ADHD là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

Thứ Ba, ngày 05/04/2022 - 07:48
5 / 5 của 1 đánh giá
ADHA là bệnh lý thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Cùng TamTheThangLong tìm hiểu ADHD là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang xem : ADHD là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

ADHD là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý được cập nhật mới nhất tại Tamthethanglong.com. Trang thông tin tổng hợp mới nhất của giới trẻ hiện nay, cập nhật liên tục.

Nhiều người không khỏi thắc mắc về căn bệnh ADHD. Họ không biết ADHD là gì và bệnh này có ảnh hưởng gì nghiêm trọng hay không. Đừng quá lo lắng, mọi thắc mắc của bạn đọc về ADHD là gì, nguyên nhân, cách điều trị như thế nào sẽ được TamTheThangLong cập nhật trong bài viết dưới đây.

ADHD là gì?

ADHD là bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc trưng của bệnh này là sự hấp tấp, hiếu động thái quá đi kèm với việc suy giảm khả năng chú ý, tập trung.

ADHD là gì?

ADHD không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của trẻ. Tuy nhiên về lâu dài, nó lại ảnh hưởng đến quá trình học tập, sinh hoạt của trẻ cũng như xây dựng mối quan hệ với mọi người. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trẻ em nhưng đôi khi người lớn cũng mắc phải.

Phân loại các dạng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD

Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD được chia thành 3 dạng:

Xem thêm : Pop up là gì? Giải đáp từ A – Z những thông tin liên quan đến pop up

  • Hiếu động – bốc đồng: Bất cứ ai bị rối loạn tăng động giảm chú ý dạng này phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức.
  • Không chú ý: Triệu chứng nổi bật nhất của dạng này là có vấn đề về tập trung chú ý.
  • Kiểu kết hợp: Đây là sự kết hợp triệu chứng của cả 2 nhóm vừa rồi. Đó là trẻ có vấn đề với tập trung chú ý và hiếu động bốc đồng.

Nguyên nhân bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh rối loạn tăng động chú ý (ADHD) là do gen di truyền. Đây được xem là yếu tố di truyền từ gen trong gia đình. Nếu cha mẹ được chẩn đoán mắc ADHD thì khả năng rất cao là con cái cũng có thể mắc bệnh này.

Một số nguyên cứu cho rằng những tác động trong thời gian mẹ mang thai cũng ít nhiều liên quan đến bệnh ADHD. Được biết, độc tính của môi trường, dinh dưỡng kém trong thời kì bào thai cũng dễ gây ra bệnh ADHD ở trẻ.

Nguyên nhân bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Triệu chứng bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Dưới đây là những triệu chứng bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD):

Tham khảo thêm : Miễn thị thực là gì? Trường hợp nào được miễn thị thực ở Việt Nam?

Các triệu chứng giảm chú ý:

  • Giảm chú ý đến các chi tiết hoặc gây ra những sai sót trong học tập và hoạt động.
  • Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong các bài tập ở trường học hoặc trong khi chơi.
  • Có vẻ như không chú ý lắng nghe khi nói trực tiếp.
  • Không tuân theo hướng dẫn hoặc hoàn thành bài tập.
  • Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động và làm bài tập.
  • Tránh xa, không thích hoặc không muốn tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì sự nỗ lực tập trung trong một khoảng thời gian dài.
  • Thường mất những thứ cần thiết cho các bài tập trên lớp và hoạt động trên trường.
  • Dễ bị phân tâm.
  • Hay quên các hoạt động hàng ngày.

Triệu chứng bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Các triệu chứng tăng động hấp tấp và bốc đồng:

  • Thường xuyên bồn chồn tay chân, bối rối.
  • Thường bỏ vị trí trong lớp học hoặc những nơi khác.
  • Thường xuyên chạy hoặc leo trèo quá mức khi hoạt động ở những nơi không cho phép.
  • Khó khăn khi chơi yên lặng.
  • Thường xuyên di chuyển, hoạt động.
  • Thường nói nhiều.
  • Thường buột miệng trả lời mà không chờ hết câu hỏi.
  • Khó khăn khi chờ đến lượt.
  • Thường xuyên làm gián đoạn hoặc xen ngang vào người khác.

Đối tượng nguy cơ bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là:

  • Di truyền: Rối loạn tăng động giảm chú ý có tính gia đình.
  • Môi trường.
  • Sử dụng rượu hoặc thuốc lá khi mang thai.
  • Chấn thương não.
  • Sinh non hoặc sinh nhẹ cân.

Đối tượng nguy cơ bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Hậu quả do hội chứng ADHD gây ra là gì?

Hậu quả do hội chứng ADHD gây ra có thể ảnh hưởng đến tư duy, thậm chí là tương lai của trẻ sau này. Những năm đầu đời, khả năng tập trung là yếu tố then chốt giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu tập trung kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của trẻ. Đồng thời khả năng phân tích, xử lý tình huống của trẻ cũng bị suy giảm.

Bên cạnh đó, tình trạng không tập trung kéo dài sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của trẻ bị giảm sút. Có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội học vấn, ảnh hưởng đến công việc, sự nghiệp và cuộc sống của trẻ lúc trưởng thành.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là gì?

TamTheThangLong sẽ tổng hợp các phương pháp phòng ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD sau đây:

  • Không để trẻ bị chấn thương đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì).
  • Phụ nữ mang thai không được hút thuốc, uống rượu hay dùng ma túy, chất gây nghiện, tránh tiếp xúc chất độc.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là gì?

Các biện pháp chẩn đoán bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Dưới đây là các biện pháp chẩn đoán bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD):

Chẩn đoán bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý bằng cách:

  • Hỏi bệnh sử: Thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe, học bạ, bệnh tật của cá nhân và gia đình.
  • Khám bệnh tăng động giảm chú ý: Quan sát hành vi và cách trẻ phản ứng với các tình huống nhất định.
  • Xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh: Để loại trừ các nguyên nhân khác có thể có của các triệu chứng được ghi nhận.
  • Phỏng vấn hoặc thực hiện bảng câu hỏi cho các thành viên gia đình, giáo viên hoặc những người khác biết trẻ cũng như người chăm sóc và huấn luyện viên của trẻ.
  • Xem xét thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý để thu thập và đánh giá thông tin về trẻ.

Chẩn đoán phân biệt với nhiều bất thường tâm thần – thần kinh khác:

  • Rối loạn học đặc trưng (specific learning disorder).
  • Chậm phát triển trí tuệ (intellectual development disorder).
  • Các rối loạn kiểu tự kỷ (autism spectrum disorder).
  • Rối loạn phản ứng gắn kết (reactive attachment disorder).

Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tổng hợp các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD):

Sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị thay thế thuốc đã được thử nghiệm như sau:

  • Yoga hay thiền giúp trẻ thư giãn và học tính kỷ luật.
  • Chế độ ăn đặc biệt: Loại bỏ một số thực phẩm như đường và chất gây dị ứng phổ biến như lúa mì, sữa và trứng. Bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng và axit béo thiết yếu.
  • Luyện tập cách phản hồi thần kinh giúp trẻ học cách giữ cho các sóng não ở phía trước hoạt động tốt.
  • Tập thể dục có thể có tác động tích cực đến hành vi của trẻ.

Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Liệu pháp tâm lý:

  • Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp. Điển hình như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, nêu những hành vi tốt được mong đợi ở trẻ. Có thể chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.
  • Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội: Giúp trẻ dễ dàng hòa mình vào cuộc sống và môi trường học tập.
  • Hỗ trợ và tư vấn gia đình cách quan tâm đến trẻ: Cha mẹ cần dành thời gian hơn trong việc quan tâm và nhắc nhở trẻ, nhất là việc thống nhất cách nuôi dạy trẻ.
  • Bài tập tăng cường vận động hợp lý: Các bài tập vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp. Một số bài tập còn giúp tăng sự tập trung chú ý ở trẻ.
  • Trò chơi trị liệu phù hợp: Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Việc đi bộ, tập thư giãn giúp làm giảm mức độ tăng hoạt động ở trẻ.

Vừa rồi là những thông tin đáng chú ý xoay quanh bệnh lý ADHD mà TamTheThangLong đã tổng hợp được. Hi vọng qua bài viết này, độc giả có thể hiểu được ADHD là gì. Bạn đọc đừng quên đóng góp ý kiến và để lại bình luận bên dưới nhé!

Trên đây là bài viết ADHD là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý được Tâm Thế Thăng Long chia sẻ và cập nhật mới nhất. Chúc các bạn có những thông tin thật thú vị tại Tamthethanglong.com.

Hà Sio

Tác giả: Hà Sio

Tham gia Tâm Thế Thăng Long: 2022

Bút danh:

Xin chào! Mình là Hà Sio, mình yêu cái đẹp và yêu làm đẹp. Vì thế trong blog này mình đã chia sẻ những thủ thuật về kiến thức cuộc sống, tình yêu, Phong thủy... mà mình đã tích lũy, học hỏi được trong nhiều năm qua. Hãy thường xuyên ghé thăm blog để đón đọc nhiều bài viết mới của mình nhé.


Valentine trắng là ngày gì? Những món quà ý nghĩa nên tặng
Valentine trắng là ngày gì? Những món quà ý nghĩa nên tặng
Valentine trắng là ngày gì? Valentine trắng có nguồn gốc và ý nghĩa như nào? Các bạn hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Black Rouge A21 là màu gì? Ưu điểm của son Black Rouge A21
Black Rouge A21 là màu gì? Ưu điểm của son Black Rouge A21
Black Rouge A21 là cái tên không thể không nhắc đến trong bộ sưu tập son Black Rouge Air Fit Velvet Tint Ver 4. Vậy Black Rouge A21 là màu gì? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu về màu son này ngay sau đây nhé!
Black Rouge A32 là màu gì? Đánh giá son Black Rouge A32
Black Rouge A32 là màu gì? Đánh giá son Black Rouge A32
Black Rouge A32 được các tín đồ làm đẹp đánh giá là màu son bán chạy nhất trong phiên bản Black Rouge Ver 6 Blueming Garden. Vậy Black Rouge A32 là màu gì? Hãy cùng TamTheThangLong tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Black Rouge A06 là màu gì? Cách đánh son lên màu chuẩn đẹp
Black Rouge A06 là màu gì? Cách đánh son lên màu chuẩn đẹp
Black Rouge A06 là một trong những màu son bán chạy nhất của nhà Black Rouge. Vậy Black Rouge A06 là màu gì? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu ngay nhé!
Công thức tính số mol – Bài tập minh họa về số mol Hóa học lớp 8
Công thức tính số mol – Bài tập minh họa về số mol Hóa học lớp 8
Số mol là một khái niệm cơ bản chương trình hoá học cấp 2, 3. Vậy công thức tính số mol của các chất như thế nào? Cùng TamTheThangLong tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu nhận biết hình thoi? Tính chất, các cách chứng minh
Dấu hiệu nhận biết hình thoi? Tính chất, các cách chứng minh
Bạn muốn biết dấu hiệu nhận biết hình thoi, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của TamTheThangLong để nhận được câu trả lời xác đáng nhất nhé!