễm có tốc độ lắng máu tăng. Đồng thời nó sẽ biến mất khi bệnh khỏi hoàn toàn.
CRP cao là gì?
CRP cao là nguy cơ dẫn đến mắc bệnh tim mạch tăng gấp 7 lần so với người có nồng độ CRP thấp. Ngoài ra, CRP cao có thể xảy ra các phản ứng viêm cấp như nhồi máu cơ tim, nhiễm khuẩn, tắc mạch, viêm ruột,… Hoặc bệnh mạn tính như khớp cũng như một số ung thư, cụ thể là bệnh Hodgkin, K thận.
Tham khảo thêm : MOQ là gì? Thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh
CRP cobas là gì?
CRP cobas là hệ thống xét nghiệm chẩn đoán trong ống nghiệm để xác định định lượng protein phản ứng C. Sử dụng CRP cobas giống như cách lấy mẫu máu.
Khi kết thúc quá trình xác định tự động, thiết bị cobas b 101 hiển thị kết quả trong vòng 3‑4 phút. Nồng độ CRP sẽ được hiển thị bằng mg/L hoặc mg/dL.
CRP trong logistics là gì?
Trong logistics, CRP là một phương pháp bổ sung sản phẩm cần thiết phù hợp với số lượng hàng hóa được bán ra trong thời điểm thực tế. CRP là viết tắt của Continous Replishment Program.
CRP hỗ trợ cho chiến lược ECR. Đây là chiến lược Quản trị chuỗi cung ứng về chế biến thực phẩm.
Xét nghiệm máu CRP dương tính là gì?
Xét nghiệm máu CRP dương tính là giúp nhận biết được bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, nó không chỉ ra được nguyên nhân của bệnh. Việc tổng hợp CRP được kích thích bởi phức hợp kháng nguyên miễn dịch, vi khuẩn, nấm, và chấn thương.
Chỉ số CRP bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số CRP bình thường là dưới 0.3mg/100ml (3mg/l) huyết thanh hoặc 7 – 820 mcg% với những người không có viêm nhiễm. CRP được định lượng tính theo đơn vị mg/l máu.
Lượng CRP tăng cao trong máu dễ dẫn đến viêm nhiễm cấp. Lượng CRP trong máu giảm xuống có nghĩa là tình trạng viêm nhiễm giảm, bệnh nhân tiến triển theo chiều hướng tốt.
Chỉ số CRP tăng cao trong trường hợp nào?
Chỉ số CRP tăng cao trong các trường hợp sau đây:
- Viêm tụy cấp, chỉ số CRP là xét nghiệm để nhằm đánh giá mức độ nặng cũng như tiên lượng của viêm tụy cấp, CRP ≥150 mg/L là viêm tụy cấp nặng.
- Viêm ruột thừa.
- Trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Bị bỏng.
- Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng.
- Bệnh lý ruột do viêm.
- Viêm khớp dạng thấp có sự tiến triển.
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
- Nhồi máu cơ tim, viêm của tiểu khung chung.
- Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ và lao tiến triển.
- Ung thư: Bệnh Hodgkin, K thận.
- Lượng CRP có thể tăng trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi dùng thuốc viên tránh thai hoặc liệu pháp hormon thay thế (ví dụ: estrogen). Lượng CRP còn có thể tăng ở những người béo phì.
Chỉ định xét nghiệm CRP khi nào?
Chỉ định xét nghiệm CRP khi xác định, phát hiện nhiễm trùng và các bệnh lý gây viêm. Chẳng hạn như ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch (lupus), viêm và xuất huyết ruột, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).
Ngoài ra, xét nghiệm CRP khi kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu. Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị, đặc biệt là điều trị ung thư hay điều trị nhiễm trùng.
Yếu tố ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP
Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP, mời độc giả cùng theo dõi:
- Bệnh nhân huyết áp cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, mắc hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, nhiễm trùng mạn tính (viêm phế quản, viêm lợi), viêm mãn tính (như viêm khớp dạng thấp) và nồng độ HDL thấp, triglyceride cao.
- Người mắc bệnh béo phì sẽ có nồng độ CRP cao.
- Nồng độ CRP tăng khi phụ nữ bước sang giai đoạn sau của thai kỳ, sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone.
- Hút thuốc lá có thể làm tăng nồng độ CRP.
- Nồng độ CRP thấp có thể do uống bia rượu vừa phải, sụt cân và hoạt động nhiều, tập thể dục lâu dài.
- Thuốc bổ sung estrogen và progesterone có thể làm tăng nồng độ CRP.
- Thuốc fibrate, niacin và statin có thể làm giảm nồng độ CRP.
Xét nghiệm CRP ở đâu?
Bạn nên tìm đến những địa chỉ xét nghiệm uy tín đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, những cơ sở này phải có máy móc, trang thiết bị xét nghiệm hiện đại, nhanh chóng. Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Ở Hà Nội bạn có thể tham khảo những bệnh viện sau bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện đa khoa Medlatec, bệnh viện tim Hà Nội,… Nếu ở TP.HCM bạn có thể tham khảo những bệnh viện như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Thống Nhất,…
Quy trình thực hiện kỹ thuật xét nghiệm CRP
Sau đây là quy trình thực hiện xét nghiệm CRP, mời các bạn cùng theo dõi:
- Trước khi làm xét nghiệm CRP, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn, nhịn uống. Tuy nhiên sẽ có vài trường hợp bác sĩ yêu cầu ăn kiêng 4 – 12 tiếng trước khi xét nghiệm.
- Kĩ thuật viên sẽ lấy một lượng máu vừa đủ để xét nghiệm.
- Sau khi lấy máu, bệnh nhân cần băng, ép lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.
- Sau đó, người bệnh ngồi chờ khoảng 60 – 90 phút để nhận kết quả xét nghiệm máu.
Hi vọng những thông tin vừa rồi của TamTheThangLong cũng phần nào giúp bạn đọc hiểu được CRP là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm CRP. Nếu thấy thông tin này bổ ích, độc giả hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Trên đây là bài viết CRP là gì? Vai trò của xét nghiệm CRP đối với sức khỏe được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.