Bạn đang xem : Chiến binh cầu vồng – Khi đến trường không còn là hiển nhiên
Chiến binh cầu vồng – Khi đến trường không còn là hiển nhiên được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Được sinh ra tại một đất nước hòa bình, được đi học mỗi ngày có lẽ từ lâu đã là điều hiển nhiên trong cuộc sống của rất nhiều người. Nhưng tại một hòn đảo nhỏ của Indonesia lại có những cô bé, cậu bé phải gồng mình để được đến trường.
Và với bài viết hôm nay, Tâm Thế Thăng Long sẽ cùng bạn đi tìm hiểu lý do tại sao tác phẩm Chiến binh cầu vồng lại thành công đến thế nhé!
Giới thiệu về tác giả Andrea Hirata
Chiến binh cầu vồng là cuốn sách được viết nên bởi tác giả người Indonesia – Andrea Hirata. Bản thân ông cũng là một người con của hòn đảo nhỏ nằm phía đông đất nước mang tên Belitong.
Mặc dù được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nhưng Hirata đã chứng minh được bản thân mình khi lấy được học bổng Châu Âu và theo học tại những trường đại học danh giá.
Xem thêm : Tặng bạn Top 8 tựa Sách hay về tình yêu lãng mạn nhất
Bản thân tác giả Andrea Hirata được biết đến như là một trong số những cây bút thành công nhất tại đất nước này. Các tác phẩm sách của ông đã được bán ra hơn 20 triệu bản và được chuyển thể sang rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Nội dung của tựa sách Chiến binh cầu vồng cũng được lấy chất liệu từ chính tuổi thơ khốn khó của nhà văn này.
Giới thiệu tác phẩm Chiến binh cầu vồng
Lấy bối cảnh là Indonesia vào những năm 80, cũng chính là cuộc đời của tác giả, Chiến binh cầu vồng đã cho thấy được giá trị nhân văn sâu sắc của nó. Cuốn tiểu thuyết này được viết và hoàn thành trong 6 tháng trời miệt mài.
Bên cạnh đó, ấn phẩm sách này còn được chuyển thể thành phim và đạt được thành công vang dội.
Tham khảo thêm : Đầu tư sinh lợi với Top 8 Sách hay về chứng khoán nổi tiếng nhất
Bản thân Andrea Hirata thông qua những năm tháng nhọc nhằn đã hiểu được rằng học tập là con đường duy nhất cứu mọi người thoát khỏi vòng luẩn quẩn nghèo đói. Khi chủ nghĩa thực dụng lên ngôi, giá trị thực sự của giáo dục bị lãng quên.
Thế nhưng cuốn sách đã thành công khi khắc họa những “chiến binh” dám đứng lên chống lại cái tư duy mục rỗng ấy để dành lại quyền được học tập cho bản thân.
Tóm tắt nội dung tác phẩm Chiến binh cầu vồng
Khi mỗi học sinh là một “chiến binh”
Chiến binh cầu vồng là câu chuyện về 10 đứa học trò nghèo tại ngôi trường Muhammadiyah. Chúng là những đứa trẻ được sinh ra tại một hòn đảo nghèo đói. Nơi đã bị “màn đêm vô tận bao trùm kể từ bình minh của cuộc cách mạng công nghiệp”.
Tại Belitong, những đứa trẻ trong các gia đình cu li khi đến tuổi lớn không chọn đến trường mà chúng đến các công trường thiếc. Bởi với những gia đình đông con thì việc đi làm đỡ đần cha mẹ có ý nghĩa hơn so với việc đi học.
Chính vì thế ngôi trường Muhammadiyah tại đây lúc nào cũng nằm trên bờ vực đóng cửa nếu không đủ 10 học sinh.
Và Lintang, Mahar, Sahara,… là những cô cậu bé chọn đi con đường ngược lại. Lintang có lẽ là chiến binh đặc biệt nhất. Ngày nào cậu cũng phải đạp chiếc xe tả tơi 40 cây số, qua những đầm cá sấu nguy hiểm để đến trường.
Dẫu khó khăn bộn bề nhưng Lintang chính là đứa thông minh nhất trong cả bọn.
Bên cạnh nhân vật chính Lintang thì gia cảnh của những đứa khác chẳng khá hơn là bao. Chính trong hoàn cảnh ấy, tinh thần ham học và cần cù của chúng lại càng được thắp sáng hơn bao giờ hết.
Và tại ngôi trường “xiêu vẹo” ấy, thần đồng toán học Lintang, tài năng nghệ thuật Mahar đã ra đời. Chúng đã giúp cho những đứa trẻ khác dám hi vọng vào một thế giới kì diệu mở ra từ con đường học hành.
Khi thầy cô cũng là những “chiến binh”
Không chỉ khắc họa thành công sự vươn lên của những đứa trẻ, Chiến binh cầu vồng còn là câu chuyện cảm động của những người mang chữ đến tưới mát cho vùng đất cằn cỗi này. Đó là thầy hiệu trưởng Harfan và cô Mus.
Tại một nơi mà “bọn con trai làm cu li còn mua được một cái xe đạp, trong khi hiệu trưởng chật vật lắm mới mua cái lốp xe” thì sự xuất hiện của họ chính là phép màu.
Chiến binh cầu vồng cho ta thấy được hình ảnh của một cô giáo trẻ yêu nghề, luôn cố gắng động viên những đứa trẻ đến trường. Đó còn là hình ảnh của một người thầy 50 năm làm giáo viên mà không nhận được đồng xu nào.
Thầy đã cống hiến cả cuộc đời mình cho giáo dục và ra đi lặng lẽ trên bàn làm việc. Nếu không có họ thì có lẽ “trường học” sẽ chẳng thể nào tồn tại trong trí óc của mỗi đứa trẻ Belitong.
Khi giáo dục không thể thay đổi cuộc đời
Mặc cho những nỗ lực vĩ đại ấy, cầu vồng thật sự đã không mọc lên trong cuộc đời của chúng. Lintang vì bố mất phải từ bỏ ước mơ học hành khi chỉ còn 3 tháng là đến kì thi đại học.
Những đứa khác sau khi rời trường lại quay về với cuộc sống tay chân nghèo khổ. Trường Muhammadiyah vài năm sau đó cũng dần sụp đổ.
Thế nhưng hơn tất cả, trong thâm tâm của những đứa trẻ, cô Mus, thầy Harfan họ đều không cho rằng những gì mình làm là phí hoài. Bởi “bản thân học tập chính là cao quý, là ca tụng nhân bản và là ánh sáng văn minh”.
Và rồi đây, chính chúng sẽ là những người thay đổi tương lai của Belitong, con cái của chúng sẽ là thế hệ được vững bước, hiên ngang đến trường.
Hơn cả một cuốn tiểu thuyết, Chiến binh cầu vồng đã bóc trần chủ nghĩa thực dụng ghê gớm của cả một thế hệ con người. Hình ảnh “những đứa trẻ trên hòn đảo giàu nhất phải bỏ học vì nghèo” có lẽ sẽ ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc. Tâm Thế Thăng Long mong rằng với Chiến binh cầu vồng mỗi người sẽ càng trân trọng hơn khi được học hành.
Trên đây là bài viết Chiến binh cầu vồng – Khi đến trường không còn là hiển nhiên được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.