Bạn đang xem : 8 Cách chữa hóc xương cá tại nhà hiệu quả nhất
8 cách chữa hóc xương cá tại nhà hiệu quả nhất được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.
Hóc xương cá là sự cố thường hay gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý kịp thời, xương cá trong cổ họng sẽ gây cảm giác khó chịu và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng ta phải tìm cách xử lý ngay khi gặp tình trạng này để bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy cùng TamTheThangLong tham khảo một vài cách chữa hóc xương cá sau đây nhé!
Cách chữa hóc xương cá tức thì
Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà
Khi gặp phải sự cố hóc xương cá tại nhà, các bạn hãy thử ngay các cách sau đây nhé. TamTheThangLong đảm bảo rằng tình trạng khó chịu vì xương cá trong cổ họng bạn sẽ hết ngay thôi.
Mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa
Chữa hóc xương cá bằng đũa là một mẹo được lưu truyền trong dân gian từ lâu đời. Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc đũa hoặc một nhành cây, thanh gỗ trước mặt mình, rồi đảo đầu của nó lại. Ví dụ đảo từ chiều dọc thành chiều ngang, thì sau đó chiếc xương cá cũng biến mất.
Mẹo chữa hóc xương cá này được ông bà ta sử dụng rất nhiều, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi trẻ bị hóc xương thường hoảng sợ và bối rối. Việc đảo chiều đũa liên tục và hỏi “ Đã hết hóc xương cá chưa?” sẽ giúp trẻ quên dần cơn đau, bình tĩnh lại và từ đó chiếc xương cũng tan ra.
Xem thêm : Top 4 Cách ngâm rượu đinh lăng chuẩn nhất
Tuy vậy, trên thực tế, có thể thấy mẹo trị hóc xương cá này không có tính khoa học, phần lớn phụ thuộc vào yếu tố may rủi. Mẹo này cũng không có tác dụng với những chiếc xương cá có kích thước lớn.
Cách chữa hóc xương cá bằng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu có khá nhiều công dụng, trong đó có chữa hóc xương cá. Khi bị hóc xương cá, bạn có thể dùng 2 thìa mật ong nguyên chất pha với một ít nước cốt chanh sau đó ngậm trong miệng vài phút. Thực hiện việc này khoảng 5 lần, cảm giác khó chịu do xương cá mắc vào cổ họng sẽ nhanh chóng biến mất.
Tham khảo thêm : 100 cách bói tình yêu bằng bài chính xác 100%?
Mẹo này có hiệu quả là nhờ thành phần vitamin C trong mật ong và nước cốt chanh. Vitamin C khiến niêm mạc họng giãn nở ra, chiếc xương cũng được làm mềm và rơi ra khỏi cổ họng.
Cách chữa hóc xương cá bằng tỏi
Tỏi là một gia vị luôn sẵn có trong căn bếp của các gia đình. Khi bị hóc xương cá, bạn có thể tận dụng ngay nguyên liệu này để chữa trị.
Trước tiên, bạn hãy xác định xem mình đã bị hóc xương phía bên nào. Nếu là hóc xương bên phải, bạn hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái. Sau đó bạn hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng miệng. Khoảng 1 – 2 phút sau, bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá cũng sẽ đi ra ngoài. Bạn có thể làm ngược lại nếu bị hóc xương phía bên trái.
Cách chữa hóc xương cá bằng vitamin C sủi
Vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị hóc xương cá. Khi bị hóc xương, bạn có thể ngậm trực tiếp một viên C sủi nhỏ. Axit trong viên sủi sẽ ngấm vào thành niêm mạc, giúp thành niêm mạc giãn nở; đồng thời làm xương mềm ra và bong khỏi cổ họng.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách này cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Bởi vì viên dạng sủi có chứa khá nhiều thành phần như chất tạo hương, tạo màu, chất tạo sủi,… không tốt khi trẻ sử dụng nhiều.
Cách chữa hóc xương cá bằng vỏ cam
Trong vỏ cam có chứa nhiều vitamin C nên bạn cũng có thể tận dụng để xử lý khi bị hóc xương cá. Nếu bị hóc xương, bạn có thể ngậm trong miệng một miếng vỏ cam. Sau một thời gian ngắn, xương cá sẽ mềm ra khiến cho bạn dễ dàng nuốt xuống dạ dày theo nước bọt. Lúc này nó sẽ không còn nguy hiểm nữa.
Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt. Việc bổ sung loại vitamin này có thể giúp bạn tránh bị nhiễm trùng thực quản sau khi bị hóc xương cá.
Cách chữa hóc xương cá bằng quả trám
Chữa hóc xương cá bằng nước quả trám là một mẹo khá hay nhưng hiện nay rất ít người biết. Trong quả trám cũng chứa rất nhiều vitamin C. Uống nước quả trám khi bị hóc xương sẽ giúp niêm mạc họng co giãn tốt hơn; xương cá cũng được làm mềm nên dễ dàng bong ra hơn.
Bạn có thể dùng quả trám trắng hoặc trám đen, nhai dập rồi nuốt dần lấy nước. Bạn cũng có thể lấy khoảng 5 quả trám, sắc lấy nước, ngậm trong vài phút rồi nuốt. Nếu muốn đơn giản hơn, bạn lấy phần thịt quả trám, giã nát, ép lấy nước, uống dần để xương từ từ mềm ra và trôi xuống dạ dày.
Nuốt cơm nóng chữa hóc xương cá
Thông thường, khi bị hóc xương cá, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc nuốt một miếng cơm trắng để đẩy xương cá trôi xuống dạ dày. Đây có lẽ là cách chữa hóc xương cá đơn giản và phổ biến nhất.
Tuy vậy, trên thực tế thì cách này không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Nó chỉ thích hợp với những chiếc xương mỏng và chưa bám sâu vào niêm mạc họng. Chúng ta nên hạn chế làm theo cách này, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Đôi khi cách này không những không làm xương trôi xuống mà có thể còn khiến trẻ bị nghẹn.
Cách chữa hóc xương cá bằng rau má
Nuốt xác rau má cũng là một mẹo trị hóc xương cá dân gian rất hay được sử dụng. Cách này có tác dụng vì khi bạn nhai và nuốt rau má, xác rau sẽ kéo theo mảnh xương cá bị vướng. Điều cần lưu ý là bạn chỉ nên nhai sơ rau má thì mới có thể kéo theo xương cá được.
Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em an toàn, hiệu quả
Cá là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ thường không cẩn thận khi ăn nên có thể dễ bị hóc xương cá. Điều này khá nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng nếu người lớn không phát hiện và chữa trị kịp thời. Khi trẻ bị hóc xương cá, bạn cần thực hiện ngay 4 bước sau đây nhé:
- Bước 1: Bạn cần phải ngừng cho bé ăn, rồi nhẹ nhàng trấn an tinh thần bé. Trẻ khi bị hóc xương thường hoảng sợ và quấy khóc. Bạn cần dỗ dành bé nín khóc để tránh việc xương cá bị kẹt sâu hơn vào cổ họng.
- Bước 2: Yêu cầu bé há to miệng ra, sau đó dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng, bạn cần bình tĩnh và khéo léo dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, bạn cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không cử động gây tổn thương vùng họng.
- Bước 3: Cho trẻ uống nước vài lần, nếu không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Nếu trẻ đã biết nói, sau khi cho uống nước bạn có thể hỏi bé có còn đau không.
- Bước 4: Nếu không thấy xương cá nằm ở cổ họng mà trẻ vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất. Trường hợp này cần bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản nên bạn không thể nhìn thấy được.
Hóc xương cá có tự khỏi không?
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng khi bị hóc xương cá. Việc xương cá trong cổ họng có tự tiêu hay không còn phụ thuộc khá nhiều yếu tố. Cụ thể:
Kích thước của mẩu xương cá có lớn không
Nếu may mắn chỉ bị hóc một mẩu xương cá có kích thước nhỏ, bạn có thể yên tâm rằng nó sẽ biến mất trong vòng vài giờ. Nếu chậm nhất thì cũng chỉ khoảng 1 đến 2 ngày.
Tuy nhiên, nếu kích thước của mẩu xương cá lớn, nó sẽ không tự biến mất được. Lúc đó, chiếc xương cá có thể đã gây ra rất nhiều tổn thương cho cổ họng của bạn.
Vị trí mà xương cá mắc vào cổ họng
Với những mẩu xương cá nhỏ, vị trí mà nó mắc vào cổ họng ở đâu không quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn bị hóc bởi mẩu xương cá lớn, vị trí xương cá mắc vào đâu là điều hết sức quan trọng. Vì những cạnh của xương cá rất sắc nhọn và cứng. Khi đó, hoạt động nuốt nước bọt sẽ khiến mẩu xương xuyên thẳng vào cổ họng hoặc đâm thủng vách thực quản.
Cấu trúc của mẫu xương cá
Đối với những mẫu xương cá nhỏ và thẳng thì khả năng tự khỏi cao hơn. Những mẫu xương cá có cấu trúc phức tạp như: hình dạng cong, dạng chữ Y,… sẽ làm cho diện tích tiếp xúc với cổ họng tăng lên. Khi đó, khả năng bám dính vào niêm mạc cổ họng cũng sẽ lớn hơn.
Dấu hiệu hóc xương cá
Nuốt phải xương cá là một tình trạng khá phổ biến mà ai cũng gặp phải. Thông thường, xương cá sẽ tự trôi xuống dạ dày mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi nó bị mắc lại một vị trí nào đó trong cổ họng, tình trạng này chính là hóc xương.
Nếu bạn bị mắc xương, bạn có thể tự cảm nhận được điều đó ngay. Thường sau khi nuốt phải xương cá, bạn sẽ có những cảm giác dưới đây:
- Cảm giác khó chịu, nhói nhẹ hay châm chích trong cổ họng.
- Đau nhói ở họng.
- Ho.
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
- Khạc ra máu.
Khi gặp phải những hiện tượng này, rất có thể bạn đã bị hóc xương cá. Hãy cố gắng vận dụng những cách mà TamTheThangLong đã đưa ra ở trên để xử lý ngay nhé!
Trên đây là những cách chữa hóc xương cá hiệu quả mà dân gian ta đã lưu truyền từ lâu đời. Các bạn độc giả của TamTheThangLong hãy ghi nhớ để có thể loại bỏ ngay cảm giác khó chịu khi bị hóc xương cá. Đừng quên theo dõi TamTheThangLong để biết thêm nhiều mẹo hay trong cuộc sống hằng ngày bạn nhé!
Trên đây là bài viết 8 cách chữa hóc xương cá tại nhà hiệu quả nhất được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.